Truyện Phật Giáo - Ẩn Sĩ Khổ Hạnh.

 

...... ... .

 

 


TRUYỆN THƠ TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT

( Tập 4 )

*** 

ẨN SĨ KHỔ HẠNH

Người kể truyện: 

TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO 

* DIỆU PHƯƠNG XUẤT BẢN 2007 * 

MỤC LỤC 

*  Lời nói đầu 

* Nhận diện tiền thân Đức Phật

* Nhận xét về tiền thân

 Phần 1

 

 

1) Người bắn cung nhỏ bé.

2) Ẩn sĩ trong vườn vua.

3) Anh hùng tên “Xui”.

4) Thắc mắc trẻ thơ.

5) Học theo loài rắn.

6) Thầy tu thờ vận may.

7) Giả dạng thầy tu.

8) Tử tế một chiều.

9) Súc sắc tẩm độc.

10) Bí mật dây chuyền mất trộm.

Ch.1: Từ tội này tới tội khác.

11) Bí mật dây chuyền mất trộm.

Ch.2: Khám phá bí mật.

 

Phần 2

12) Sư tử bất cẩn.

13) Ẩn sĩ khổ hạnh.

14) Vua Đại Thiện Kiến.

15) Hoàng tử và các nữ quỷ.

Ch.1: Năm bữa ăn trong rừng.

16) Hoàng tử và các nữ quỷ.

Ch.2: Bữa tiệc trong hoàng cung.

17) Một người tên “Xấu”.

18) Một người tên “Khôn”.

19) Đạt được chữ “Không”.

20) Lời mẹ khuyên.

 

 Phần 3

21) Chúa voi sáu ngà.

Ch.1: Bồ Tát tái sinh.

22) Chúa voi sáu ngà.

Ch.2: Nơi ở và gia đình.

23) Chúa voi sáu ngà.

Ch.3: Hoàng hậu đầy hận thù.

24) Chúa voi sáu ngà.

Ch.4: Cuộc săn.

25) Chúa voi sáu ngà.

Ch.5: Hoàng hậu đắc thắng.

26) Ngỗng vàng.

27) Voi trắng.

28) Khỉ từ bi.

29) Bài học của nhà vua.

30) Vua hung ác.

31) Diều hâu hiếu thảo.

32) Chàng con khôn ngoan.

33) Người đẹp tuyệt trần.

  

LỜI NÓI ĐẦU

 

TRUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT được ghi chép trong Kinh Bổn Sanh (Jàtaka). Đây là tập thứ 10 trong Tiểu Bộ Kinh. “Tiền thân” là những đời sống trước, những kiếp quá khứ. Mỗi truyện thường gồm: phần truyện hiện tại, phần truyện quá khứ, phần kết hợp và một bài kệ.

Phần “TRUYỆN HIỆN TẠI” kể một câu truyện được xem là đang xảy ra trong thời Đức Phật còn tại thế. Nhân dịp này Đức Phật nhắc lại một câu truyện trong quá khứ có liên quan.

Phần “TRUYỆN QUÁ KHỨ” kể một câu truyện từ thời xa xưa có liên hệ đến những nhân vật trong câu truyện hiện tại. Trong truyện quá khứ luôn luôn có sự hiện diện của một vị Bồ Tát, vị này là tiền thân của Đức Phật.

Phong cách đạo đức của các vị Bồ Tát thật toàn hảo từ sự suy tư cho đến lời ăn tiếng nói và việc làm. Ngài là nhân vật chính cao cả, phi thường với nếp sống chân thiện, hướng thượng. Ngài thường giáo hóa người chung quanh bằng tấm gương đạo đức của chính mình. Ngài có đầy đủ các đức tính như trì giới thanh tịnh, bố thí rộng rãi, Thiền định tinh tấn liên tục và hành trì hạnh nhẫn nhục cao độ đến mức xả thân. Các vị Bồ Tát này khi thì làm thú vật, khi thì làm người, đôi khi làm chư thiên, có lúc làm thần cây v.v…

Phần “KẾT HỢP” là phần liên kết truyện hiện tại với truyện quá khứ. Chỉ rõ sự liên hệ giữa những nhân vật chính trong hai câu truyện, để rồi “nhận diện tiền thân” tức là nói rõ ra rằng “người này”, “sinh vật này” trong truyện quá khứ “là ai” trong truyện hiện tại.

Mỗi truyện tiền thân có một bài “KỆ”. Kệ đó thường dựa vào câu truyện để đưa ra lời phê bình.

Tập TRUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT được coi là do các đệ tử của Đức Phật trước tác và mượn tiếng là Phật dạy để phổ biến những lời giáo huấn của Đức Phật. Người ta suy ra rằng các vị này sống trong thời Đức Phật hoặc chỉ sau đó khoảng vài chục năm. Đầu tiên truyện được truyền khẩu, về sau người ta sưu tập lại và ghi chép thành kinh sách.

Các truyện tiền thân thật sự là những tài liệu có giá trị cả về mặt văn học, sử học, ngôn ngữ học, đạo đức học và giáo dục Phât giáo... Truyện có mục đích tạo niềm tin vào đạo pháp trong mọi tầng lớp xã hội. Truyện mở ra một kỷ nguyên mới trong cung cách truyền bá đạo Phật. Các truyện tiền thân này, nhất là các truyện về súc vật, nhiều khi vượt qua biên giới tôn giáo và trở thành cổ tích dân gian, nửa thần thoại, nửa thực tế, không lệ thuộc một tôn giáo nào hay xứ sở nào cả. Đây là gia tài chung của nền văn hóa dân gian. Chính vì vậy mà các truyện tiền thân này rất được phổ biến, không những trong giới Phật tử mà còn lan ra khắp cả mọi địa phương và mọi dân tộc nữa. Truyện tồn tại với giá trị độc đáo trong nền văn chương thánh thiện của thế giới. Mặc dù đã hơn hai ngàn năm trăm năm qua kể từ khi những truyện này được kể, ngày nay truyện vẫn chứa đựng sự hấp dẫn và còn có khả năng lôi cuốn làm say mê tâm hồn các độc giả trẻ em cũng như người lớn.

Các truyện tiền thân Đức Phật đã được nhiều người kể lại, thường là bằng văn xuôi, đôi khi bằng tranh ảnh. Trong cuốn sách này, và có lẽ đây là lần đầu tiên, truyện được kể lại bằng một ngôn ngữ bình dị dưới hình thức thơ, những vần thơ “lục bát” có tính cách thuần túy dân tộc, để người đọc và người nghe dễ hiểu và dễ nhớ: 

1) 25 truyện đầu tiên đã dựa vào tài liệu là hai cuốn: “BUDDHIST TALES FOR YOUNG AND OLD” của Ven. Kurunegoda Piyatissa Maha Thera và Todd Anderson. Phần tranh phụ họa trong cuốn thứ nhất (1995) là do Sally Bienemann, Millie Byrum và Mark Gilson. Phần tranh phụ họa trong cuốn thứ nhì (1996) là do John Patterson. Vì truyện kể nhắm cho các độc giả phương Tây nên các tranh vẽ hầu như thiếu sắc thái Á Đông.

2) 8 truyện sau dựa vào “THE STORIES OF BUDDHA’S FORMER BIRTHS” của Anjali Pal và “STORIES OF THE BUDDHA” của Caroline A.F. Rhys Davids.

Các tài liệu trên đây không đề cập tới phần “Truyện Hiện Tại” mà chỉ đơn giản đề cập đến phần “Truyện Quá Khứ” của các truyện tiền thân mà thôi.

Cuối sách là phần “Nhận Diện Tiền Thân Đức Phật” giới thiệu cho mọi người được biết người nào, sinh vật nào, thần nào là vị Bồ Tát (tức tiền thân Đức Phật) trong câu truyện quá khứ đã kể ở trên.

Tác giả khi kể truyện lại bằng thơ cũng đã tham khảo thêm các truyện về tiền thân Đức Phật của Hòa thượng Thích Minh Châu và cư sĩ Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch từ nguyên bản tiếng Pali và tiếng Anh, do Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.

Bộ “TRUYỆN THƠ TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT” của cư sĩ Tâm Minh Ngô Tằng Giao gồm nhiều tập. Tập số 4 này gồm 33 truyện thơ và có nhan đề là: “ẨN SĨ KHỔ HẠNH.”

Ước mong rằng người đọc cũng như người nghe truyện sẽ ghi nhớ mãi trong tâm cái nếp sống đạo đức chân chính cùng những lời khuyên dạy quý báu của vị Bồ Tát trong truyện để cùng nhau cố gắng noi theo hầu đạt được cái Chân, Thiện, Mỹ trong cuộc sống hàng ngày.

 

DIỆU PHƯƠNG

 

NHẬN DIỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT

 

1) TRUYỆN NGƯỜI BẮN CUNG NHỎ BÉ

Người bắn cung nhỏ bé là tiền thân Đức Phật.

2) TRUYỆN ẨN SĨ TRONG VƯỜN VUA

Sư trưởng có năm trăm đệ tử là tiền thân Đức Phật.

3) TRUYỆN ANH HÙNG TÊN “XUI”

Người triệu phú là tiền thân Đức Phật.

Người bạn tên Xui là A Nan.

4) TRUYỆN THẮC MẮC TRẺ THƠ

Vị đại triệu phú là tiền thân Đức Phật.

5) TRUYỆN HỌC THEO LOÀI RẮN

Vị tế sư của vua là tiền thân Đức Phật.

6) TRUYỆN THẦY TU THỜ VẬN MAY

Thầy tu khổ hạnh không mê tín dị đoan, không thờ vận may là tiền thân Đức Phật.

7) TRUYỆN GIẢ DẠNG THẦY TU

Nhà buôn là tiền thân Đức Phật.

 

8) TRUYỆN TỬ TẾ MỘT CHIỀU

Vị triệu phú ở Ba La Nại là tiền thân Đức Phật.

9) TRUYỆN SÚC SẮC TẨM ĐỘC

Ông nhà giàu ham chơi súc sắc là tiền thân Đức Phật.

10) TRUYỆN BÍ MẬT

DÂY CHUYỀN MẤT TRỘM

Ch.1: Từ tội này tới tội khác

11) TRUYỆN BÍ MẬT

DÂY CHUYỀN MẤT TRỘM

Ch.2: Khám phá bí mật.

Quan đại thần hiền trí điều tra ra vụ trộm là tiền thân Đức Phật.

12) TRUYỆN SƯ TỬ BẤT CẨN

Ông phú hộ tại Ba La Nại là tiền thân Đức Phật.

13) TRUYỆN ẨN SĨ KHỔ HẠNH

Thanh niên tu hành xác theo tà đạo là tiền thân Đức Phật.

14) TRUYỆN VUA ĐẠI THIỆN KIẾN

Vua Đại Thiện Kiến là tiền thân Đức Phật. Hoàng  hậu là mẹ của La Hầu La.

15) TRUYỆN HOÀNG TỬ VÀ CÁC NỮ QUỶ

  Ch.1: Năm Bữa Ăn Trong Rừng

16) TRUYỆN HOÀNG TỬ VÀ CÁC NỮ QUỶ

  Ch. 2: Bữa Tiệc Trong Hoàng Cung

Chàng hoàng tử út là tiền thân Đức Phật.

17) TRUYỆN MỘT NGƯỜI TÊN “XẤU”

Vị thầy có năm trăm đệ tử là tiền thân Đức Phât.

18) TRUYỆN MỘT NGƯỜI TÊN “KHÔN”

Người buôn bán tên Khôn là tiền thân Đức Phật.

19) TRUYỆN ĐẠT ĐƯỢC CHỮ “KHÔNG”

Vị thầy đạt được chữ “không” là tiền thân Đức Phật.

20) TRUYỆN LỜI MẸ KHUYÊN

Hoàng tử con của vua tại Ba La nại là tiền thân Đức Phật.

21) TRUYỆN CHÚA VOI SÁU NGÀ

  Ch. 1: Bồ Tát Tái Sinh

22) TRUYỆN CHÚA VOI SÁU NGÀ

  Ch. 2: Nơi Ở Và Gia Đình

23) TRUYỆN CHÚA VOI SÁU NGÀ

  Ch. 3: Hoàng Hậu Đầy Hận Thù

24) TRUYỆN CHÚA VOI SÁU NGÀ

  Ch. 4: Cuộc Săn

25) TRUYỆN CHÚA VOI SÁU NGÀ

  Ch. 5: Hoàng Hậu Đắc Thắng

Chúa voi sáu ngà là tiền thân Đức Phật.

26) TRUYỆN NGỖNG VÀNG

Ngỗng vàng là tiền thân Đức Phật. Ngỗng bạc là A Nan. Nhà vua là Xá Lợi Phất. Thợ săn là Xa Nặc. Bộ tộc Thích Ca là đàn ngỗng rừng.

27) TRUYỆN VOI TRẮNG

Voi trắng là tiền thân Đức Phật. Voi mẹ bị mù là hoàng hậu Ma Gia. Nhà vua là A Nan.

28) TRUYỆN KHỈ TỪ BI

Khỉ chúa là tiền thân Đức Phật. Vua là A Nan. Khỉ ác độc là Đề Bà Đạt Đa.

29) TRUYỆN BÀI HỌC CỦA NHÀ VUA

Vua tại Ba La Nại là tiền thân Đức Phật. Người đánh  echo vua là Xá Lợi Phất.

Vua tại Ko Sa La là A Nan. Người đánh  echo vua là Mục Kiền Liên.

30) TRUYỆN VUA HUNG ÁC

Hoàng tử con vua là tiền thân Đức Phật. Vua hung ác là Đề Bà Đạt Đa.

31) TRUYỆN DIỀU HÂU HIẾU THẢO

Diều hâu có hiếu là tiền thân Đức Phật. Thương gia triệu phú là Xá Lợi Phất. Vua là A Nan.

32) TRUYỆN CHÀNG CON KHÔN NGOAN

Chàng con khôn ngoan là tiền thân Đức Phật.

33) TRUYỆN NGƯỜI ĐẸP TUYỆT TRẦN

Nhà vua trẻ là tiền thân Đức Phật. Tể tướng trẻ là Xá Lợi Phất. Người lái xe là A Nan. Người đẹp tuyệt trần là Liên Hoa Sắc.

 

  

NHẬN XÉT VỀ “TIỀN THÂN”

 

  Bốn cuốn truyện thơ về “Tiền Thân Đức Phật” của cư sĩ Tâm Minh Ngô Tằng Giao gồm có tất cả là 116 truyện thơ. Cuốn thứ 1 là “Quỷ trong sa mạc” (2004). Cuốn thứ 2 là “Kế hoạch hoàng tử” (2005). Cuốn thứ 3 là “Khỉ và cá sấu” (2006). Cuốn thứ 4 là “Ẩn sĩ khổ hạnh” (2007).

  Qua các câu truyện được kể người đọc nhận thấy Đức Phật trước khi trở thành Phật đã trải qua nhiều kiếp sống trong quá khứ. Trong các tiền kiếp này Đức Phật chỉ là một vị Bồ Tát xuất hiện dưới nhiều vai trò khác nhau, khi là thú vật, lúc là người, lúc lại là các vị thần hoặc chư thiên. Trong các truyện kể thời nhân vật nổi bật nhất, thường đóng vai trò quan trọng và linh động nhất chính là Bồ Tát.

  Khi Bồ Tát là thú vật thời mang thân xác chó, bò, ngựa, nai, dê, khỉ, voi, cá, ngỗng, chim vv…

  Khi Bồ Tát là người thời trong cuộc sống bình thường đã đóng vai nông dân, nhà buôn, thợ hớt tóc, người đánh trống, người bắn cung, người bán sữa, thầy thuốc, thầy dạy học danh tiếng, ông triệu phú, ông phú hộ, người có trí, đệ tử thầy bùa chú v.v… Trong cuộc sống danh giá thời làm tế sư cho vua, quan cố vấn cho vua, đại thần hiền trí của vua, thầy của hoàng tử trong cung vàng. Trong cuộc sống tu hành thời làm thầy tu ở ẩn, thầy tu đắc đạo, thầy tu thiền định, thầy tu khổ hạnh, thầy tu theo tà đạo, thầy tu sư phụ có nhiều đệ tử. Ngoài ra vị Bồ Tát này 8 lần làm hoàng tử, 9 lần làm vua, 5 lần làm vị thần cây và một lần làm vua trời Đế Thích.

  Ðây mới chỉ nói đến 116 truyện trong 4 cuốn truyện thơ trên, chưa đề cập đến các truyện khác còn lại, tổng cộng khoảng gần 550 truyện. Nhưng nhìn chung, chúng ta thấy trong khi một số vai trò trong truyện lộ ra bản chất xấu xa, đầy những tham, sân, si thời vị Bồ Tát vì đóng vai trò tiền thân Đức Phật nên phong cách đạo đức hoàn toàn tuyệt diệu từ lời nói, từ suy tư cho đến việc làm, cách xử thế.

  Khi thì tỏ ra tài trí, khôn ngoan, khi thì có đạo đức và từ tâm, khi thì thật thà, liêm chính rất mực dù Bồ Tát là người đi buôn, người đánh trống, thầy thuốc, thầy dạy học, quan trong triều đình, hoàng tử hay ngay cả lúc chỉ là thú vật như nai, khỉ, dê, chó, ngựa, bò, voi, ngỗng, cá, chim v.v…

  Tâm bố thí, cúng dường được thể hiện dù trong hoàn cảnh nghèo hay giàu, dù khi Bồ Tát là những phú ông, những bậc triệu phú.

  Lòng yêu chuộng đạo mầu, ý chí muốn tu hành giải thoát cũng thường được thể hiện ngay cả khi Bồ Tát đang làm vua đầy sung sướng, đầy quyền uy ở trên ngai vàng. Bất cứ trong vai trò nào thời vị Bồ Tát cũng luôn luôn tìm cách thuyết pháp, truyền bá đạo mầu, giảng dạy điều hay lẽ phải cho chúng sinh nghe để theo đó mà tu tâm dưỡng tánh. Đôì khi Bồ Tát đóng vai ẩn sĩ tu hành bị chao đảo, bị vô minh thoáng hiện trong tâm, lầm lạc theo khổ hạnh, theo tà đạo nhưng rồi cuối cùng cũng giác ngộ và trở lại con đường chân chính.

  Những truyện về tiền thân Đức Phật là một kho tàng văn học được kết hợp hài hòa giữa lời Đức Phật dạy theo truyền thống kinh điển bác học với truyền thuyết cổ tích dân gian phong phú, đa dạng. Rất nhiều chuyện liện hệ đến phép xử thế đạo đức ở đời, nên đã được truyền tụng qua nhiều thời đại và đã vượt biên giới Ấn Độ để lan ra khắp nơi với ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nền văn học trên thế giới. Các truyện này đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các hoạt động sáng tác thi ca nhạc kịch, hội họa, điêu khắc v.v… từ ngàn xưa cho đến tận đời nay.

  Thi hào La Fontaine của nước Pháp hồi thế kỷ thứ 17 đã từng nổi tiếng với những “Truyện Ngụ Ngôn” trong đó thú vật thường đóng vai trò chính. Ông “nhân cách hóa” loài vật để cho chúng có thể đối thoại với nhau và qua đó chứa đựng quan niệm sống chân chính. Ông nhắm mục đích nêu cao đạo đức bằng cách dùng loài vật để dạy loài người về cách xử thế sao cho đúng mực, cho hợp với Chân, Thiện, Mỹ. Ông công nhận đã lấy tài liệu, đã tìm nguồn cảm hứng từ những kho tàng cổ tích Hy Lạp, La Mã và Ấn Độ để viết lại thành những truyện ngụ ngôn có tính cách tân kỳ theo óc sáng tạo của mình.

  Mỗi truyện tiền thân thường gồm có bốn phần: phần “truyện hiện tại”, phần “truyện quá khứ”, phần “kết hợp” và một bài “kệ”.

  Phần “Truyện hiện tại” kể một câu truyện được xem là đang xảy ra trong thời Đức Phật còn tại thế, đề cập tới một sự kiện liên hệ đến Phật, Pháp, Tăng hay quần chúng đã làm đề tài bàn luận của Tăng chúng tại chánh pháp đường. Nhân đó, Ðức Phật kể một chuyện quá khứ theo lời yêu cầu của các vị này.  Thí dụ như khi ở tịnh xá Kỳ Viên, có một tỳ kheo khó bảo, không chịu chấp nhận những lời khuyến giáo. Đức Phật bèn hỏi vị này. Tỳ kheo nhận đúng vậy. Đức Phật mới nói tới những tai hại mà hành động này có thể gây ra và Ngài kể lại truyện trong một tiền kiếp, trong quá khứ có liên quan. Truyện này là truyện “Nai Trốn Học” (tập I, truyện 15).

  Phần “Truyện quá khứ” kể một câu truyện từ thời xa xưa có liên hệ đến những nhân vật trong câu truyện hiện tại. Trong truyện quá khứ luôn luôn có sự hiện diện của một vị Bồ Tát trong một vai trò nào đó, vị này là tiền thân của Đức Phật. Dù ở hoàn cảnh nào, Bồ tát luôn thể hiện tài năng trí tuệ hay đức tính tốt đẹp phi thường, đó là mầm mống của trí tuệ vô thượng trong đời cuối cùng của Ngài trước khi thành đạo. Có một hay nhiều bài kệ, khi thì do Bồ Tát nói, khi thì do Đức Phật nói, phần lớn dưới hình thức một bài dạy vđạo đức. Thí dụ trong truyện quá khứ “Nai Trốn Học” nói trên thời chú nai thuở đó không chịu nghe lời thầy dạy, chỉ ham chơi, ham nghịch, thường xuyên trốn học để rồi một hôm bị sa chân, bị mắc bẫy thợ săn, không đường thoát, kết cuộc bị giết banh da, xẻ thịt rất là thảm thương.

  Phần “Kết hợp” là phần liên kết truyện hiện tại với truyện quá khứ. Chỉ rõ sự liên hệ giữa những nhân vật chính trong hai câu truyện, để rồi “nhận diện tiền thân” tức là nói rõ ra rằng “người này”, “sinh vật này” trong truyện quá khứ “là ai” trong truyện hiện tại. Thí dụ trong truyện “Nai Trốn Học” nói trên thời Đức Phật cho biết con nai trốn học trong quá khứ chính là tiền kiếp của tỳ kheo khó bảo trong hiện tại. Nai em gái, mẹ của nai trốn học, là Liên Hoa Sắc. Nai anh đóng vai thầy dạy học trong truyện quá khứ này là Đức Phật trong hiện tại.

  Mỗi truyện tiền thân có một bài “Kệ”. Kệ đó phần lớn do Bồ Tát nói, có khi do Đức Phật nói. Kệ dựa vào câu truyện để đưa ra lời phê bình khi nhận xét những sự việc đã xảy ra, có khi là một lời cảnh cáo những nhân vật trọng yếu, sai trái, có khi là một lời khuyên dạy đạo đức, dựa trên câu truyện đã xảy ra. Nghiên cứu các bài kệ này cũng là một nguồn cảm hứng đặc biệt, và các bài kệ được xem là phần cổ kính nhất của các truyện tiền thân này.

  Với lòng tin tưởng ở luật nhân quả, ở sự luân hồi trong Phật giáo người đọc truyện tiền thân Đức Phật sẽ tự mình rút ra được những bài học thật quý giá để hành xử trong cuộc sống hàng ngày trên bước đường tu tập bản thân: “sống sao cho có đạo đức, nhận thức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành động của mình đồng thời phát triển sự hiểu biết và trí tuệ.”

 

DIỆU PHƯƠNG

***

GHI CHÚ

  Các hình vẽ phụ họa đã được bỏ đi

trong nội dung các truyện phổ biến trên website.

***

* Soạn giả không giữ bản quyền.

* Hoan nghênh tái bản

hoặc phổ biến dưới bất kỳ hình thức nào khác. 

***

LIÊN LẠC: 

giaongo @ msn.com

***

---o0o---

Mục Lục >> Phần 1>> >> Phần 2 >>  Phần 3

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-01-2007

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

真言宗金毘羅権現法要 tứ êm quê Là giao duc con đường giác ngộ theo kinh điển nikaya giáo thiện tri thức người đưa ta vượt çŠ cuối トo lòng từ nem hay song nhu con lat dat luon dung day sau khi vap Lược sử Nữ tôn giả Mahàpajàpati chuyen cau troi cau mai ma co duoc gi dau bồ tát tảo dạo 10 coi xe 不空羂索心咒梵文 Ho Tiêu đò gioi thu 5 nhung Tu Ngày om mani lễ vÃÆ 菩提阁官网 thực quá phat phap Thăm ca si ngoc khue nhat rac vuon chua phuoc duc khac cong duc nhu the nao Giấc mặt khoa tu mot ngay an lac voi chu de gia tu huyen 泰卦 Đồng Tháp Nhập tháp kim quan cố dinh cao kim co Lá thư Xuân với Khoai Phật giáo GiẠ心经全文下载 Nhớ đường Bất ổn về giấc ngủ ở thai phụ và 30 dieu khong nen tiep tuc lam voi ban than 宗教与迷信是什么关系 phat giãƒæ tẠnói dòng Thế Stress do tài chính gây hại tim mạch phụ Vui thay Phật ra đời