...... ... .

 

Kho Báu Nhà Thiền

Thiền sư Văn Thủ
Dịch giả: Ðịnh Huệ

- - -o0o- - -

 

Chương 2

Học đạo cần phải tin được sanh tử là việc lớn

Quốc sư Vô Nghiệp nói:

Chỉ vì cơm ăn áo mặc mà dối Hiền lừa Thánh, cầu được thí chủ mang cơm áo đến; bậc có con mắt trí hụê biết được tâm người, coi đó như ăn máu mủ, rồi phải đền trả lại cho người.

Lại nói: Lúc lâm chung còn một mảy lông tình phàm lượng thánh chẳng hết, một mảy trần chưa quên thì theo niệm thọ sanh năm ấm nặng nhẹ như vào thai lừa bụng ngựa, cho đến chốn địa ngục một phen vào lò lửa vạc sôi thì những điều ghi nhớ, ức tưởng, kiến giải, trí hụê từ trước nhất thời đều mất hết, y như trước trở lại làm thân con muỗi con kiến.

(1) Người học Phật ngày nay lấy sự tích tập học hỏi nhiều ngày làm công phu, chẳng ra ngoài tám chữ: “ghi nhớ, ức tưởng, kiến giải, trí hụê.” Những thứ này nếu như nhất thời mất đi thì lấy cái gì đối địch với sanh tử? Người học Phật chân chánh đâu chẳng lo lắng ư!

Thiền sư Ðại Hụê nói:

Như tôi lúc chưa ngủ, điều Phật ngợi khen thì y theo đó mà làm, điều Phật quở trách tôi chẳng dám phạm. Trước kia y chỉ nơi thầy, tự thực hiện công phu được chút sở đắc thì lúc tỉnh thức đều được thọ dụng. Song đến lúc lên giường mơ màng nửa thức nửa ngủ thì làm chủ tể không được, mộng thấy được vàng bạc thì trong mộng mừng rỡ vô hạn, mộng thấy người dùng dao gậy bức hiếp và các cảnh giới dữ dằn thì trong mộng sợ hãi kinh hoàng. Tôi tự nghĩ: Thân nầy hãy còn, chỉ có ngủ mà làm chủ không được, huống là khi đất, nước, lửa, gió phân tán, các thứ khổ bừng dậy làm sao chẳng bị lôi kéo, nghĩ đến đây mới bắt đầu lo lắng.

Ngài Diệu Hỷ (2) từ năm hai mươi đến năm ba mươi sáu tuổi trong lòng ôm một mối nghi lớn. Một hôm, bỗng nhờ một lời nói của Thiền sư Viên Ngộ, ngài mới được an ổn, bởi vì ngài có lòng sợ sanh tử rất thiết tha, lúc chẳng rõ pháp đối địch với sanh tử, ngài không chịu thôi nghỉ. Người học đạo ngày nay ban đầu không có chánh niệm sợ sanh tử, chỉ đem tâm chí thô thiển tham thiền học đạo, mới được chút ít kiến giải đã cho là đủ. Than ôi! Cổ kim khác nhau là chổ này vậỵ.

Sách Nhân Thiên Bảo Giám chép:

Thiền sư Trí ở núi Vân Cái, Hồ Nam, ban đêm ngồi trong phương trượng bỗng nghe mùi cháy khét và tiếng gông xiềng, liền thấy có một người mang gong có lửa, ngọn lửa còn cháy bập bùng không dứt, cái đuôi gong tựa vào then cửa.

Trí kinh sợ hỏi:

- Ông là ai mà phải khổ sở thế này?

Người mang gông đáp:

- Tôi tên Thủ Ngung, trước kia trụ ở núi này, vì không biết nên tôi đem vật đàn việt cúng chúng tăng ra tạo tăng đường mà nay tôi phải chịu cái khổ nàỵ

Trí hỏi:

- Làm thế nào để được khỏi ?

Ngung đáp:

- Xin ông vì tôi thiết trai cúng dường chúng tăng bằng giá tăng đường thì tôi có thể khỏị

Trí đem của cải mình bồi thường đúng như lời Ngung nói. Một đêm, nằm mộng thấy Ngung đến nói: “Nhờ sức của thầy, tôi được khỏi khổ địa ngục sanh vào trời người, ba đời sau tôi sẽ được làm tăng”.

Ngày nay cái then cửa hãy còn vết cháỵ

Thanh Quy

Con Vương Kinh Công tên là Phương hay làm điều bất thiện. Sau khi Phương chết, Kinh Công bỗng thấy Phương mang xiềng sắt đứng tựa cửa. Nhân đó, Kinh Công mới sửa nhà thành chùa để truy tiến phước cho Phương ở cõi âm.

Danh Thần Ngôn Hạnh Lục

Thiền sư Sơn Am Thứ Trung nói:

Ngài Nghĩa Ðoạn Nhai ở núi Thiên Mục, Hàng Châu, gặp ngài Cao Phong nhận được y chỉ, người quy hướng rất đông. Sau khi chết, Nhai báo mộng sanh vào nhà họ Tề ở Ngô Hưng; về sau làm tăng tên Thoại Ứng tự Bảo Ðàm, từ nhỏ đến lớn mỗi ngày thọ người lễ bái cúng dường, Lúc tôi ngụ ở Thiên Giới, ngẫu nhiên Bảo Ðàm cũng ở đó, sống với nhau một thời gian khá lâu, tôi quan sát hành vi của ông ấy thấy cũng trung bình như người thường không khác.

Tiền thân thật là người phi thường sao lại liền quên điều đã tu tập đời trước như thế! Người xưa nói: “Thanh văn còn mờ tối lúc xuất thai, Bồ Tát còn u mê khi cách ấm”. Thế nên, người tu hành há chẳng thận trọng ư!

Sơn Am Tạp Lục

Lại nói:

Niên hiệu Hồng Vô, mùa đông năm Canh Tuất, Ðiền Tử Trung từ Phụng Hóa đến thăm tôi ở Thái Bạch, cùng ở chung với nhau một thời gian khá lâu. Một hôm, tôi nói: “Kinh Kim Cang Bát Nhã, cõi Diêm La khen đó là kinh công đức, cho nên người đời tiến công thường hay đọc tụng kinh này”.

Tử Trung bèn thệ thọ trì kinh ấy suốt đời.

Một hôm, nhằm ngày giỗ mẹ, Tử Trung phát tâm tụng kinh này một trăm biến để tiến vong. Buổi sáng, vừa ngồi dậy trên giường mới tụng được chín biến, thấy quỷ tốt dắt một bà lão mang gông đến quỳ trước giường, đầu tóc che mặt, nhìn kỹ mới biết là vong mẫu. Tử Trung bối rối chẳng phải biết làm sao, chốc lát quỷ tốt dẫn đi như là muốn mở gong. Lúc đó, Tử Trung khóc lớn, hận không tụng kinh và hỏi han mẹ kịp thời. Tôi nói: “Công đức kinh này rất lớn, chẳng thể thí dụ được, nên Tử Trung phát tâm trì tụng thì liền thầm cảm được cõi âm khiến cho mẹ con được gặp nhau để cởi sự khổ não. Ô hô!  To tát thay!”.

Sơn Am Tạp Lục

Thiền sư Huyền Sa Bị nói:

Ngày nay nếu chẳng được liễu đạt thì sáng mai vào thai lừa bụng kéo cày chở nặng hàm thiết mang yên cối xay mài giã, nấu đốt trong nước sôi lửa bỏng không phải là dễ chịu, phải nên sợ hãi!

Tôn  giả Cưu Ma Ða La nói:

Quả thiện ác có ba thời. Kẻ phàm phu chỉ thấy người nhân từ yểu mạng, kẻ hung bạo sống lâu, kẻ ác nghịch gặp điều lành, người trung nghĩa mắc điều dữ, bèn cho rằng không có nhân quả tội phước, mà chẳng biết rằng nhân quả theo nhau như bóng theo hình, như vang theo tiếng không sai một mảy, dẫu cho trải qua trăm nghìn muôn kiếp cũng chẳng tiêu mòn.

Kinh nói:

Giả sử trải qua trăm nghìn kiếp, nghiệp tạo tác cũng chẳng mất. Lúc nhân duyên hội ngộ thì quả báo đến phải tự chịu.

Quốc sư Vô Nghiệp nói:

Than ôi! Ðược thân người như đất dính móng tay, mất thân người như đất khắp quả đất. Thật đau đớn thay!

 

---o0o---

Mục Lục | 1 | 2 | 3  | 4  | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |10 | 11

12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20| 21 | 22
 

---o0o---


| Mục lục Tác giả || Tủ Sách Phật Học |


---o0o---
Vi tính : Lan Thanh
Trình bày : Nhị Tường
Cập nhật : 01-08-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Thêm nhiều công dụng của thiền được Chùa Ông con nguoi van hoa Ăn chay ç¹ i niết bàn Làm thế nào để phòng tránh bệnh tim Châm cứu có phải là trị liệu hiệu Đậu hủ Thức ăn giàu Protein nga lã æ Ò 20 Dấu hiệu và một số cách phòng dạo ton ï¾ con se thong minh hon khi duoc bo quan tam harald Phật giáo Ăn Cao chương ii thích ca thế tôn them Hạn chế và khắc phục chứng ngáy khi xin dung hoi hot voi cuoc doi người khéo tu phật gia đình sẽ được Trăng giû khi chấp tác hay làm phật sự có phải nguoi khong tranh gianh la nguoi co Thừa cân béo phì tiềm ẩn nguy cơ bệnh 7 ao tuong ve tinh yeu Hoàng đế A Dục một mẫu người dung vac le nang treo nui cao len chua thieng vi sao Mùa xuân theo dấu chân Phật Stress do tài chính gây hại tim mạch Ð Ð Ð Nắng ơi xin đừng cháy trên vai mẹ gầy nhung loi ich cua viec tin va song theo dinh luat o Hơi moi Trang 10 Д ГІ cu ng luâ n Thần đèn Tư Lũy đã ra đi tuong phat bi danh cap thị Tự