...... ... .

 

VỤ ÁN MỘT NGƯỜI TU

Viên Giác, 1995

 

Thích Như Điển

---o0o---

 

Phần 1

CHƯƠNG MỘT
 

NGÀI ĐÃ ĐẾN, MANG LẠI MỘT NỤ CƯỜI.
ĐÓ LÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Viết về Ngài đã có nhiều sách vở đã viết, bằng đủ mọi thứ tiếng, kể cả ngôn ngữ tiếng Việt. Trong đó nhà văn Nguyên Phong ở Canada chuyển ngữ hai quyển bằng tiếng Anh "my land and my People", Nước Tôi và Dân Tôi. Cũng như quyển "Freedom in Exil", Tự Do Trong Lưu Đày. Nguyên Phong đã dịch xuất thần và mọi người đọc những quyển sách nầy, ai cũng muốn tìm hiểu sâu hơn nữa về bậc Thánh Tăng ấy.

Cách đây khoảng 7 năm, Ngài đã đến Hamburg, một thành phố lớn thuộc miền Bắc xứ Đức, có hơn 3 triệu dân cư ngụ. Nơi đó người Việt Nam mình sinh sống cũng đông và nơi đó có một Trung Tâm Phât Giáo Tây Tạng, do vị Đại Sư Geshe Thuben Ngawang hướng dẫn tinh thần. Đa số là những người Đức theo học Phật và cũng đã có nhiều người xuất gia mặc áo hoại sắc theo Tây Tạng.

Cũng vì nơi đây có Trung Tâm Phật Giáo Tây Tạng nên họ đã tổ chức buổi giảng công cộng cho Ngài và chúng tôi, Tăng Ni Việt Nam tại Đức đã được mời đến dự. Lúc ấy Ngài giảng ở một Hội Trường lớn của Đại Học Hamburg. Hội Trường chứa chừng 4 đến 5 ngàn người. Đầu tiên Ngài làm lễ theo truyền thống Tây Tạng, sau đó thuyết pháp. Sau 2 giờ, nghỉ giải lao để dùng trưa. Buổi chiều tiếp tục thuyết giảng. Trong suốt 5 giờ đồng hồ nghe giảng, cả Hội Trường 4-5 ngàn người đã chú tâm thành kính, không có một tiếng động, làm cho tôi có một suy nghĩ, một ấn tượng sâu đậm về bậc giác ngộ nầy.

Hôm ấy, vào lúc nghỉ trưa chúng tôi chỉ được phép chào Ngài và Ngài đưa tay cho bắt thế thôi. Khi xong buổi thuyết pháp, về lại chùa, tôi đã kể lại chuyện nầy cho bao nhiêu Phật Tử nghe và có người bảo tại sao Thầy không mời Ngài về Chùa mình giảng.

Lúc ấy nghe để mà nghe bậy thôi, chứ làm sao trả lời được câu hỏi ấy. Vì lẽ Chùa Viên Giác còn bé nhỏ quá, và vị trí của tôi lúc bấy giờ chưa xứng đáng để cung thỉnh Ngài về Hannover, nên tôi đã nói rằng: "chắc chắn một ngày nào đó Ngài sẽ đến Hannover, nhất là lúc mà chùa mới của mình đã được xây xong". Mà quả thật như thế, Chùa Viên Giác thật sự hoàn thành vào cuối năm 1994, thì năm nay 1995 chúng ta, Phật Tư Việt Nam tại Đức lại có duyên may để đón Ngài. Đây là câu chuyện.

Vào giữa tháng 3 năm 1995, ông Helmut Hanefeld người Phật Tử Đức đã ở Chùa Viên Giác hơn 2 năm, có thưa với tôi rằng:

- Bà Iris HeiB, đại diện tổ chức thân hữu Đức � Tây Tạng muốn gặp tôi để bàn về việc Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân chuyến công du tại Koeln vào ngày 8 tháng 5 năm 1995 sắp tới, có ý tới thăm Chùa Việt Nam tại Hannover và Thầy nên cố gắng dàn xếp một cuộc họp nhỏ với ông Galtag, đại diện ngoại giao của Tây Tạng tại Thụy Sĩ, cũng sẽ đến Hannover để bàn về việc ấy" Đó là khởi đầu của công việc nầy.

Sau khi đi Indonésia về vào ngày 31 tháng 3 năm 1995 (xin đọc thêm bài "Một Chuyến Đi Vội" đăng trong Viên Giác số 87 xuất bản tháng 6 năm 1995 để hiểu thêm). Ngay trưa hôm đó tôi đã tiếp ông Galtag, bà Iris HeiB và có cả ông Helmut Hanefeld tại phòng họp của Chùa Viên Giác. Trên nguyên tắc, chúng tôi đã đồng ý việc cung đón Ngài đến Chùa Viên Giác tại Hannover, sau những nguyên tắc nghi lễ và ngoại giao đã được thông qua.

Trong dãy nhà Tây của Chùa Viên Giác, tôi có cho một Hội Phật Giáo Đức theo Tây Tạng có tên là "Choeling" một phòng lớn để làm chỗ lễ bái và tọa thiền. Hội "Choeling" cũng nhân cơ hội đó có ngỏ ý rằng sẽ hợp tác chung trong việc tổ chức đón rước ấy. Thế là chúng tôi đã đi đến một điểm chung là phải họp nhau lại để bàn bạc các chi tiết.

Một ngày giữa tháng 4 năm 1995, ba tổ chức đã họp lại để bàn bạc về việc đón tiếp Ngài. Đó là Chùa Viên Giác, Hội Phật Giáo Tây Tạng "Choeling" và Hội thân hữu Đức � Tây Tạng.

Chúng tôi ban đầu bàn và đã thống nhất với nhau là Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tiếp các chính trị gia và đại diện 2 Tôn Giáo lớn Tin Lành và Thiên Chúa Giáo tại Chùa Viên Giác. Sau đó Ngài sẽ giảng pháp cho các Phật Tử nghe và về lại Koeln.

Hội Phật Giáo thân hữu Đức � Tây Tạng sẽ lo liên lạc với các chính trị gia của Đức. Phần mời đại diện các Tôn Giáo do Chi Bộ Phật Giáo Việt Nam tại Đức và Hội "Choeling" đảm nhận. Về vấn đề hình thức tiếp đón như thế nào, sẽ họp thêm một phiên họp chi tiết nữa.

Sau khi đi họp tại Chùa Viên Giác về, bà Iris HeiB vui mừng quá nên loan báo liền với các báo chí tại Hannover về tin tức trên. Do đó vào sáng ngày hôm sau 17.4.1995 đã thấy báo Hannoversche Allgemeine Zeitung loan tin ở trang đầu là; "Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đến Chùa Viên Giác vào ngày 7 tháng 5 năm 1995". Sau đó có không biết bao nhiêu cú điện thoại hỏi về việc đến của Ngài. Chúng tôi lo lắng và phải tiên liệu cho những vấn đề khác nữa, nên cũng chưa giải thích được gì.

Đùng một cái, được điện thoại từ Thụy Sĩ của ông Galtag gọi sang là máy bay của Ngài đã đổi lộ trình, nên không còn đến Hannover được nữa. Tôi nghe như sét đánh vào đầu mình và có một cảm tưởng chán chường lại đến trong một trạng thái chẳng vui vẻ tí nào cả. Tất cả đều buông xả …

Xem như việc đã định vào ngày 7 tháng 5 năm 1995 Ngài không đến được nữa thì phải nhờ báo chí loan tin là Ngài không đến! Chuyện ấy cũng không sao; nhưng thấy như có cái gì không ổn. Chúng tôi yên chí làm việc ấy. Cách đó một ngày sau, chúng tôi lại nhận được điện thoại của ông Galtag báo tin rằng Ngài có thể đến như dự định vào ngày 7.5.95. Tôi lại càng uể oải hơn nữa để phải trả lời cho ông rằng: Tại sao nói đến rồi không đến, không đến rồi đến? Chúng tôi chẳng biết phải làm sao cả.

Sau đó tôi có hỏi ý kiến của 2 tổ chức kia, họ đều đồng ý rằng: Thôi để lúc khác tiếp đón cũng không sao.

Sau khi Ngài ở Koeln về Ấn Độ, chúng tôi được biết là Quốc Hội Đức đã đồng ý tiếp kiến Ngài tại Bonn vào ngày 19.6.1995 để Ngài điều trần về vấn đề vi phạm nhân quyền của Trung Cộng tại Tây Tạng và lần nầy chắc chắn Ngài sẽ đến Hannover.

Khi nghe được tin ấy tôi vẫn vui; nhưng cũng phải họp hết lại 3 tổ chức một lần nữa vào ngày 20.5.1995 để quyết định có nên tổ chức hay không? Tất cả đều lệ thuộc vào tôi. Riêng ông Helmut Hanefeld thì từ chối không thể tiếp tục làm việc nầy trong trạng thái căng thẳng nữa. Nghĩa là giờ giấc quy định quá cận, ông ta không thể làm tiếp được. Và sau nầy việc ấy giao lại cho bà Iris HeiB và Frank Salzubecker lo liệu.

Sau đó tôi liên lạc với ông Galtag xác nhận là chúng tôi sẽ tổ chức cho Ngài thăm viếng Hannover và nói chuyện tại đây vào ngày 18 tháng 6 năm 1995.

Mọi hình thức giống như trước, không có gì thay đổi. Nhưng bây giờ, lần nầy Ngài có nhiều thì giờ hơn, Ngài có thể ghé Tòa Thị Sảnh Hannover để trị gia tại đó; nên khỏi phải mời họ về Chùa.

Tôi đã phải hỏi đi hỏi lại ông Galtag nhiều lần là việc ấy đã chính xác chưa? Nếu lần nầy mà thất hứa với bà con Phật tử Việt Nam cũng như Đức nữa, quả là điều khó ăn nói vô cùng. Người lớn, dầu bất cứ hoàn cảnh nào, họ cũng có quyền thay đổi; nhưng đám bàng dân thiên hạ ở dưới thì cực khổ trăm điều. Chúng tôi cũng mong rằng việc nầy sẽ xong suốt và lần nầy chắc chắn phải tổ chức. Nếu không, cơ hội thứ hai sẽ khó đến một lần nữa. Mặc dầu thời gian đã quá cận kề.

Theo ý kiến của bà Iris HeiB thì nên tổ chức tại một rạp lớn để đón nhận nhiều người Đức đến nghe thuyết giảng hơn. Tôi có đưa ra 2 lý do để bác bỏ việc ấy:

- Một là � với tôi, một Tăng sĩ, đi đến bất cứ một nơi nào đó trên thế giới nầy. Nếu chỗ nào chưa có chùa tôi đồng ý sẽ ra rạp tụng kinh, làm lễ và giảng pháp. Ngược lại, nơi đó đã có chùa chiền và nhất là khang trang như chùa mình thì tôi thích giảng ở chùa hơn.

- Hai là � lần trước chúng ta cũng chỉ có ý định tổ chức ở chùa chứ không tổ chức ở rạp hát.

Qua 2 lý do đã nêu ra, mọi người đã thuận và sau đó những vấn đề như an ninh, nghi lễ tiếp rước v.v… đã được đặt ra.

Nhân ngày lễ Phật Đản từ 18 đến 20 tháng 5 năm 1995 do Chùa Viên Giác tổ chức để mừng Đản Sinh lần thứ 2539 của Đức Phật, tôi đã thông báo bằng miệng cho mọi người tham dự lễ hôm đó về tin trên rằng:

-Chắc chắn lần nầy Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đến thăm Chùa Viên Giác chúng ta vào ngày 18.6.1995.

Sau đó tôi phải dời chuyến bay đi Canada thay vì 12.6 như đã định, mà đến ngày 19.6.95 tôi mới đến được Montréal.

Nhận bữa dùng sáng, tôi có đưa ra ý kiến nầy với quý Thầy quý Cô trong Chi Bộ về việc thăm viếng của Ngài và nhờ mỗi Chùa nấu 2 món để cúng dường Ngài cũng như phái đoàn và đại diện các Tôn Giáo.

"Cái gì đến, nó sẽ đến". Đó là câu nói tự ngàn xưa và bây giờ vẫn còn có giá trị thực tiễn lắm.

Và đây là chương trình của Ngài khi đến Hannover:

- 7 giờ 10 phút, Ngài đến phi trường Frankfurt. Ngài nghỉ ở phòng VIP (Very Important Person) tại phi trường.

- Đến 9 giờ 10 phút, Ngài và phái đoàn lấy phi cơ Lufthansa đi Hannover.

- Đến Hannover vào lúc 10 giờ 15 phút ngày 18 tháng 6 năm 1995. Ngài sẽ được bà Bộ Trưởng Tư Pháp của Tiểu Bang Niedersachsen đón về Tòa Thị Chính để ký vào sổ vàng lưu niệm và gặp gỡ các chính trị gia của Đức tại đó.

- Đến 11 giờ 45, Ngài rời Tòa Thị Chính về Chùa Viên Giác.

-Đúng 12 giờ trưa, chính tôi và chư Tăng Ni cùng Phật Tử thân hành đón tiếp Ngài tại cổng chùa, đưa Ngài vào Chánh điện, sau đó đến phòng Tổ và về phòng VIP của chùa để Ngài nghỉ ngơi. Sau đó dùng cơm trưa với đại diện của các Tôn Giáo tại phòng hội họp.

- 13 giờ 30, Ngài về phòng nghỉ.

- 13 giờ 45, Ngài làm lễ quán đảnh cho Hội Phật Giáo Tây Tạng "Choeling" trên lầu 3 của Tây Đường.

- Đúng 14 giờ, Ngài sẽ xuống Chánh điện Chùa Viên Giác. Nơi đó Ngài sẽ giảng về Tứ Diệu Đế, Quy y Tam Bảo và phát bồ đề tâm.

- Đến 16 giờ, Ngài sẽ rời Chùa và đi Bonn bằng xe hơi.

Đó là chương trình tổng quát. Sau đó, chúng tôi in ra 604 vé vào cửa nơi Chánh điện để có thể vào nghe Ngài thuyết giảng. Vì Chánh điện chỉ có thể dung chứa với số người tối đa như thế mà thôi. Trong 604 vé ấy phải chia cho 2 Hội Phật Giáo Đức 120 vé. Số còn lại, Bác Thị Tâm Ngô Văn Phát, Hội Trưởng Hội Phật Tử Việt Nam tại Đức gởi về các Chi Hội và các chùa tại các địa phương, mỗi nơi từ 10 đến 20 vé, tùy theo nhu cầu từng nơi.

Có nơi về 50 người nhưng chỉ có 20 vé. Vì ai cũng muốn vào Chánh điện để diện kiến Ngài. Nhưng rồi chuyện đâu cũng vào đấy. Người nào không có vé vẫn được xem trực tiếp truyền hình dưới Hội Trường của Chùa cũng như tại nhà Tổ.

Tôi lo liên lạc với bãi đậu xe của Messagelaende.

Frank lo liên lạc với Cảnh sát địa phương về vấn đề an ninh và trật tự.

Bà Iris HeiB lo liên lạc với chính quyền.

Peter Hollig lo nội bộ của tổ chức v.v… và v.v…

Từ chiều thứ sáu ngày 16 tháng 6 năm 1995 và ngay cả trước đó một tuần đã có nhiều Phật Tử về chùa làm công quả. Kẻ nấu bánh, người lau chùi, kẻ dọn dẹp, người trang hoàng. Một khung cảnh của ngày hội đã tưng bừng khai mở.

Hiền, một Phật Tử đã tận tụy lau những bộ ghế cẩn xa cừ và những bộ ghế cẩm lai một cách kỹ lưỡng, láng bóng để cung đón Ngài. Các anh em công quả khác trong chùa cũng đã làm hết phận sự của mình.

Theo chương trình đã định sẵn, Hạnh Tấn, Peter, bà Iris HeiB, ông Phunksok, Hội Trưởng Hội Phật Giáo Choeling đã đi tới phi trường Hannover để cung đón Đức Đạt Lai Lạt Ma vào lúc 10 giờ 15 phút.

Ở chùa vào lúc 10 giờ sáng, mọi người đã phải ra hết bên ngoài, để cho Cảnh sát an ninh đem chó vào tất cả mọi phòng ốc để cho Cảnh sát an ninh đem chó vào tất cả mọi phòng ốc để kiểm tra có an toàn không. Cổng chùa cũng được đóng lại tất cả và mọi người đi vào chùa đều được kiểm soát bằng "máy rà" tự động để kiếm soát chặt chẽ về vấn đề an ninh.

Trứơc đó 2 tuần, tôi có gặp Thượng Tọa Thích Minh Tâm tại Na Uy nhân lễ an vị Phật chùa Khuông Việt, có ý mượn mấy cái "máy raޠđể làm việc kiểm tra ấy. Vì trước đây chừng 5 tháng, Thượng Tọa cũng đã tổ chức một buổi nói chuyện cho Đức Đạt Lai Lạt Ma với Hội Phật Giáo Tây Tạng tại rạp Maubert ở Paris. Vé vào cửa 70FF cho một người. Lúc ấy có nhiều người Phật Tử Việt Nam bảo rằng: "Đi nghe thuyết pháp tại sao phải mua vé?". Cho đến khi vé phòng A bán đã hết, qua đến phòng B bán gần hết khoảng 4.000 chỗ ngồi, thì người Việt Nam mình mới hỏi mua. Lúc ấy chỗ tốt không còn nữa, họ cũng than phiền. Đến khi vào cửa. Vì vấn đề an ninh, bị soát vé và qua hệ thóng máy rà, mấy người Việt Nam mình lại than phiền lần nữa. Tại sao đi nghe thuyết pháp phải bị rà?

Ai cũng phải tự biết rằng Ngài là cái gai nhức nhối trong vết thương của Trung Cộng khi chiếm Tây Tạng, nên Trung Cộng tìm đủ mọi cách để hạ uy tín của Ngài, nên bằng mọi thủ đoạn, Trung Cộng có thể làm được. Còn chúng ta, bằng mọi giá chúng ta phải bảo vệ Ngài. Ngài không những chỉ là một Thánh Tăng, mà Ngài còn là một bậc Quốc Vương của quốc gia Tây Tạng nữa. Tuy dân số chỉ có 6 triệu người; nhưng diện tích của Tây Tạng bị Trung Cộng chiếm đóng lớn gấp mấy chục lần nước Việt Nam của chúng ta. Nên việc bảo vệ Ngài là điều hiển nhiên.

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 18.6.95, tôi cũng phải ra khỏi cổng chùa để cho nhân viên an ninh kiểm soát. Sau đó tôi có gặp Ngài Geshe Thuben Ngawang đến từ Hamburg với 1 Ngài Geshe nữa người Tây Tạng và 4 Tu sĩ Đức tu theo Tây Tạng đang ở chung với Ngài. Chúng tôi chào hỏi và chờ đợi. Có người ra báo cho tôi biết là an ninh bảo phải dọn cái ghế trong phòng hội họp của Ngài ngay vào giữa bức tường, không nên để ghế ngay giữa cửa sổ. Tuy có sáng sủa đó; nhưng thiếu an toàn. Đúng là chuyên môn. Nếu không làm an ninh, làm sao hiểu được điều đó. Những vị lớn của các quốc gia, đều có những an ninh nghiên cứu về vấn đề đó cả.

Khoảng 11 giờ 30 mọi hàng ngũ đã được chuẩn bị chỉnh tề như sau:

Từ ngoài ngỏ đi vào hai bên có Tăng Ni đứng nghinh đón, sau đó là các thiếu nữ trong Gia Đình Phật Tử mặc đồng phục áo dài màu lam, trên tay mang đĩa đựng hoa để rải cúng dường Ngài, đứng dọc lên tới tượng Đức A Di Đà, nơi đó Hòa Thượng Thích Thiền Định, Viện chủ chùa Pháp Hoa tại Marseille và Cố vấn Tối cao của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất AⵠChâu chờ đón Ngài. Bên cạnh đó một thiếu nữ mang bó hoa đứng chờ. Trong khi tôi đứng sát cổng trước để cung đón Ngài.

Gia Đình Phật Tử lo vấn đề bê và tích trượng, chuông trống bát nhã cũng như làm hàng rào danh dự thẳng tắp từ ngỏ vào Chánh điện, từ Chánh điện vào hậu Tổ và từ hậu Tổ vào Tăng phòng VIP của chùa. Kế đó mỗi một cửa ra vào của chùa đều có hai em trong Gia Đình Phật Tử đứng lo vấn đề an ninh. Ngoài ra an ninh chìm nổi của Đức và Tây Tạng đều có mặt mọi nơi tại chùa. Phải thành thật mà nói rằng, lần nầy các anh chị em trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Đức đã làm việc hết mình, có tinh thần trách nhiệm rất cao độ, tuyệt đối, rất đáng tán dương và khích lệ.

Đúng 12 giờ trưa, các chiếc xe Cảnh sát mở đường, với đèn chớp đi trước, sau đó chiếc xe Audi màu xám đã trờ tới trước đường Karlsruher. Tôi trong trạng thái cung kính chắp hai tay lại và chuẩn bị trao hoa cho Ngài. Một vài người Đức đứng bên cạnh chuẩn bị cung đón Ngài với hai hàng nước mắt rưng rưng vì cảm động. Có người đã trao cho tôi một dải lụa trắng, mà theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, nếu được Ngài choàng lên cổ cho, là một dấu hiệu an lành. Tôi quay nhìn lại thấy Hòa Thượng Thích Minh Lễ đến từ Paris trong tay cũng có dải lụa trắng ấy và quý Thầy, quý Cô, quý chú, ngay cả quý vị sư Tây Tạng và Đức đến từ Hamburg cũng đã chuẩn bị những dải lụa trắng sẵn sàng rồi. Tôi đỡ lấy một khăn trắng từ tay một người Đức và để chồng lên trên bó hoa, khi một thiếu nữ Gia Đình Phật Tử đã quỳ xuống và tôi đã dâng bó hoa lên Ngài cùng dải lụa trắng, sau khi ông Galtag đại diện Bộ Ngoại Giao của Tây Tạng ở Thụy Sĩ giới thiệu tôi cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi cứ ngỡ rằng dải khăn trắng tôi vừa trao lên tay Ngài, Ngài sẽ choàng lên cổ tôi như tục lệ Tây Tạng; nhưng ở đây thì không, Ngài đã tự lấy dải lụa trắng ấy choàng lên cổ Ngài. Sau nầy tôi mới phát hiện ra trên một hình màu của tờ báo Neue Presse đã đi tin vào ngày 19.6.95 như vậy. Ngay lúc đó tôi lại không để ý đến điều đó. Tôi cúi đầu thật sát và Ngài đã đem đầu Ngài cụng vào đầu tôi, đưa tay cho tôi bắt và một điều ngạc nhiên vô cùng, khi tôi muốn thi lễ càng sâu chừng nào để tỏ ra sự kính trọng của mình, thì Ngài càng cúi sâu xuống chừng đó. Quả thật thế gian nầy hiếm có những con người thật người như thế.

Ngài vẫy tay chào mọi người, Ngài cười, Ngài dang tay rộng ra và áp sát vào đầu vào cổ, vào tay mọi người thân hình của Ngài để cho mọi người được hưởng phước lây. Trong khi mặt mày của mấy ông giữ an ninh thì xám ngắt. Vì quần chúng bao vây đông nghẹt. Nhưng Ngài vẫn cười, vẫn bắt tay và vẫn tiến tới. Khi đến cầu thang, chuông trống bát nhã đã vang lên để cung đón Ngài, trong khi đó các nhiếp ảnh gia, phóng viên truyền thanh, truyền hình làm việc không ngớt tay.

Thầy Từ Trí đi sau mang lọng che Ngài. Đi phía trước có 3 chú Hạnh An, Hạnh Từ và Hạnh Vân, đánh khánh, mang mâm hương đèn cũng như mâm trầm đi trước cùng với 6 em bảnh trai trong các Gia Đình Phật Tử tay mang găng màu trắng với các bê, tích trượng nặng trĩu cả tấm lòng để cung đón Ngài.

Ngài lên tới sân thượng, thay vì đi thẳng để gặp Hòa Thượng Thích Thiền Định, Ngài lại đi qua phía bên trái "balkon" để vẫy tay chào các Phật Tử ở phía dưới, mọi người quá cảm động, có người đã khóc nức nở vì quá sung sướng đã gặp được một vị Phật sống rồi.

Khi Ngài đến tam cấp lên Chánh điện, Hòa Thượng Thích Thiền Định đã trao cho Ngài một bó hoa, đoạn Ngài tiến sát đến Hòa Thượng và cụng đầu vào nhau. Một cử chỉ rất thân mật, như đã gặp nhau từ mấy độ luân hồi.

Đoạn Ngài ngẩng mặt lên nhìn tôn dung của Đức Phật A Di Đà và Ngài đã cụng đầu mình xuống tòa sen nơi Đức Phật A Di Đà đang đứng đó. Tâm tôi xao xuyến lạ lùng. Hành động của một vị Thánh Tăng làm cho mình phải cảm động. Ngài từ tốn quá, Ngài cao siêu quá; nhưng Ngài cũng rất bình thường quá. Bàn chân của Ngài khi chạm vào thảm, Ngài đã lo cởi bỏ giày lại liền. Có một người hộ vệ lo cho Ngài việc nầy.

Chuông trống vẫn vang rền nơi Chánh điện, các đèn pha quay phim của anh Phạm Cường, anh Bính, anh Chinh đã rọi thẳng vào mọi người, nóng bỏng. Ngài và Hòa Thượng Thiền Định tiến vào Đại điện, trong khi quan khách hai Tôn Giáo đã đứng chờ sẵn hai bên hông của Chánh điện. Ngài nhìn lên cao thấy chiếc Ngai vàng và chư Phật, đoạn Ngài đảnh lễ 3 lạy. Hòa Thượng Thiền Định cũng thi lễ với Ngài.

Chiếc Ngai nầy do anh Dũng, thợ mộc, ở Hildesheim đóng một bệ lớn và 1 tam cấp. Trên bệ đó Sư cô Thích Nữ Diệu Ân đã bỏ rất nhiều công sức để kết các hạt cườm màu trắng, may thành nhiều nếp trên vải nỉ màu nâu, rất trang trọng và đẹp đẽ. Phía trước Sư cô cho cắm những bông hoa cúc hoa hồng, hòa lẫn với các cây thông và bạch dương, trông như một vườn hoa nho nhỏ xinh xinh, nhiều màu, nhiều sắc. Trên bệ ấy đặt một chiếc Ngai chạm trổ tinh vi gồm "Ngũ Long Tranh Châu". Ghế này phải 4 người khiêng mới nổi. Trên Ngai ấy có để hai gối nệm và một tấm cửu phẩm liên hoa trải dài suốt từ thành ghế bên trên, xuống dưới chân ghế, dài độ chừng 2 thước. Hoa sen màu hồng, lá màu xanh, thêu nổi trên nền vàng và 4 phía được kết chung với màu vải nâu, rất hợp mắt. Trông như Ngai vàng của các Chúa Thượng ngày xưa cũng chưa chắc bằng và ngày nay, hôm nay đây đã ngự trị nơi Chùa Viên Giác để một bậc Quốc Vương vừa là một Thánh Tăng an tọa trong chốc lát nữa đây.

Ngài và chư Tăng Ni đứng xoay mặt về hướng trước, sau đó Đại diện các Tôn Giáo bạn đến bắt tay chào Ngài và chụp hình lưu niệm chung. Đây cũng là cơ hội cho các phóng viên làm việc. Vì họ không được phép đi sâu vào bên trong Đại điện nhiều hơn nữa.

Sau đó bê tích, khánh được hướng dẫn Ngài tiếp tục đến Tổ Sư đường. Ngài hỏi tôi phòng nầy là phòng gì? và long vị ở giữa thờ ai vậy?

Tôi trả lời rằng:

- Đó là long vị của Tổ Lâm Tế và Ngài không nhất thiết phải thi lễ nơi đây.

Tôi nói lời ấy trong khi Ngài chuẩn bị thi lễ. Bởi lẽ một bạc Thánh Tăng không nhất thiết phải làm điều đó. Vì Ngài là hóa thân của Bồ Tát Quan Thế Âm, và bên trên bàn thờ Tổ đó vẫn hình ảnh những vị phàm Tăng.

Tôi tiếp tục hướng dẫn Ngài về Tăng phòng VIP của chùa. Lúc nầy chỉ còn Ngài, một Thị giả của Ngài, Hòa Thượng Thiền Định, Hòa Thượng Thích Minh Lễ, tôi và một vài cận sự của Ngài vào đây.

Tôi đưa tay mời Ngài ngồi vào ghế bành thật lớn cho xứng đáng với vị trí của Ngài; nhưng Ngài chỉ về 1 trong 4 ghế nhỏ hơn kê đối diện và Ngài đòi ngồi vào đó. Tôi và Hòa Thượng có ý khẩn khoản mời Ngài ngồi ghế lớn bên nầy. Đoạn Ngài cười và tôi hỏi:

- Xin lỗi Ngài có muốn dùng nước gì không?

Ngài trả lời:

"No"

Nhưng Hòa Thượng Thiền Định một mặt sai người đi lấy nước, mặt khác Hòa Thượng tự tay lấy chai nước suối gần đó để rót một ly và mời Ngài.

Ngài đã ngụm hai ngụm, rồi cười. Tiếp theo đó Ngài hỏi rằng:

Trong tu viện nầy có bao nhiêu Tu sĩ?

Tôi trả lời:

- Có 10 người Tăng và Ni.

Ngài cười

Tôi hỏi Ngài có phải đi rửa mặt không?

Ngài bảo không cần thiết. Chỉ có vị Thị giả của Ngài vào phòng rửa mặt mà thôi.

Trong khi chúng tôi hầu chuyện Ngài, nhân viên an ninh vẫn đứng đó và ngoài cửa các anh em Gia Đình Phật Tử canh gác thật chu đáo, không cho một ai vào hết, chỉ có máy quay phim anh Phạm Cường quay cho Chùa Viên Giác và máy của Chùa Thiện Hòa là được phép vào đây mà thôi.

Tôi và Hòa Thượng Thiền Định, Hòa Thượng Minh Lễ hướng dẫn Ngài vào ghế ngồi, trong khi đó mọi vị khách quý đã đứng dậy để cung đón Ngài. Bàn tiệc hôm nay có 33 vị. Mỗi vị Đại diện một Tổ chức quan trọng của mình trong 3 Tôn Giáo có mặt tại Hannover. Thêm sự có mặt của ông Dr. Meihorst, người Cố vấn cho Chùa Viên Giác và là Chủ Tịch của các Kỹ Sư tại Tiểu Bang Niedersachsen.

Đồng thời bà vợ ông Thị Trưởng thành phố Hannover, Schmalstieg cũng có mặt tại đây, trong buổi tiệc nầy. Trong một bài báo ngày hôm sau 19.6.95, bà đã tuyên bố với phóng viên báo chí Neue Presse rằng:

"Bà đã gặp một con người trọn vẹn như chưa bao giờ bà gặp được một con người như thế. Ngài là người tượng trưng cho cởi mở, vị tha và từ bi vô lượng".

Bên Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Đức có tôi, Thượng Tọa Thích Minh Phú, Ni Sư Thích Nữ Diệu Tâm và Sư Cô Thích Nữ Diệu Ân. Thầy Từ Trí, Thầy Hạnh Tấn, Sư Cô Thích Nữ Như Viên và Sư Cô Thích Nữ Diệu Hạnh lo điều khiển cho 12 em thiếu nữ Chùa Phật Bảo mặc áo dài màu vàng dâng vật thực để cúng dường. Chị Mỹ Anh một thông dịch viên dũng đã nói tiếng Anh giới thiệu các món ăn cho quan khách.

Sau khi tôi giới thiệu với Ngài về Đại diện của các Tôn Giáo và các Tổ chức, thì các thiếu nữ Phật Tử mang món tráng miệng vào. Theo thực đơn hôm đó có 4 món khai vị (thông thường chỉ 1 hay 2 món là đủ); nhưng hôm đó quý chùa và quý Sư cô đã trổ tài nên màu mè hoa lá đã được phô trương một cách hoan hỷ lạ thường.

Theo dự định chỉ có 8 món thôi; nhưng qua thực đơn cho thấy hơn 15 món. Chùa Phật Bảo 5 món. Chùa Quan Âm 3 món, Chùa Bảo Quang 3 món, Chùa Viên Giác 3 món, Chùa Thiện Hòa 1 món và cuối cùng là món trái cây của nhà hàng Jasmin Carten của Thị Chơn cúng dường.

Món khai vị thứ hai có 4 con rồng làm bằng củ cải trắng. Rồng phun lửa thật sống động, sau khi lửa cháy hết, các cô thiếu nữ lại mang vào bàn tiệc. Ai cũng hoan hô về mặt tổ chức lịch duyệt nầy.

Đến món "Én liệng quả địa cầu" của Sư cô Diệu Ân cũng được mọi người trầm trồ và nói với nhau rằng: Họ chưa bao giờ dùng được những món chay ý vị như thế. Trong khi đó một ông cận vệ sơ ý như thế nào đó đã đụng phải một bình bông, vỡ tan, nghe giòn tai như tiếng pháo. Một người Đức bên cạnh thốt lên "sehr gut" (rất tốt) là ý nghĩa của người Tây phương khi đám cưới tiệc tùng, chén dĩa không bể, họ phải tự đập cho bể để thấy điềm hên. Trong khi đó, người Á Châu mình thì kiêng cữ điều nầy nhiều lắm.

Cứ thế tiếp tục món nầy lên, món khác xuống, thoăn thoắt như thoi đưa. Một số vị trong Bộ Ngoại Giao Tây Tạng ở Thụy Sĩ và vị Thị giả ngồi một bàn bên cạnh để dùng trưa, chứ không ngồi chung bàn với Đức Đạt Lai Lạt Ma và quan khách.

Tôi có nói với Thầy Từ Trí là tối đa đến 1 giờ 25 phút mọi món phải được mang lên để cho Ngài và khách dùng. Vì Ngài còn phải về phòng ngơi nghỉ nữa.

Trước khi dùng đến phần tráng miệng, tôi có đứng lên thưa rằng:

Hôm nay quả là một nhân duyên chúng con mới cung đón được Ngài và xin Ngài cũng như những vị khách quý xin ghi vài lời vào Sổ Vàng Lưu Niệm nầy để kỷ niệm.

Ngài hoan hỷ để viết ngay vào sổ bằng tiếng Tây Tạng. Tôi chẳng biết Ngài đã viết những gì. Vì sau khi tiễn đưa Ngài đi, tôi không có thì giờ để hỏi những người Tây Tạng khác về nội dung của những chữ ấy. Vì ngày hôm sau 19.6.95 tôi đã phải đi Canada rồi. Hy vọng khi về lại Đức tôi sẽ hỏi anh Phunksok, Hội Trưởng Hội Phật Giáo Choeling về ý nghĩa của những dòng nầy.

Tiếp đó là Hòa Thượng Thích Thiền Định, Hòa Thượng Thích Minh Lễ và những vị khách quý đã ký tên vào Sổ Lưu Niệm nầy. Đây là một bảo vật của Chùa Viên Giác lưu niệm về sau, để cho biết rằng dấu chân của vị Thánh Tăng đã có mặt tại chùa nầy vào ngày tháng ấy.

Đoạn, Ngài đứng dậy để chuẩn bị rời khỏi phòng, Sư cô Diệu Hạnh hướng dẫn các em quỳ xuống thi lễ Ngài, trên tay mỗi người có một khăn choàng trắng. Ngài đã ân cần cúi sát người xuống lấy tay xoa đầu, hoặc nắm tay của các Phật Tử để ban cho một hồng ân từ ái.

Tôi đưa Ngài ra ngoài cửa phòng, bên hành lang có một số anh em Phật Tử đứng canh gác. Một số khác đang cúi đầu xuống dể chờ Ngài đi qua. Đến chỗ bàn vong, Ngài hỏi hình ai mà nhiều quá vậy? Và vị nào đứng đó.

Tôi trả lời Ngài:

- Bạch Thánh Tăng (His Holiness). Đó là những người đã quá vãng và hình Bồ Tát Địa Tạng ở dưới địa ngục để cứu khổ độ sanh.

Trở lại căn phòng VIP, tôi mời Ngài ngồi và thưa hỏi Ngài một vài việc cần thiết. Sau đó tôi nhờ Ngài ký cho một số sách bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Đức đã viết về Ngài mà trước đó mấy ngày họ đã nhờ tôi làm việc ấy. Trong ấy có một quyển của một người Đức viết về nước Tây Tạng năm 1959 với nhan đề là: "Tôi đã ở Tây Tạng 7 năm". Tôi lật một số trang và nói rằng: những hình ảnh nầy đây xưa lắm Ngài có nhớ chăng?

Ngài nói:

- Đây là anh của tôi. Đây là mẹ của tôi và đây là em gái của tôi.

Sau đó tôi nhờ Ngài chú nguyện vào 2 khăn lau mặt để gởi về Việt Nam cho các Phật Tử họ thờ. Có lúc tôi điện thoại về Việt Nam để thăm, tiện thể báo tin việc Ngài sẽ viếng Chùa Viên Giác. Có người nhờ các Phật Tử khác mang các khăn nầy tới để Đức Đạt Lai Lạt Ma chú nguyện để họ thờ. Quả thật tiếng tăm của Ngài và lòng từ bi của Ngài đã bay xa quá, hơn mấy từng mây và mấy từng không gian cách trở; nhưng nó không dừng lại ở đó. Đúng là phép Phật nhiệm mầu. Mặc dầu quê hương Ngài đã bị mất; nhưng trong hiện tại Ngài đã có tất cả. Ngược lại, Trung cộng đã có được đất đai; nhưng đã làm mất hết lòng dân. Vì thế, sớm muộn gì rồi Ngài cũng sẽ trở về quê hương xứ sở của Ngài, như người Việt, một ngày không xa, họ sẽ đoàn tụ trong tình tự quê hương của họ.

Tôi qùi xuống trứơc mặt Ngài để thưa về chương trình chiều nay:

"13 giờ 45 phút Ngài sẽ đi làm lễ trên phòng Phật Giáo Tây Tạng.

Đúng 14 giờ con sẽ đón Ngài ra Đại điện để thăng tòa thuyết pháp.

Cuối giờ kính mong Ngài làm lễ chú nguyện vào 2 đĩa gạo để phía trước dùm. Vì bao nhiêu người Phật Tử muốn có được ơn pháp nhủ ấy. Nếu còn thì giờ xin Ngài cho chúng con xin đặt một số câu hỏi và cuối cùng con sẽ dâng quà kỷ niệm và cúng dường Ngài".

Tôi thưa Ngài, Ngài sẽ nói bằng tiếng gì?

Ngài bảo: Tiếng Tây Tạng.

Tôi tiếp, vậy sẽ được dịch sang Đức ngữ và Việt ngữ.

Ngài trầm ngâm một chút rồi nói: Vậy là 3 ngôn ngữ, rồi cười.

Trong khi tôi lay hoay xếp đặt mấy quyển sách mà Ngài đã ký, thì những vệ sĩ mang thêm một số sách và sổ lưu niệm khác vào để cho Ngài ký nữa. Ngài dở sổ lưu niệm trong ấy óc viết chữ Tây Tạng, Ngài đọc và nói gì đó với mấy người Tây Tạng, nhưng rồi cũng nắn nót viết từng chữ vào.

Tôi mời Ngài lên long sàn nghỉ 10 phút, nhưng Ngài bảo: Thôi, được rồi. Đoạn, Ngài vào phòng tắm để rửa mặt và chuẩn bị đi làm lễ trên phòng Tây Tạng. Khi Ngài bước ra, các người cận vệ đưa Ngài lên lầu ngã sau để đi đến Tây Đường. Vì ngã trước đã chật. Có hơn 45 người Đức đã ngồi chờ sẵn trên đó rất thành kính. Tôi không biết 15 phút trên ấy Ngài đã làm gì, nhưng chắc chắn là có chú nguyện vầ thiền định. Vì lúc ấy tôi phải ở dưới để chuẩn bị đón Ngài lên Đại điện.

Chiều hôm trước tôi đã lên phòng nầy để thăm, thấy mấy Phật Tử người Đức nầy đã tụ họp lại để chưng dọn bàn thờ và dọn dẹp sạch sẽ. Họ cũng đã làm cho Ngài một cái Ngai theo lối Tây Tạng truyền thống.

15 phút trôi qua, Ngài đã trở xuống, tôi đón Ngài lên Đại điện. Trên đường đến bàn thờ vong, có Ni sư Thích Nữ Diệu Tâm và Sư cô Thích Nữ Diệu Ân đang đứng đó, gặp Ngài, nhị vị nầy quì xuống chắp tay thi lễ. Ngài đã lấy tay xoa lên đỉnh đầu hai vị, ôm sát họ vào lòng như tình mẹ thương con. Đúng là Quan Âm tái thế. Ngài hỏi Bishuni? Tôi "Yes! his Holiness". Các vị nầy chắc cảm động lắm và biết đâu nhờ định lực của Ngài mà họ sẽ đắc quả trong tương lai.

Tôi hướng dẫn Ngài lên Phật điện, tất cả chư Tặng Ni đồng loạt đứng lên, toàn thể đồng bào Phật Tử Việt cũng như Đức đã đông nghẹt cả Chánh điện, trang nghiêm thành kính đứng lên. Tôi đưa Ngài đi đến Ngai vàng, hướng dẫn ngài lên tam cấp; nhưng Ngài đi trệt qua phía trước, đỡ một Phật Tử đang thi lễ nằm sát đất tại đó. Đoạn Ngài bước ra ngay trước giữa Ngai vàng và Chánh điện lạy 3 lạy, sau đó Ngài mới thăng tòa, ngồi bán già và bắt đầu cười với mọi người. Một không khí trang nghiêm kính cẩn hướng về Ngài. Còn nơi Ngài tỏa ra một tình thương vô biên rộng lớn cũng như một trí tuệ sâu thẳm của một bậc Đại Giác Ngộ, đã chinh phục hầu hết tất cả mọi người Việt cũng như Đức tham dự buổi thuyết giảng hôm đó.

Tôi đứng ngay ngắn trước mặt Ngài và cúi mình xuống thật sâu, quì xuống thật vững và nắm mọp người xuống để đảnh lễ Ngài 3 lần và trở về vị trí bên cạnh.

Trong khi đó Hòa Thượng Thích Thiền Định đứng lên đọc lời tán dương Ngài bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, còn bản tiếng Anh, Hòa Thượng bảo tôi đọc. Nội dung của bài tán dương nói lên việc thế giới ngày nay đang băng hoại về mọi lãnh vực của tinh thần. Còn ngài là hiện thân của từ bi và chân lý. Mong rằng Ngài sẽ luôn luôn tiếp tục tranh đấu cho đường hướng bất bạo động ấy. Mọi người đã vỗ tay tán thưởng.

Tôi trở về lại chỗ ngồi của mình, ngồi gần với Thượng Tọa Thích Minh Phú. Nơi đó đã để sẵn một bức tranh sơn mài Chùa Một Cột để kính tặng Ngài và trước mặt tôi có để một khay cẩn xà cừ, trên ấy có để một cái đĩa.

Trên đĩa ấy có để một bì thư trắng, trong đó có 10.000 Đức Mã để cúng dường Ngài. Ngồi từ đây tôi có thể quan sát được hết mọi người, từ trên hàng ghế cạnh tường có các vị Giám mục, Tu sĩ, cho đến ông Dr. Meihorst. Phía bên kia tường óc ghế ngồi của phu nhân ông Thị trưởng Thành phố Hannover và những khách quý.

Câu nói đầu tiên Ngài bảo rằng:

"Hôm nay tôi đến đây không phải với tư cách của một Đạt Lai Lạt Ma, mà là với tư cách một người tạn như những người Việt Nam hiện ở nơi đây".

Thế là một tràng pháo tay vang dội cả Đại điện chứa 604 người có giấy mời, 30 quan khách, hơn 100 đoàn sinh Gia Đình Phật Tử và hơn 30 Tăng Ni.

Ngài nói rằng:

Những người Phật Tử truyền thống, có nghĩa là khi sinh ra đã là Phật Tử, xin cố gắng gìn giữ nề nếp tôn giáo của mình. Vì đây chính là sợi dây vô hình gắn chặt mình với quê hương và nguồn cội.

Rồi Ngài chuyển qua đề tài "Tứ Diệu Đế" một cách linh hoạt. Ngài nói về Khổ Đế, về Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế.

Về Khổ Đế, Ngài nói nếu cứ đóng cửa hoài như vậy thì cũng khổ lắm. Sao hôm nay nóng thế?

Thế là một tràng pháo tay lại vang lên, hai cánh cửa giữa nơi Đại điện được mở ra, ngồi bên trên nầy nhìn ra thấy Đức Phật A Di Đà đang ngự trị trên một tòa sen tại đó.

Không biết có phải đèn quay phim chiếu dọi nhiều quá, hay lại vì người đông mà hôm đó nóng thế, trong khi đó bên ngoài nhiệt độ chỉ 10 độ C mà thôi. Theo tôi, có lẽ nhờ thần lực gia trì của Ngài mà Đại điện nơi đây đã nóng hẵn lên. Vì trước đó đèn pha cũng chiếu như thế nhưng Đại điện vẫn lạnh như thường. Phải chăng một vị Thánh có đủ quyền uy như thế?

Ngài nói về thánh thiện và tội lỗi và Ngài nói:

Muốn chứng được quả vị giác ngộ giải thoát chỉ cần giữ giới cho thanh tịnh và thực tập thiền định, hướng về nội tâm thì sự an lạc mới vĩnh cửu.

Ngài đã nhấn mạnh rất nhiều lần về điều nầy. Và đây cũng chính là đường về nội tâm của Đạo Phật vậy.

Ngài đã kêu gọi Đại diện các Tôn giáo khác hãy có trách nhiệm trong vấn đề hòa bình của nhân loại và cũng đừng nên nhân danh Tôn giáo nầy hay Tôn giáo nọ để chinh phục kẻ khác, mà hãy tự mình nêu cao giá trị nội tâm của mình. Đó mới là con đường hòa bình vĩnh cửu của nhân loại.

Đoạn nầy được vỗ tay lâu nhất, cả phần tiếng Đức và tiếng Việt. Hôm đó ông Christof dịch tiếng Tây Tạng ra tiếng Đức rất hay và Hạnh Tấn dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt cũng rất trôi chảy, nhuần nhuyễn.

Phần phát bồ đề tâm, Ngài không đề cập đến nhiều có lẽ vì ít thì giờ và Ngài dừng bài thuyết pháp lại vào lúc 15 giờ 40 phút.

Tôi có trờ tới để thưa Ngài là cho phép Phật Tử hỏi chừng 10 phút. Ngài đồng ý và các câu hỏi được bắt đầu.

Có một người Đức xin được đặt câu hỏi. Nhưng Ngài bảo hôm nay đặc biệt cho người Việt Nam, nên người Đức ấy lại thôi. Đây là lần thứ 3 Ngài đã lưu tâm về vấn đề ấy. Lần thứ nhất khi ở phi trường, phóng viên đài truyền hình NDR hỏi Ngài tại sao Ngài đến Hannover?

Ngài bảo rằng: Tôi đến đây vì những người Việt Nam.

Cả 3 lần như chúng ta thấy, quả Ngài đã rất quan tâm đến vấn đề của Việt Nam chúng ta rất nhiều. Chúng ta không may mắn được như nhân dân Tây Tạng, có một bậc chân tu thực chứng như Ngài, nên vấn đề hòa hợp, thống nhất vẫn còn triền miên khổ hải. Còn Ngài, là hiện thân của chân lý, nên người Âu Mỹ đã xem Ngài là một sứ giả của hòa bình, nên năm 1989 Ngài đã được lãnh Giải thưởng Nobel Hòa Bình cũng nằm trong ý nghĩa đó.

Trước đây Ngài đến Đức, các chính trị gia ít lưu tâm; nhưng sau bao nhiêu tháng ngày hoạt động kiên trì, mềm dẻo của Ngài đã làm mềm lòng những người cầm quyền tại Âu Mỹ. Bằng chứng là ngày mai 19.6.95, Ngài điều trần trước Quốc Hội Đức về vấn đề Trung Cộng vi phạm nhân quyền tại Tây Tạng một cách trầm trọng.

Nghe qua bài pháp có người rất thấm thía. Ngồi bên trên nhìn xuống, tôi thấy có người đang ngử gục và sau nầy nghe kể lại rằng dưới Hội Trường với hệ thống trực tiếp truyền hình, ban đầu đã đầy người, cũng rất trang nghiêm thành kính; nhưng vào cuối giờ chỉ còn lại những người Đức đang thành kính lắng nghe. Còn người Việt thì hầu hết đi ra ngoài và hay thích nói chuyện riêng. Đó có lẽ là dân tộc tính của người Việt Nam mình chăng?! Nhưng phải thành thật mà nói, trên Đại điện chùa Viên Giác hôm đó gần 800 con người với 800 quả tim, 800 khối óc, ai ai cũng đều cùng một nhịp thở và thấm sâu từng lời nói, từng động tác của Ngài trong khi thuyết giảng. Nhìn xuống xa hơn, tôi thấy Chánh điện bên trái và bên phải vẫn còn trống, như thế, ít nhất Đại điện chùa Viên Giác phải chứa đến 900 người mới chật hoàn toàn.

Ngài đã nói một dung bài pháp như Đức Phật đã nói tự mấy ngàn năm nay; nhưng điều căn bản ở đây, nếu có thật tu mới thực chứng được. Cũng như có ăn mới có no. Nếu không tu cũng như không ăn thì sẽ không bao giờ chứng và no được. Đó là một chân lý cần phải hiểu rõ.

Trước và sau đó có nhiều người đem con của mình tới cho Ngài xoa đầu cho bớt bệnh, hoặc muốn gần Ngài để được thần lực chở che v.v… Tôi có nói rằng: Ngày xưa Phật đã bảo � ai tu cũng thành Phật cả, tự mình chẳng lo tu, khi thấy người ta thành Phật rồi, mình lại đến ké nhờ ơn đức ấy, quả thật là khó nói. Mọi người đều hiểu ý tôi, cười � nhưng rồi việc đâu cũng vào đó. Vì họ thấy tu hành sao khó khăn quá, thôi cứ chờ cho ai đó tu có kết quả thì mình cậy nhờ vậy. Đó là một cái bệnh lười của chúng sanh. Chúng sanh lúc nào cũng sợ đọa vào trong 3 đường dữ; nhưng việc ác không chừa và việc thiện chẳng làm dữ; nhưng việc ác không chừa và việc thiện chẳng làm, thì làm sao tránh được lao đao trong đường sinh tử?

Khi Ngài chuẩn bị chấm dứt câu trả lời cuối, tôi và Thầy Minh Phú đại diện cho Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Đức mang tấm tranh và khay tịnh tài cúng dường ra phía trước, để dưới chân Ngài.

Khi Đức Thụ vừa địch xong những câu trả lời ra tiếng Việt cuối cùng, chúng tôi lại thi lễ tạ ơn Ngài 3 lễ, đoạn trao bức tranh sơn mài và khay lễ 10.000 Đức Mã để cúng dường và làm lộ phí cho Ngài cũng như phái đoàn. Ngài đưa tay ra đỡ lấy rồi trao qua cho những nhân viên ngoại giao tháp tùng với Ngài.

Ngài đã trao tặng Chùa Viên Giác một tượng Phật bằng đồng, thếp vàng, trên ấy có bọc một dải lụa trắng và tôi đã để tượng Phật ấy lên đầu thật lâu, trong bao nhiêu tiếng vỗ tay vang dội ở phía dưới. Đây là một pháp bảo vô giá mà Chùa Viên Giác đã có được.

Ngài xuống tòa trong khi bao nhiêu tiếng vỗ tay vang dội cả Đại điện ngày hôm ấy. Suốt cả 2 tiếng đồng hồ tôi không nghe một tiếng động nào cả. Quả thật, thần lực của Ngài đã chinh phục tất cả mọi người.

Gia Đình Phật Tử đã ngồi chận lối giữa mục đích để làm hàng rào danh dự, nên khi Ngài chuẩn bị đi ra, 2 bên nơi nầy đã dạt ra một lối trống ở giữa, Ngài đã bước ra trong nụ cười từ ái, với những cái vẫy tay và cái chào thân thiện.

Hòa Thượng Thích Thiền Định tiễn Ngài ra đến chỗ tượng Đức Phật A Di Đà; còn tôi và Hòa Thượng Thích Minh Lễ, Sư cô Diệu Hạnh và Tăng Ni cũng như Phật Tử tiễn Ngài ra đến đường Karlsruher bằng chân trần không mang giày, chỉ có vớ mà thôi.

Khi Ngài ra đến nơi tượng A Di Đà, Ngài đã mang giày vào để đi tiếp con đường mà Ngài còn cần phải đi nữa để mang lại hòa bình, lợi tha cho nhân dân Tây Tạng cũng như thế giới.

Khi xuống đến những bậc thang cấp cuối cùng Ngài đã vẫy tay chào. Mọi người vỗ tay tiễn đưa Ngài một cách rất thành kính. Khi chuẩn bị lên xe có một người Đức thuộc đài truyền hình nào đó muốn đặt một câu hỏi. Ngài hoan hỷ trả lời bằng tiếng Anh và bên cạnh đó có ai đưa một bảng hiệu bằng tiếng Anh "Nhân quyền cho Việt Nam và Tây Tạng". Bảng bên kia bằng tiếng Đức cũng nội dung đó. Khi trả lời phỏng vấn xong, một số người đã đưa tay qua từ bên kia chiếc xe Audi cho Ngài bắt, Ngài đã trườn qua xe để vỗ mạnh vào bàn tay đối diện bên kia, đoạn Ngài làm lễ chú nguyện vào một đĩa gạo, rồi Ngài vào xe với 2 nhân viên ngoại giao.

Xe ngài đã đi, nhưng lòng người còn ở lại đầy ắp yêu thương của một bậc Thánh nhân đã trang trải trong suốt 4 tiếng đồng hồ qua tại Chùa Viên Giác. Một số khác lên nhặt những hạt gạo rơi nơi Chánh điện, gạo mà Ngài đã chú nguyện và chắc chắn nay mai sẽ gởi về các địa phương để biếu các Chi Hội Phật Tử những hạt gạo nhiệm mầu nầy. Một số khác nhặt những cành hoa dưới chân Ngài và như còn luyến tiếc đây đây những gì mà họ muốn nắm giữ.

Tối hôm ấy tôi đã không ngủ được, vì quá vui mừng xúc động. Còn trước đó một đêm cũng không ngủ được, vì lo lắng cho ngày mai khi Ngài tới. Lúc Ngài đến trời mưa hoa cúng dường, lúc Ngài đi ánh sáng thái dương rọi chiếu, như mang trí tuệ đến cho tất cả mọi người.

Sáng hôm sau 19.6.95 khi lên Đại điện giờ thiền và tụng kinh Lăng Nghiêm, tôi cảm nghe như sức gia trì vẫn còn mãnh liệt đâu đây. Thế rồi tôi cũng lạy Phật, lạy Tổ để ra đi vào ngày hôm ấy.

Viết đến đây tôi lại quên một vấn đề quan trọng nữa là, hôm qua 18.6.95 sau khi Ngài đã giảng pháp xong, Ngài có tụng kinh gia trì về trí tuệ. Sau đó Hòa Thượng Thích Thiền Định bắt Bát Nhã cho đại chúng tụng và hồi hướng. Không khí thật thành kính trang nghiêm. Tại sao cũng một bài kinh Bát Nhã đó, mà hôm nay trang nghiêm thánh thiện quá vậy?

Nhìn người Việt Nam rồi nhìn người Đức khắp hết Đại điện, tôi thấy ai cũng rạng rỡ tấm lòng.

Sau khi mọi người nghe pháp, tôi có hỏi cảm tưởng của một số vị; họ bảo rằng hoan hỷ quá. Trong đời họ chưa bao giờ cảm nhận được một sự an lạc như vậy. Sự an lạc ấy do từ tha lực của Đức Đạt Lai Lạt Ma và cũng chính phần lớn đều do tự lực của chính mỗi người đã trân trọng với một thời pháp trang nghiêm như thế.

Trong quyển "Tự Do Trong Lưu Đày" (Freedom In Exil) Ngài có khẳng định lại một điều mà các Phật Tử Việt Nam của chúng ta cũng cần nên lưu ý. Ngài bảo: Chữ Đạt Lai Lạt Ma người Trung Quốc dịch là Hoạt Phật hay Phật Sống là sai; mà Đạt Lai có nghĩa là Trí Tuệ hay Biển Trí Tuệ hay Hoa Sen Trắng. Lạt Ma có nghĩa là một vị Thầy. Nếu dịch nghĩa chung của 2 chữ nầy, có nghĩa là: Một vị Thầy có đầy đủ trí tuệ. Chẳng qua đó chỉ là hóa thân của Đức Bồ Tát Quan Thế Âm. Có nhiều người chưa chứng đạo, tự khoe mình đã chứng. Ngược lại, những người đã chứng đắc như Ngài, Ngài ít khi nào nói về cái sở chứng của mình. Điều ấy cũng giống như Đức Phật còn tại thế vậy. Mặc dầu Ngài có thần thông rất đa dạng; nhưng khi Ngài Mục Kiền Liên dùng thần thông để thi triển thần lực với ngoại đạo, vẫn thường hay bị Đức Phật quở trách.

Có nhiều người hỏi Ngài bao nhiêu tuổi?

- Ngài cười.

Nhưng cũng có nhiều người trả lời thế cho Ngài rằng:

- Ngài chừng 700 tuổi.

Nếu tính trung bình cho mỗi vị Đạt Lai Lạt Ma là 50 tuổi thọ, thì qua 14 đời Đạt Lai, đều ấy quả là số tuổi hiển nhiên của Ngài.

Có nhiều người Âu Châu đặt nhiều câu hỏi thẳng thắn với Ngài rằng:

- Theo họ biết, cũng như theo truyền thuyết của Phật Giáo Tây Tạng là không có đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 nữa. Điều ấy có đúng không?

Ngài bảo với các phóng viên rằng:

- "Bây giờ tôi chưa chết, làm sao biết được".

Đó chỉ là một cách trả lời khéo mà thôi.

Có lúc, một số nữ tín đồ Phật Giáo người Âu Châu hỏi Ngài rằng:

- Tại sao cho đến bây giờ đã 14 đời Đạt Lai Lạt Ma rồi mà chưa có vị nào người nữ?

Ngài trả lời rằng:

- "Tại sao không?"

Những câu trả lời của Ngài rất vi diệu và đã làm hài lòng với tất cả những ai tò mò muốn hiểu biết về Tây Tạng, về tái sinh, dầu cho đó là một Học giả, một Giáo sư Đại học, một Thư ký, một Tu sĩ, một Chính trị gia, một Thương gia v.v… và v.v…

Càng ngày người Âu Châu và Mỹ Châu càng theo Phật Giáo Tây Tạng càng nhiều hơn nữa, mà ngay cả người Việt Nam mình cũng thế. Mới đầy theo, có lẽ vì tính cách huyền bí; nhưng khi đi sâu vào nội tâm, tu theo Phật Giáo Tây Tạng có sở chứng rất nhiều. Dĩ nhiên, các trường phái Phật Giáo khác, nếu chúng ta đi sâu vào thiền định hoặc nghiêm trì giới luật, chúng ta vẫn có thể chứng đắc như thường. Nhưng đa số nghiêng về phía Tây Tạng, vì Tây Tạng có được một nhà lãnh đạo cả giáo quyền lẫn thế quyền lỗi lạc như Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Trong 2 quyển sách vừa nêu trên, Đức Đạt Lai Lạt Ma có nhận định rằng: Mặc dầu số người Tây Tạng tu hành đông; nhưng thật ra sở tu và sở chứng của họ cũng ít lắm. Điều ấy cho ta thấy rằng bất cứ trong một tổ chức quần chúng nào cũng thế, nó phức tạp và ô hợp lắm. Ngay cả cộng đồng Tăng lữ của Việt Nam cũng vậy, dĩ nhiên cũng có một số vị xuất sắc, nhưng không nổi bật về việc ấn chứng cũng như việc tu trì; nên khi ra làm việc đạo tại ngﯦ#7841;i quốc nầy, chỉ có được bề nổi bên ngoài, phần nội tâm thì còn phải tu trì nhiều hơn nữa.

Ngài cũng đã đề cập trong sách trên rằng: Những nghi lễ tôn giáo của Tây Tạng quá rườm rà, cần phải bỏ bớt, và chính Ngài cũng có ý thay đổi về địa vị của Đạt Lai lạt Ma, cốt làm sao cho dân tộc Tây Tạng tiến bộ nhiều hơn nữa.

Trong một quyển sách khác, nhan đề là "Khi chim Sắt Bay", do Vũ Nguyen Khang ở Đan Mạch dịch, có đăng trong Viên Giác lâu nay và trong Viên Giác số 88 xuất bản vào tháng 8 năm 1995 cũng có đề cập chi tiết về cuộc sống của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài có nói rằng: Tôi nói tiếng Anh được; nhưng lười học lắm, vì vậy những ngữ vựng ít ỏi lắm. Tuy Ngài nói vậy thôi vậy, nhưng Ngài rất vững vàng về ngôn ngữ nầy. Tôi đã có nhiều lần nghe Ngài giảng về Phật Pháp bằng tiếng Anh tại Hamburg, cũng như nghe các câu phỏng vấn trên đài truyền hình Đức và Pháp cũng như Mỹ khi Ngài trả lời.

Tháng 3 năm 1995 vừa rồi, tôi và một phái đoàn 13 người Phật Tử Việt Nam từ Đức sang Ấn Độ để chiêm bái các Phật tích. Trong 13 người ấy chỉ có 6 Phật Tử mà đến 7 Tu sĩ. Dĩ nhiên chuyến đi gặt hái được rất nhiều thành quả tốt đẹp về nội tâm; nhưng cũng đã có nhiều người muốn tìm hiểu sâu hơn về Phật Giáo Tây Tạng.

Khi đến chiêm bái Bồ Đề Tràng vào một buổi chiều, tôi tình cờ gặp một vị Lạt Ma tái sanh mà nhiều người rất ngưỡng mộ. Đó là Ngài Lin Rimpouchie. Theo ấn chứng của tái sanh cho biết rằng: Ngài là vị Thầy cũ của Đức Đạt Lai Lạt Ma tái sanh. Đức Đạt Lai Lạt Ma có hai vị Thầy, nay đều đã viên tịch và nay cũng đã tái sanh. Một vị hiền từ như người mẹ, đó là vị Lin Rimpouchie nầy và một vị khác khắc khe như một người cha cũng đã tái sanh và tìm lại được rồi. Cả hai vị đều có ảnh thờ chung với Đức Đạt Lai Lạt Ma, hai vị nầy ngồi hai bên Ngài.

Tôi, một Tăng sĩ Phật Giáo Việt Nam, dĩ nhiên là tin vào luân hồi rồi và tôi cũng đã đọc rất nhiều về sách tái sanh của Tây Tạng, nhưng tôi muốn biết chắc thực hiện tượng tái sanh ấy như thế nào, nên cũng phải tìm hiểu thêm.

Vị Lin Rimpouchie hôm đó đi nhiễu tháp, tình cờ khi đến gần chỗ tôi ngồi lại bước qua và hỏi tôi bằng tiếng Anh: - What are you doing here?

Tôi trả lời:

- I�m waiting anny Vietnamese here.

Vị ấy mới 10 tuổi thôi. Nghe đâu đi Mỹ chỉ có 3 tháng, sau khi về nói tiếng Anh rất lưu loát. Tôi hỏi tiếp:

- Have you been in Europe?

Vị ấy trả lời rằng:

- May be!

Đoạn tôi hỏi:

May I take one picture (Photo) together With you? Vị Lin Rmpouchie trả lời rằng:

- No probleme.

Rồi vị ấy chạy đi,trông rất hồn nhiên, dễ thương như những đứa trẻ 10 tuổi khác.

Sau khi đi về Đức, tôi đưa tấm hình ấy cho mọi người xem, ai cũng vui và nói rằng tôi rất có phước nên mới được gặp vị thầy của Đức Đạt Lai Lạt Ma mhư thế. Tấm hình ấy Thầy Từ Trí chụp dùm rất tự nhiên. Vị Lin Rimpouchie ấy ngoẹo cổ vào mình tôi và mĩm cười rất duyên dáng trong tư thế đứng. Nơi đó là nơi mài người nữ Phật Tử đầu tiên đến quy y với Đức Phật lúc Ngài mới thành Phật và chưa thành lập Tăng đoàn. Chỉ có quy y Phât, quy y Pháp mà thôi. Nơi đó ngày nay một trụ đá cò dựng ở đó và khắc ghi về sự tích này để lưu niệm.

Tối hôm đó, quý Thầy quý Cô khác đi đến chỗ vị Lin Rimpouchie này ở để vấn đạo. Tôi ở lại chùa Phật Giáo Việt Nam tại Bồ Đề Đạo Tràng, không đi. Vả lại ngững Thầy Cô khác cũng dấu tôi không cho tôi biết, sau này xem lại Vidéo mới thấy được. Cung cách tiếp đón và chúc phước, nói năng bằng tiếng Anh lưu loát, chỉ học trong 3 tháng mà nói được như thế quả là một việc hết sức huyền diệu, mà một đứa trẻ ngoại quốc 10 tuổi khó có thể có được.

Tôi định đem tấm hình chụp chung với vị Lin Rimpouchie khoe với Đức Đạt Lai Lạt Ma khi Ngài đến chùa Viên Giác vào ngày 18.6.1995 vừa qua; nhưng bận quá. Vả lại tự mình hiểu đủ rồi, cần gì phả sỗ sàng với Thánh vương như vậy. Dẫu biết rằng với Đức Đạt Lai Lạt Ma là một vị Thánh Tăng đơn giản chưa có ai bằng; nhưng cũng có nhiều vị Lạt Ma kiểu cách và trịch thượng lắm. Bằng chứng khi đến đảnh lễ một số vị Lạt Ma, có vị thi lễ lại, nhưng cũng có vị ngồi yên trong tư thế như là chuyện đương nhiên. Trong khi đó với Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngai vàng và pháp tòa đã dành riêng cho Ngài; nhưng Ngài phải tự mình đảnh lễ Phật và pháp tòa, sau đó mới thăng tòa thuyết pháp. Khi người khác thi lễ Ngài, Ngài cũng cuối sát xuống để cụng đầu hoạt lấy tay đỡ người quì mọp dưới chân mình lên. Quả thật chưa có vị Thánh Tăng nào có được một cử chỉ khoang dung độ lượng như thế và bình dân không ai bằng. Có lẽ Ngài nhờ bình dân, đơn giản như vậy mà thu phục được nhân tâm của nhân loại chăng? Trên quả đất ngày nay có 5 tỉ người; nhưng ít nhất Ngài cũng đã chinh phục hơn phân nửa số đó. Có người đã gặp được Ngài, nhưng đa số không phải ai cũng có được nhân duyên ấy. Những người dân Tây Tạng chưa chắc đã gần được Ngài, mà chỉ sống trong tình thương yêu của Ngài. Nếu có, ngày nay đa số qua hệ thống truyền hình và báo chí, nhiều người đã biết đến ngài.

Viết đến đây tôi cũng xin mở một dấu ngoặc để nói về việc thi lễ đối với chư Tăng Việt Nam. Dĩ nhiên Việt Nam vẫn có nhiều vị Cao Tăng, Đại Đức, đạo cao đức trọng; nhưng cũng có lắm vị phàm Tăng, ham được người ta cúng dường và lễ bái mình. Đi đâu cũng muốn có sự đón đưa thật linh đình. Đến đâu nếu chưa kịp chuông trống bát nhã cung nghinh, không đảnh lễ kịp thời thì có ý buồn rầu, trách móc. Khi người đối diện không xưng con, không khép nép với mình, tự nhiên thấy mình bị tự ái, hờn mát và không vui vẻ với nhũng câu chuyện sau đó.

Nhiều vị Tăng nghỉ rằng Phật tử đãnh lễ mình là chuyện đương nhiên, cứ ngồi ì ra đó cho họ lễ; nhưng đâu có biết rằng, vì phước mình chưa đầy đủ, làm như thế chỉ có bị trừ chứ không có cộng. Phước đức đã hao mòn mà tội lỗi mà da tăng. Chỉ khi nào người lạy và kẻ được lạy, không còn phân biệt bỉ thử thì việc lạy ấy mới có ích. Tuyệt nhiên không nên ép buộc, nhất là ép buộc vì vấn đề tâm linh.

Ví dụ: Đức Đạt Lai Lạt Ma sờ vào đầu ai, ôm người đó vào lòng, lấy tay của mình ôm một số người đông, trong khi đón rước Ngài, ai ai cũng muốn được vinh dự đó. Nếu bình thường một vị tăng nào đó, làm cử chỉ ấy, trong nó hơi hề. Vì mọi người chung quanh chưa có ý tự nguyện như vậy và chính vì đức độ của mình chưa có, nên chưa ảnh hưởng đến những người chung quanh. Nhung Ngài thì ngược lai.

Sáng hôm ấy ngày 19.6.95 tôi lạy Phật lạy Tổ xong, ra đi với một xách hành trang nặng trĩu sự vui mừng. Người ta đi đâu thường hay buồn; nhưng hôm đó sao tôi lại vui quá. Vui vì đã làm xong một bổn phận và vui rồi đây Chùa Viên Giác sẽ là nơi quy ngưỡng của nhiều người. Trong đó kẻ cả các Tu sĩ và các Phật Tử, Việt cũng như Đức.

Xe dừng lại dừng lại nơi bến "gare", tôi vội xuống xe đi nhanh về phía quầy bán báo. Tờ Hannoversche Allgemeine Zeitung tôi đã thấy ở Chùa rồi, có đăng hình và bài về ngày hôm qua. Tôi mua hai tờ khác nữa. Đó là tờ Neue Presse và tờퟴ báo Bild. Tờ nào cũng tường thuật rất tỉ mỉ và rất thuận lợi cho chiều hướng phát triển của Phật Giáo tại Đức. Nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử và triết học cũng như Tôn giáo đều phải thừa nhận rằng:

Tất cả mọi chuyển động của thế giới về các ngành nầy đều xuất phát từ Đức. Ví dụ triết gia Schopenhauer mở đầu cho kỷ nguyên của Phật Giáo du nhập vào Đức từ thế kỷ thứ 19. Nietzsche, một triết gia đại của Đức đã có cái nhìn không xa triết lý của Phật Giáo bao nhiêu. Hermann Hess, người đã viết tác phẩm "Đường Về Nội Tâm" rất nổi tiếng. Nhà Bác học Einstein đã quả quyết rằng: Tất cả những phát minh của ông đều dựa trên tinh thần khoa học của Phật Giáo. Rồi Karl Marx, cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản cũng đều từ đất nước nầy phát sanh. Nhà tôn giáo cải cách Luther Martin cũng người Đức. Vì những lý do trên, nên nhiều nhà phê bình có nhận định rằng: Thế kỷ thứ 21 là thế kỷ của Phật Giáo và điều xuất phát từ nước Đức đa diện nầy. Có lẽ nhận xét ấy không sai. Vì trong hiện tại kinh sách Phật Giáo bằng tiếng Đức xuất hiện vô số kể trong lãnh vực học đường, khoa học hay cả tại các nhà thờ của hai Giáo Hội Thiên Chúa Giáo và Tin Lành.

Sau khi đi ẤᮠĐộ vào tháng 3 năm 1995 về, tôi có đến gặp Đức Giám Mục Hofmeier địa phận Hildesheim, khi dùng cơm xong tại giáo xứ, Ngài có nói tôi chỉ sơ qua về giáo lý căn bản của Phật Giáo cho Ngài và ông Helmut Hanefeld đã chỉ cho Ngài và các vị Cha xứ, các Dì Phước thực tập thiền hôm đó. Đoạn Ngài hỏi tôi rằng:

- Có phải Phật Giáo hay hơn Thiên Chúa Giáo hay sao mà người ta bỏ Đạo Chúa theo Đạo Phật nhiều vậy?

Tôi trả lời rằng:

- Thưa Ngài, mỗi một thứ thuốc hợp cho mỗi một căn bệnh khác nhau. Có lẽ ở Âu Châu lâu nay dùng loại thuốc giống nhau, nên căn bệnh đã quen rồi. Bây giờ có loại thuốc mới, nên họ muốn thay đổi chăng!

Tôi cũng trấn an Ngài rằng:

- Xin Ngài đừng lo. Mỗi tôn giáo là một bông hoa đẹp, chúng tôi hiện diện ở đây chẳng khác nào làm cho vườn hoa tâm linh của quê hương nước Đức nầy càng đẹp đẽ hơn lên thôi.

Đức Giám Mục mỉm cười.

Ba tờ báo lớn tại Hannover đều tường thuật một cách đầy đủ và rất tỉ mỉ, tôi đã dịch ra từ tiếng Đức phía dưới bài nầy, xin quý vị đón xem. Về hình ảnh cả 3 tờ báo, tờ nào cũng có một số hình khác nhau.

Như tờ Hannoversche Allgemeine Zeitung, phần trang đầu đăng hình màu, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang choàng chiếc khăn chúc phước màu trắng cho ông Thị trưởng Thành Phố Hannover, vào trang ruột bên trong đăng 2 hình trắng đen. Hình thứ nhất là hình Đức Đạt Lai Lạt Ma chắp tay chào mọi người khi đến Tòa Thị Chính. Hình thứ 2 đăng 3 em thiếu nữ Phật Tử Chùa Phật Bảo, trên tay đang nâng 3 đĩa đồ chay có 3 con rồng làm bằng củ cải trắng.

Tờ Bild Zeitung có số độc giả bình dân tương đối nhiều tại Hannover, bên trong có đăng 4 hình màu. Hình lớn nhất là hình Đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi trên Ngai vàng do Sư Cô Diệu Ân thiết kế rất hùng dũng. Hình thứ 2 nhỏ bên tay trái là hình ông Thị trưởng Thành phố Hannover dắt tay Đức Đạt Lai Lạt Ma. Hình thứ 3 ở giữa chụp toàn cảnh Chùa Viên Giác có hồ sen và Bảo Tháp 7 tầng cùng Chánh điện. Hình thứ 4 chụp Ngài đang vẫy tay chào mọi người, trong khi Ngài ở trong chiếc xe Audi đời mới.

Riêng tờ Neue Presse có 4 hình màu cũng rất độc đáo. Hình thứ nhất chụp toàn cảnh cung nghinh Ngài khi mới vào cổng chính Chùa Viên Giác có mặt tất cả chư Tăng và lọng cung nghinh Ngài. Hình thứ 2 bên trái chụp hình Ngài đang đỡ một người đàn bà Thái Lan đảnh lễ dưới chân Ngài ở một công trường đi bộ gần Tòa Thị Chính. Hình thứ 3 Ngài thăm hỏi trẻ em tạn Việt Nam khi mới vào cổng và hình thứ 4 chụp Ngài đang ký Sổ Vàng Lưu Niệm tại Tòa Thị Chính. Đứng bên cạnh Ngài là ông Thị Trưởng và các chính trị gia của Tiểu Bang Niedersachsen.

Khi tôi lên xe ICE, là một loại xe sang trọng nhất của nước Đức hiện nay. Loại xe nầy Nhật đã chế từ năm 1967. Tính ra Đức đi sau Nhật chừng vài chục năm về kỹ nghệ hóa. Chỉ có điều là đồ Đức chắc và bền gấp 10 lần đồ Nhật; nên nhiều người cũng rất ưa dùng đồ của Đức. Trên chiếc xe nầy, như một phòng khách di chuyện tự động, nơi đó họ có thể ngủ, đọc sách hoặc chuyện vãn v.v… Tôi thì không, mỗi khi lên xe nầy thường hay viết bài, đôi khi cũng đọc sách. Xe ICE lòng rộng, các ghế ngồi tựa như ghế trong máy bay, nhưng rộng rãi hơn. Trong xe nầy có thiết trí Tivi, điện thoại công cộng, cho biết xe chạy ở tốc độ bao nhiêu và trước khi xuống xe, hành khách đều có thể biết được là cửa tự động mở bên phải hoặc bên trái v.v…

Thế giới văn minh quá mà con người thì còn khổ đau nhiều quá. Biết nói sao đây? Tôi ngồi bên cạnh một người đàn bà Đức. Người ấy đang đọc tờ Hannoversche Allgemeine Zeitung, dở ngay trang trong tường thuật về Đức Đạt Lai Lạt Ma. Sau đó bà ta gợi chuyện với tôi về chuyến đi nầy, tôi đã đưa bà thêm 2 tờ báo khác để bà đọc. Sau khi bà đọc xong, bà ta nhìn tôi và nói rằng Hoheit (Bệ hạ) (ý chỉ Đức Đạt Lai Lạt Ma) đến thành phố Hannover và đã mang đến cho mọi người cư dân tại đây một hòa bình nội tâm miên viễn.

Tôi nghe một người Đức nói được câu nói ấy, cảm nhận sâu tận đáy lòng, tôi có nói về Ngài cho bà ta nghe và bà ta đã nghe một cách chăm chú.

Mỗi danh xưng cho mỗi người, mỗi một địa vị nó khác nhau; nhưng bà dùng chữ Hoheit ở đây không sai mấy. Vì Ngài cũng là bậc Quân Vương nữa mà. Nếu dùng tiếng Đức để chỉ cho Ngài, họ nói là Seine Heiligkeit, tiếng Anh gọi là His Holiness. Có nghĩa là Thánh Đế hoặc Thánh Vương. Nếu dùng chữ Hoheit chỉ có nghĩa là Bệ Hạ hay Hoàng Thượng mà thôi. Vì thế khi nói với Ngài thường xưng 2 chữ His Holiness trước. Nếu chỉ hỏi "How are you today?" là không ổn rồi. Cũng như khi xưng với một vị Hòa Thượng, tiếng Đức phải nói là Hochehrwuerdige, tiếng Anh gọi là The most Venerable, tiếng Pháp nói Le très Vénérable. Nếu muốn dùng nói đến Thượng Tọa thì xưng Venerable bằng tiếng Anh. Tiếng Đức nói Ehrwuerdige. Tiếp Pháp nói Vénérable. Tất cả những chữ nầy nó có nghĩa là "Bậc đáng Tôn kính". Nếu chỉ dùng chữ Ladies and Gentlements trong một buổi tiệc mà có mặt của các vị chức sắc Tôn Giáo quả là điều sai lầm rất lớn.

Khi xuống xe lửa để đổi xe đi phi trường Frankfurt bà ta xin địa chỉ của Chùa và nói rằng: Đây đúng là một nhân duyên và hy vọng sẽ có một ngày nào đó tôi sẽ đến Chùa để thăm Thầy.

Đạo Phật như thế đó. Đơn giản lắm, đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng, không bằng dao to, búa lớn. Không bằng bạo lực, không bằng chiến tranh và thù hận, mà bằng tình thương miên viễn đối với mọi người và mọi loài.

Tôi đã miên man suy nghĩ về một con người. Con người đã thật là Người và chính Người ấy hôm nay ngày 19.6.95 đang điều trần trước Quốc hội Đức về vấn đề vi phạm nhân quyền của Trung Cộng nơi quê hương của Ngài. Nơi đó giờ đây có 6 triệu người Tây Tạng; nhưng có đến 7 triệu người Trung Cộng. Đúng là lấy số đông để đi áp chế thiểu số. Để xem rồi đây sự thật sẽ trở lại bên nào? Chắc chắn một điều nó không đến với người có quyền thế, mà sự thật bao giờ cũng sẽ trả về cho lẽ phải của nó. Đó là chân lý từ ngàn xưa.

Bản án ở đây không nằm ở người tu, mà bản án sẽ kế tội vào Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã vi phạm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Ban đầu tôi nghĩ nếu để câu chuyện nầy vào Chương Một của quyển sách nầy nó không phải lắm. Tuy nhiên sau khi viết gần hết Chương nầy, tôi thấy nó hay hay và ý vị làm sao. Cũng một nhà tu nhưng là một bực Thánh. Cũng là một nhà tu nhưng phải chịu ở tù. Cũng là một nhà tu nhưng phải vương vòng tục lụy. Cũng một nhà, rất thoát tục; cũng là một nhà tu; nhưng oan trái phũ phàng? Phải chăng tất cả đều do nghiệp lực của mình và phước duyên của mình đã tạo? Tạo phước và tạo tội thì dễ tạo. Nhưng tạo ra cho có cái Đức để đời noi theo không phải là chuyện giản đơn thuần khiết.

Đến phi trường Frankfurt sau khi cân hành lý xong, tôi đi mua 7 tờ báo khác tại đây để tìm thêm có tờ nào đăng về việc Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Hannover không? Nơi đây tôi có hơn một tiếng đồng hồ, nên tôi đã ngồi xem kỹ từng trang báo một.

Trong 7 tờ ấy có 3 tờ đăng tin và không có tờ nào đi hình. Đó là tờ Die Welt "Thế Giới Thời Báo", có số độc giả khá đông, có đi tin. Tờ Frankfurter Rundschau và tờ Frankfurte Neue Presse. Cả 3 tờ đều nói về sự hiện diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại xứ Đức, về Chùa Viên Giác và Trung Tâm Phật Giáo Tây Tạng tại Hannover.

Hơn 8 tiếng đồng hồ có được trên máy bay, bay từ Frankfurt tới Toronto, rồi từ Toronto đến Montréal tôi đã ngồi dịch hết phần tường thuật về Đức Đạt Lai Lạt Ma của 6 tờ báo trên. Một phần vì tính cách thờ sự của nó. Phần khác, khi đến Montréal đọc cho các Thầy và các Đạo Hữu nghe về công việc Phật sự mà tôi đã làm vào ngày hôm qua.

Ngồi trên mây, bồng bềnh như nơi tiên cảnh, đầu óc tôi cứ mơ màng về Ngày Hội Lớn hôm qua và mãi cho đến ngày nay cũng như mai hậu, hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã in đậm dấu nơi tâm khảm của tôi.

Hy vọng rằng với một ít tâm tư chân thành này con xin dâng lên Ngài để hiểu rõ cho đàn hậu học, luôn luôn hướng về chân lý và tình thương. Mong rằng Dân Tộc và quê hương của Ngài sắp thoát ra khỏi vòng lao lý và quê hương, tình người cũng như Đạo Pháp nơi xứ sở của con tình thương cũng sẽ được trải rộng, như sở của con tình thương cũng sẽ được trãi rộng, như cánh tay của Ngài đã dang đón nhân loại và người người thường yêu nhau và hiểu biết nhau hơn.

 

CHƯƠNG HAI

NHỮNG CHUYỆN HÀM OAN 

Khi nói đến vấn đề gì có tínhh cách ngang trái, bẽ bàng, khó khăn để diễn tả sự việc, oan ức cho người trong cuộc, người ta thường đề cập đến câu chuyện "Nỗi Oan Thị Kính" hay câu chuyện "Quan Âm Diệu Thiện", hoặc giả câu chuyện "Tình Duyên Tái Thế" được phóng đại từ cốt truyện "Thoát Vòng Tục Lụy" hay "Thiên Kim Tiểu Thư, Vạn Kim Hòa Thượng" để cho người đời biết rằng, đi tu chưa hẳn đã là thành Phật. Đi tu chưa hẳn đã là dứt hết nợ trần và đi tu cũng chưa hẳn đã là quên mình trong quá khứ để tìm đến một tương lai yên tĩnh đẹp đẽ hơn.

Ở đây người viết sẽ lần lượt đưa các độc giả lui về quá khứ, xem lại chuyện xưa, để hiểu cho chuyện nay và thiết nghĩ nhắc lại chuyện xưa ở đây cũng chẳng phải là một việc thừa thãi. Vì quá khứ bao giờ cũng là một chiếc cầu bắt nhịp với tương lai và hiện tại.

Câu chuyện thứ nhất được kể lại như sau:

Có một người con gái tên là Thị Kính. Khi lấy chồng đã hết mực thờ chồng, nhân một hôm người chồng đang ngủ, Thị Kính thấy chồng mình là Thiện Sĩ có cái râu mọc dưới cằm trông khó coi; vì thế nên mới lấy kéo định hớt cái râu kia. Nào ngờ đâu bà già chồng độc ác nghi quấy cho nàng dâu rằng: Thị Kính có ý giết chồng. Nỗi oan nầy biết tỏ cùng ai, có biện minh thế nào đi chăng nữa thì mẹ chồng mình cũng chẳng hiểu được chút nào! Không biết đây có phải là nỗi oan ức giửa mẹ chồng nàng dâu chăng? Người mẹ vì thương con trai mình mà nghi oan giá họa cho con dâu? Và người vợ vì thương chồng mà không dám nói lên sự thật mà mình đã làm như thế, như thế đó. Cũng là tình thương, nhưng hai thứ tình thương nầy lại không gặp được nhau? Tại sao lại ít kỷ quá như vậy?

Câu chuyện không dừng ở đây. Để cho nỏi oan ức của mình được vơi đi, nàng quyết chí vào chùa xuất gia tầm đạo, để quên đi nổi niềm cay đắng của trần gian. Nhưng quan niệm ngày xưa cũng cay đắng đủ điều, vì trọng nam khinh nữ, nên nàng không chọn bên chùa ni đi tu, mà chọn qua chùa nam để cải trang thành nam nhi mà tu cho dễ.

Ở đây một trong hai lý do nêu trên không biết có đúng được phần nào không? Chỉ có người đương thời mới hiểu được. Nếu ngày ấy Thị Kính vào chùa nữ để xuất gia học đạo, tu hạnh giải thoát thì đâu có cái oan thứ 3 là Thị Mầu trêu ghẹo.

Cái oan thứ hai của người con gái thuở bấy giờ là bị chèn ép nhiều quá, nên nàng đã không chọn giải pháp quyên sinh mà là đi tu để cho nhân tâm thế đạo có thay đổi được chăng?

Khi đã cải nam nhi để đi tu có được pháp danh là Kỉnh Tâm, vẩn bị một người đàn bà trắc nết tên là Thị Mầu, đã tư tình với ai đó, bụng mang dạ chửa, không biết đổ tội cho ai, nên mới lên chùa tìm cách lân la với chú tiểu Kỉnh Tâm và đổ thừa cái bào thai kia là tác phẩm của chú tiểu trong bao ngày chăng gió. Làm như là người tu ai cũng dễ đổ thừa được như thế. Đây là nổi oan thứ 3 của nàng Thị Kính.Ai biện bạch được cho mình đây? Không lẽ bây giờ tự dưng mình khai là nữ nhân mạo nhận nam nhân để vào chùa xuất gia học đạo? Nói như vậy chẳng khác nào thú tội với người ta là: "lạy ông tôi ở bụi nầy". Chi bằng lặng yên để nhận tội với dâng làng và Sư Cụ rằng cái bào thai ấy chính do mình gây nên. Vì thế dây chuông oan nghiệt mới kết thúc cuộc đời của một người trai không thành trai mà gái cũng chẳng thành gái.

Điều nầũng dở mà hay. Cũng hay mà dở. Dở ở điểm nhút nhát không dám nói lên sự thật; nhưng hay ở điểm thực hiện được điều trong Luận Bảo Vương Tam Muội đã dạy là: Oan trái không cần biện bạch. Vì còn biện bạch là nhân ngã chưa xả. Đúng là hạnh của Bồ Tát Quan Thế Âm. Chỉ có Bồ Tát mới chịu đựng được như thế. Chịu đựng cho đến cuối cùng rồi sự thật sẽ trả về cho sự thật, nam nữ, đen trắng, thật giả… đời sẽ luận công tội khi nhân chứng không còn hiện hữu trên cuộc thế nầy nữa.

Tuy rằng hay như vậy, nhưng dở ở chổ là yếu đuối quá, nhiều khi đến nhu nhược không nói lên được tất cả những sự thực cho thế nhân biết rõ về mình đương thực hành hạnh Bồ Tát để độ sanh.

Còn câu chuyện thứ hai là câu chuyện của một nàng Công chúa. Vì muốn đi tu, đã làm cho mẹ mình thương nhớ quá phải bị mù lòa. Phụ vương giận dữ, nên bắt nàng làm đủ điều như nhặt thóc, gánh nước, bửa củi v.v… mục đích không phải để đày đọa Công chúa nhưng vì muốn rằng, sức chịu đựng không nổi, nàng phải hồi gia. Nhưng tâm Công chúa đã quyết nên đã ở lại chùa luôn. Phụ vương quá bực tức cho nên mới cho quân lính đến đốt chùa. Vì tội đốt chùa nên phụ vương bị bệnh phong đơn. Trong khi đó Công chúa được siêu sinh về cõi Tịnh Độ. Đức Phật A Di Đà vì muốn cứu khổ chúng sanh, nên mới sai Công chúa Diệu Thiện trở lại trần gian để độ cho cha mẹ mình sớm quy y Tam Bảo và trở về con đường chân thiện mỹ.

Nhờ giọt nước cành dương và nhờ hối tâm của phụ hoàng và mẫu hậu, nên mắt của mẹ đã sáng, và bệnh phong của cha cũng đã hồi phục. Câu chuyện đến đó là chấm dứt, nói lên nỗi vui mừng của vua và hoàng hậu khi đã hối tâm; nhưng cũng đã diễn tả được sức chịu đựng kiên nhẫn dẻo dai của một nàng Công chúa và Tăng chúng trong chùa. Dầu cho chùa có bị đốt nhưng quyết không thối bồ đề tâm. Điều ấy đã làm cho vua cha bực tức. Kết quả như trên đã rõ. Đây cũng là một hạnh từ bi lợi tha của Bồ Tát Quán Thế Âm muốn độ cho cha mẹ của mình trở về con đường lương thiện.

Câu chuyện thứ ba hơi rắc rối một chút; nhưng chỉ xin tóm lược cốt chuyện mà thôi. Nguyên trước đây 700 năm có một người học trò nghèo, thi không đậu; nhưng chữ rất tốt và hay vào chùa làm công quả, gióng chuông niệm Phật và đặc biệt là hay tụng kinh Dược Sư để cầu nguyện cho kiếp sau được đẹp đẽ hơn.

Trong làng ấy có một nàng tiểu thơ cũng hay đi chùa và mê thơ họa. Một hôm thấy bản Tâm Kinh chép tay đẹp quá nên mới muốn gặp người ấy để giải bày tâm sự. Sư Cụ biết là cả hai không nên gặp; nhưng có lẽ vì tiền duyên nghiệp báo nên hai người đã phải gặp nhau để cuối cùng rồi thề với nhau rằng kiếp sau phải đẹp trai hơn và người khác thì mong rằng kiếp sau sẽ giàu có hơn.

Đến kiếp nầy chàng tuổi trẻ đã xuất gia học đạo. Nàng đầu thai vào ngôi nhà trưởng giả giàu có trong làng. Một hôm nàng đi chùa đã gặp vị Hòa Thượng Hương Đăng có pháp danh là Ngọc Lâm, có đôi mắt tuyệt trần, sao mà giống đôi mắt người xưa của 700 năm về trước quá? Nàng về nhà, với Thiên Kim Tiểu Thư, với cành vàng lá ngọc; nhưng đã mê mẫn tinh thần một Hòa Thượng có biệt danh là Vạn Kim Hòa Thượng.

Mối tình ngang trái ấy, một tăng một tục, đã không được cha mẹ nhà gái đồng ý. Vì làm như thế lỗi đạo và không hợp với nề nếp gia phong của gia đình giàu có; nhưng cuối cùng vì thương con nên phải cưới rể cho nàng.

Đêm tân hôn là một đêm quá hấp dẫn và lôi cuốn mọi người vào câu chuyện tình có một không hai trong cuộc thế nầy. Nhiều người đã vẽ vời suy nghĩ, không biết một gã Hòa Thượng sẽ cư xử với một Tiểu thư như thế nào trong đêm động phòng hoa chúc? Người khác thì thêu dệt gấm hoa, thêm mắm dậm muối cho câu chuyện được đượm nồng.

Cuối cùng thì hương đã tàn và tình đã nguội, nên chàng đã về lại chùa với bao nhiêu lời dị nghị đắng cay của Tăng chúng nơi bổn tự. Ngày lại tháng qua thì người con gái ấy đã thấm thía cho chuyện tình, nên muốn xuất gia đầu Phật. Còn chàng thì đã thành Quốc sư khi đã cứu được vua nhân một lúc chìm thuyền. Bây giờ chàng là tột đỉnh của triều đình. Nàng là người yêu của 700 năm trước đã trở về với Đạo. Nhưng không biết có phải đây là diệu kế để dễ cận kề chàng và đưa vị Quốc sư nầy về lại lời thề xưa hay đó chỉ là một hình ảnh giấu che một tâm sự não nề nào?

Tác giả cốt truyện trên đây là Hòa Thượng Thích Tinh Vân, người rất có uy tín với Phật Giáo Đài Loan ngày nay. Ngài đã xây chùa Phật Quang Sơn tại Đài Loan như là một thế giới cực lạc nho nhỏ. Ngài cũng đã xây ở Mỹ một chùa lấy tên là "Tây Lai Tự" gần 30 triệu Mỹ kim và ngày nay khắp nơi trên thế giới nơi nào cũng có chùa của Ngài xây dựng. Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã dịch sách của Ngài trên đây lấy tên là "Thoát Vòng Tục Lụy", mới đây Việt Nam đã dựng thành phim. Còn ở Đài Loan dựng một cuốn phim dài 35 tiếng đồng hồ có tựa đề là "Tình Duyên Tái Thế". Xem cũng lâm ly bi đát lắm; nhưng kết cuộc của câu chuyện không giống như trong sách của Ngài đã viết là nàng Tiểu Thư kia đã đi tu và có pháp danh là Giác Chúng. Ở đây, phim nầy, các nghệ sĩ cứ cho Tiểu Thư đi theo Quốc sư Ngọc Lâm dài dài cho đến kết cuộc câu chuyện: nhưng rồi cũng chẳng biết là nàng đã làm sao về sau nầy.

Dĩ nhiên đã là tiểu thuyết, trong đó phải có nhiều giả sử; nhưng nếu Tác giả trong cốt chuyện phải là một ông quan tòa công bình nhất thì mới mong vụ xử kiện thành công một cách vẹn toàn, ai cũng chẳng thiệt hại nhiều hơn, mà cán cân công lý bao giờ cũng phải công bình và chính trực thì mới nói lên được hết ý nghĩa của một phiên tòa.

Đó là những câu chuyện của người Trung Quốc dựng lên, còn chuyện của Việt Nam thì như thế nào? Đa số chúng ta, ai cũng biết là tiểu thuyết Việt Nam mình nghèo nàn lắm. Nói vậy có nhiều người sẽ phê bình ngay là không đúng sự thật. Nhưng phải thú thật là tất cả các bộ tiểu thuyết Việt Nam mình chưa có một bộ nào đồ sộ như một trong các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung cả. Việt Nam mình tự hào thì nhiều nhưng tự tu, tự học và tự sửa đổi thì hiếm hoi lắm. Đó là chuyện đáng buồn hay đáng vui?

Ở đây xin đơn cử một vài chuyện oan của Việt Nam như sau. Trong đó có chuyện tình "Lan và Điệp" và chuyện "Hồn Bướm Mơ Tiên".

Chuyện tình Lan và Điệp nó nhạt nhẽo vô ý vị quá. Chuyện kể một người con gái vì yêu không được một người con trai nên mới vào chùa xin xuống tóc xuất gia. Ngày lại tháng qua nàng đã tạm quên đi tình trường nóng bỏng. Nhưng chàng Điệp kia cũng không dằn lòng mình được nên đã tìm đến chùa Sư nữ kia để tìm nàng. Trong khi ấy Điệp thấy Lan đang chôn xác bướm xuống mồ nhằm quên đi một mối tình xa xưa cũ. Điệp buồn rầu quá muốn nối lại tình xưa; nhưng nàng đã cự tuyệt. Có bản kịch thì tác giả cho hai người gặp lại nhau như Kim Kiều tái hợp sau 15 năm xa vắng nhưng cũng có bản cải lương thì cho hai người cắt dứt dây chuông rồi chôn vùi cuộc tình của mình về nơi quên lãng.

Chuyện chỉ có thế thôi. Thấy nó vô vị quá mà không biết bao nhiêu đào kép nổi tiếng của Việt Nam đã đóng tuồng nầy. Nếu người đi tu chỉ vì vấn đề tình phụ thì đâu có gì để xứng đáng mà tuyên dương giáo pháp Phật Đà? Nếu tình đã mất thì đi tìm tình khác chứ cần gì phải vào chùa để làm náo động cảnh thiền môn? Nếu ai đi tu cũng vì chuyện tình như thế cả, hóa ra thiền môn chỉ toàn là những trái tim sắp rụng vì tình à? Xin những nghệ sĩ và văn sĩ Việt Nam hãy điều chỉnh lại dùm cách suy nghĩ và viết lách của mình cho có thêm chất lượng một chút.

Một chuyện khác của Khái Hưng nằm trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn là nhóm mà đa số thanh niên nam nữ thời thập niện 30 đến 60 đều ưa thích. Ưa thích có nhiều lý do dựa vào tính cách thời đại của nó. Việc trọng nam khinh nữ. Việc nam nữ bình quyền. Việc cách mạng, việc hủ tục và tập tục v.v… và v.v… Đây là tác phẩm đầu tay của Khái Hưng cũng liên quan đến chùa chiền; nhưng cũng không nói lên hết được tính cao thượng của Đạo Phật.

Truyện kể có một sinh viên tên Ngọc, nhân lúc nghỉ hè lên chùa thăm Sư Bác của mình. Tình cờ gặp chú tiểu Lan, một cô gái giả trai đi tu (tại sao phải giả trai như vậy? Đâu thiếu gì chùa nữ lúc bấy giờ?).

Cả một cuốn sách mấy chục trang chỉ nói lên được một ít tính văn chương, còn hoàn toàn ý nghĩa của cốt truyện thì chẳng có gì để đáng lưu tâm cả. Khi còn nhỏ, ai học về văn chương cũng khen là nhóm Tự Lực Văn Đoàn hay; nhưng xét ra từng phần một, nhất là phần đạo giáo, chưa có tác phẩm nào có giá trị cả. Riêng tôi, một nhà tu đã ở chùa 31 năm ăn cơm của đàn na tính thí mòn răng, mặc áo, đắp y thay đi thay lại không biết mấy trăm thước vải rồi, không biết sẽ giúp được gì cho Phật Giáo đây? Do đó tôi cố gắng sẽ viết một câu chuyện với nội dung như đầu đề đã chọn.

Tôi không phải là một nhà văn. Vì không tốt nghiệp khóa văn chương nào cả; nhưng tôi thích gởi gắm tâm sự của mình vào câu chuyện của các nhân vật, nên những khó khăn cạm bẫy của cuộc đời. Hoặc giả từ đó sẽ rút ra một bài học cho chính mình để sử thế.

Thông thường trước khi viết chuyện người viết phải có một dàn bài chung, và đây chính là nội dung của câu chuyên.

Nam sinh ra trong một gia đình giàu có ở đồng bằng sông Cửu Long, ruộng cò bay thẳng cánh, với vị trí thiên nhiên đó, với tư cách là đứa con một trong gia đình đó, chàng đương nhiên sẽ kế nghiệp cha mẹ để chăm sóc ruộng nương, trở thành một ông chủ miệt vườn nho nhỏ; nhưng một hôm đi thăm vườn về. Nam gặp một vị Du Tăng Khất Sĩ đang đi khất thực, thấy hình ảnh ấy khoan thai, dịu dàng quá, nên nam đã xin cha mẹ đi xuất gia, nhưng vì là con một trong gia đình nên ông bà đã không đồng ý. Cuối cùng rồi Nam cũng trốn ra tận miền Trung để thế phác xuất gia.

Khi tu học tại một chốn già lam nọ, Nam bây giờ có pháp danh là Pháp Tánh đã khám phá ra nhiều điều hay và cũng lắm điều dở trong chốn thiền môn. Đã có lần Pháp Tánh muốn trở lại gia đình để trở thành một chủ điền của miền quê sông Cửu, có tiền của dồi dào hơn là sống chen chúc trong chốn chùa chiền nghèo nàn, ngày hai bữa chỉ đón nhận được sự cúng dường của Đàn Na Tín Thí hoặc chỉ dùng được những món ăn khi đi khất thực nhận được mà thôi.

Một hôm trên đường đi khất thực về, có một thiếu nữ tên Duyên thấy chàng Pháp Tánh sao đẹp trai quá mà đi tu để làm gì? Theo nàng nghĩ thế, nên nàng quyết chí tìm đến chùa để dự lễ, nghe kinh và tìm hiểu làm quen với chú tiểu Pháp Tánh ấy.

Thế rồi hai người quen nhau; nhưng chú Pháp Tánh vẫn không có ý bỏ đạo. Vì chính lúc nầy, chú lại không muốn ra đời. Đùng một cái miền nam Việt Nam mất, chú sống bao nhiêu năm với chủ nghĩa cộng sản thấy không thích hợp, nên tìm cách ra nứơc ngoài để tu niệm. Khi đến một đất nước bình yên ở Âu Châu, Thầy Tịnh Thường (là pháh tự của Sư) thấy không thích hợp, nên tìm cách đi đến một nơi tại Mỹ Châu. Nơi đây Thầy Tịnh thường đã trở lại hàng ngũ Tăng Già của mình và cũng chính vì vấn đề vàng, bạc, kim cương hột xoàn v.v… nó đã mang nhà Sư với pháp tự Tịnh Thường đi vào con đường tù tội cả 6,7 năm trời. Và sau đây là vụ án.

 

CHƯƠNG BA 

HOA ĐỔNG CỎ NỘI 

Ông bà mình thường hay nói: "Sống cái nhà, già cái mồ" thật chẳng sai chút nào! Tại sao ba má Nam khi còn trẻ, ông bà hay đắm mình vào cuộc sống, còn bây giờ mới tuổi lục tuần đã lo ăn trung thọ và hay nói về sự chết chóc và chọn nghĩa trang làm mồ mả để làm chi cà?

Còn Nam, tuổi mình còn nhỏ, hay thích rong chơi, đánh đu, đá bóng và nhất là thú bắt cá lòng tong, thia thia, không làm sao Nam có thể nghĩ xa hơn được những gì mà cha mẹ Nam đã nghĩ. Một hôm mẹ Nam quở rằng:

Đã lớn tồng ngồng như thế mà còn chơi những trò chơi ấy làm gì? Con thấy có được không?

Thưa mẹ. Chứ ở miền quê nầy, ngoài cây cỏ, hoa lá, cá thia thia ra, đâu có gì nữa để chơi đâu mẹ.

Nam trả lời từng tiếng một, có ý cho mẹ nghe rõ và mẹ của Nam cũng sực nhớ lại tuổi của mình cách đây mấy mươi năm về trước cũng chỉ thế thôi. Và đến khi đi lấy chồng sinh ra Nam là con một, ở đây quanh quẩn rồi cũng ruộng và vườn, vườn và ruộng, đâu có gì để phải trách con nặng lời như vậy. Chẳng qua là nói cũng chỉ để nói cho có chuyện mà thôi.

Một hôm sau khi đi thăm ruộng về, Nam khoe đủ mọi chuyện với mẹ, trong ấy có một chuyện, mà theo Nam nó hấp dẫn đứa thiếu niên như chàng rất nhiều.

Thưa mẹ! Hôm nay trên đường về nhà, con có gặp một vị Sư Khất Sĩ. Con trông thấy ông ta hiền lành quá và con đã cho ông mấy đồng, nhưng ông ta không lấy.

- Ừ, bậy nè con. Nhà Sư không bao giờ lấy tiền, tại sao con làm thế?

- Con đâu biết; nhưng nếu không có tiền thì nhà Sư sống bằng gì hở mẹ?

- Ông ta sống bằng của tín thí đó mà! hoặc giả khi đi khất thực, như hôm nay con thấy đó, người ta sẽ cúng dương cho ông và ông ta sẽ dùng của dâng cúng đó để độ nhật qua ngày.

- Mà mẹ ơi! Khất thực là gì? Tín Thí là gì? và cúng dường là gì vậy? Con đâu hiểu hết những danh từ nầy, mong mẹ dạy cho con nghe đi.

Đoạn bà ôn tồn bảo con hãy ngồi xuống và nói:

- Theo mẹ nghĩ, con sinh ra trong gia đình mình vốn mấy đời theo Phật, đã làm phước rất nhiều, nhưng ít hiểu biết về Phật Giáo quá. Gần đây quý Thầy có giảng dạy giáo lý ở chùa, mẹ có đi nghe, nên chỉ lại cho con đây.

- Khất thực có nghĩa là đi xin ăn. Mà những người tu ấy đi xin không phải như những người đi xinh bình thường đâu. Họ đi có hàng ngũ và chỉ vào những buổi sáng thôi, không có nhà Sư nào đi khất thực vào buổi chiều đâu. Nếu có, đó chỉ là sư giả hiệu vậy. Vì Phật chỉ dùng ngọ, và các nhà Sư ấy cũng thế.

- Thưa mẹ, tại sao họ không tự đi làm để nuôi thân được mà phải đi xin vậy?

- AṠvậy! Con nói thế tội chết ! Đâu phải vì nhà họ nghèo mà đi tu đâu! Đâu phải vì họ không làm lụng được mà đi xin đâu. Họ thực hành cái hạnh nhẫn nhục và phá chấp đó. Nhẫn nhục có nghĩa là khi đi xin, gặp người mắng, người nhiếc cũng phải an nhiên tự tại. Còn phá chấp có nghĩa là hạ mình xuống để thấy mình không còn là gì cả. Khó thực hiện lắm con ơi!

Còn tính đồ, tín thí gì mà mẹ mới nói đó, là gì hở mẹ? Con hãy bình tâm nghe mẹ nói đây:

- Đệ tử của Phật có hai hạng là người xuất gia và kẻ tại gia. Người xuất gia sống không có gia đình, luôn cư ngụ tại chùa. Còn người tại gia ở tại nhà như gia đình mình vật thực dâng cúng vào chùa thì gọi những người nầy là tín thí. Còn tín đồ là người theo tôn giáo đó vậy.

Người xuất gia vì muốn hoá độ chúng sanh và thoát ly sanh tử luân hồi; nên phải tự tu, gia tâm nội lực, dành hết mọi thì giờ cho việc thiền định để mong cầu giải thoát, nên người tại gia như chúng ta đây phải có bổn phận hộ trì những vị ấy, để những vị ấy có đầy đủ thì giờ để tu hành.

- Còn cúng dường là gì hở mẹ?

- Thật sự ra phải nói cho đầy đủ là Cúng Dường Tam Bảo. Có nghĩaa là cúng dường 3 ngôi báu là Phật, Pháp và Tăng. Đây chính là những điều mà trong thế gian khó có được; nên chúng ta là Phật Tử cần phải hộ trì.

- Nhưng thưa mẹ! Tại sao nhà Sư lại không nhận tiền?

- Ở xứ ta như con biết đó, có nhiều tông phái Phật Giáo lắm. Có tông phái nhận tiền để sửa sang chùa viện, làm việc bố thí phát chẩn cho dân nghèo, nên gọi là Đại Thừa Phật Giáo. Có phái cũng đi khất thực; nhưng ăn mặn không ăn chay. Và vị Sư mà con thấy đó thuộc về Giáo hội Phật Giáo Khất Sĩ, họ cũng đi xin, nhưng không ăn mặn và không lấy tiền. Phật dạy rằng; Người tu không được kinh doanh, buôn bán, chỉ trừ ra việc làm lợi cho Tam Bảo thì được; vì ấy không lấy là phải. Vì Chùa, Tịnh xá đã có Phật Tử xây cho rồi. Còn miền quê mình, đi đâu quý Sư đi nhờ xe cộ, đâu phải trả tiền mà nhận tiền làm gì hả con?

Mấy lời giải thích của mẹ làm cho Nam hiểu biết thêm nhiều về Đạo Phật ở xứ mình và việc làm của các vị Sư. Kể từ ngày hôm đó trở đi, Nam rất siêng cúng dường mỗi khi quý Sư đi ngang nhà khất thực.

Một hôm Nam đón đường một vị Sư để hỏi:

- Thưa Sư! Con thấy đạo hạnh của Sư con kính phục quá. Con cũng muốn đi tu như Sư nữa, không biết Sư có nhận cho con không?

Sư bảo:

- Việc đi tu không khó; nhưng việc cắt ái ly gia là việc khó. Hơn nữa sống cuộc sống của người tu hành đạm bạc lắm. Con có chịu nổi không?

- Con nghĩ là con chịu được. Vì Sư cũng chịu được mà! Việc ấy đâu có khó khăn gì. Còn việc cắt ai ly gia là gì vậy thưa Sư?

- Cắt ái có nghĩa là cắt bỏ tình thương yêu của cha mẹ. Ở đây con còn nhỏ, chưa có vợ con, chuyện ấy tương đối dễ; nhưng cha mẹ con ở đây chĩ có một mình con. Liệu con có thể được phép đi xuất gia chăng?

- Theo con nghĩ cũng khó, nhưng con sẽ có cách.

- Cách gì?

- Con sẽ trình Sư sau nếu Sư đồng ý với con là nhận con làm đệ tử.

- Việc ấy không khó; nhưng con hãy thưa lại với mẹ cha ý định nầy đi. Nếu được, hãy vào Tịnh Xá cho Sư biết.

Sau khi xin phép với mẹ, mẹ chẳng đồng ý. Xin phép với cha, cha lại còn quở mắng la rầy thêm. Nam buồn quá, chẳng thiết gì nữa. Suốt ngày cứ ở ngoài đồng ruộng bờ đê. Bây giờ Nam không còn thú vui bắt cá, đánh đu nữa, mà Nam hay xa lánh bạn bè, đến đâu là ngồi riêng lẻ ở đó và có vẻ đăm chiêu hơn xưa. Có nhiều bạn hỏi Nam.

- Chắc phải lòng cô nào rồi chớ gì?

- Nam quày quại, chối bai bải, không phải đâu. Có cô nào đâu mà phải.

- Nhìn vẻ mặt đẹp trai của mầy, chắc có nhiều cô phải lụy lắm đấy. Một bạn khác chen vào.

- Không! Không tất cả. Đoạn Nam vồn vã đi xa ra.

Một hôm nghĩ được một kế, mà kế nầy có thể thổ lộ cho vị Sư nghe, còn cha mẹ và bạn bè thì giấu kín.

Nam tin rằng đó là thượng sách.

Vào một tối 30 trời không có trăng, chỉ có một ít sao không sáng lắm. Chờ cho cha mẹ yên giấc, Nam đã trốn nhà ra đi vào chùa với Sư. Và ngay đêm đó Sư đã thế phác cho Nam, đặt cho pháp danh là Pháp Tánh, cho mặc y áo Sa Di của Khất Sĩ và gởi ra ngoài miền Trung xa xôi, nơi ấy có bạn đồng tu của Sư đắc ý lắm. Vì có 2 đêu lợi, Nam xa gia đình sẽ không có cơ hội trở về lại nữa và điều thứ 2, cha mẹ của Nam khó mà tìm cho ra được tông tích của Nam. Nếu có biết được hỏi Sư, thì Sư chỉ trả lời như thế nào đó cho qua chuyện là được rồi.

 

CHƯƠNG BỐN 

CUỘC SỐNG CỦA MỘT CHÚ TIỂU SA DI

Ra được miền Trung, khác với miền Nam, nơi chú Pháp Tánh đã sinh sống mười mấy năm qua. Nơi đây đồng lúa cằn cỗi hơn. Cuộc sống chật vật hơn, khí hậu nóng bức hơn; nhưng đời sống Tăng chúng có vẻ chặt chẽ hơn.

- Một chú tiểu đẹp trai mới nhập chúng, kìa các chú ơi!

- Đi tu mà đẹp trai quá, cũng khó tu đấy chứ. Đó là lời của một chú tiểu trong nhóm hô to lên.

Ở đây các chú đều thân thiện với nhau như anh em trong một nhà. Có nhiều chú đi tu vì nhiều lý do khác nhau. Có chú vì tình phụ, có chú vì phụ tình mà đi tu. Có chú vì nhà nghèo quá lại đông con nên mới đi tu. Có chú cũng không muốn ở nhà, vì không muốn đi lính.

Nhưng đa số thì đều có ý chí vững vàng. Một hôm sau khi tìm hiểu ngọn ngành cách sinh hoạt của chốn Già Lam nầy, chú tiểu Pháp Tánh mới làm quen với một chú khác, pháp danh là Huệ Phước.

- Chú có thể giới thiệu sơ qua về sự tu học ở đây cho Pháp Tánh biết không?

- Ở đây kỷ luật gắt gao lắm, nhất là việc tụng kinh, ngồi thiền và học thuộc lòng các kinh điển.

- Kinh gì khó nhất?

- Dĩ nhiên là kinh Lăng Nghiêm và Thập Chú ấy.

- Chú học bao lâu thì xong?

- Đã hơn một năm rồi; nhưng chưa đâu vào đâu cả.

Chú Huệ Phước trả lời thế.

- Còn Luật thì học những gì?

- Học về oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi cũng như cư xử với những người chung quanh, nhất là nữ giới.

- Còn nam giới thì sao?

- Dĩ nhiên cũng có điều cấm khư vậy thôi.

- Còn học thêm gì nhiều nữa không?

- Còn nhiều lắm chứ. Nhất là Phật Học Phổ Thông và các bài kệ tụng văn xuôi cũng như văn vần.

Cả hai chú Pháp Tánh và Huệ Phước đã kết bạn cùng nhau, họ sống rất thân mật và đôi khi cũng thổ lộ tình cảm với nhau nữa.

Một hôm nọ hai chú hỏi nhau như sau:

- Tại sao chú đi tu? Chú Huệ Phước hỏi trước.

- Tại vì tôi thấy cuộc sống của người Du Tăng Khất Sĩ đẹp quá. Chú Pháp Tánh trả lời.

- Nhưng chùa nầy đâu phải hệ phái Du Tăng Khất Sĩ!

- Điều ấy cũng chẳng sao. Miễn rằng tôi trốn cha mẹ một thời gian, rồi hãy tính. Việc thay đổi chùa chiền đâu có gì khó khăn phải không chú?

- Ừa! Nhưng mà lỡ học chương trình giữa chừng phải thay đổi thì sao?

- Thì cũng chẳng có sao cả. Miễn mình có chí thì cái gì rồi cũng xong thôi.

Họ đã sống bên nhau như đôi bạn cố tri và họ cũng đã tìm hiểu nhau rất nhiều về mọi mặt của cuộc sống, trong đó kể cả chuyện tình cảm cá nhân và tâm sinh lý của những người trẻ mới ở tuổi trưởng thành nữa.

- Tại sao Pháp Tánh thấy kỳ kỳ?

- Kỳ cái gì vậy chú?

- Hôm qua đang ngủ tự dưng có người chạy qua giường của Pháp Tánh ngủ chung và họ làm những động tác gì nó hơi khác lạ.

- Ừ! Ở đây cũng có nhiều trường hợp ái nam ái nữ ấy mà. Việc ấy trong luật Phật cũng có dạy đấy. Khi gặp đàn ông thì họ có tâm niệm đàn bà. Ngược lại khi gặp đàn bà thì họ lại có tâm niệm đàn ông.

- Như thế là sao hả chú? Xin chú nói rõ cho.

- Nghĩa là có nhiều người mặc dầu mang thân thể là nam nhơn, có căn tánh nam nhơn đàng hoàng; nhưng khi gặp người nam khác vẫn có ý ưa thích. Vì tâm lý nữ nhơn của người ấy nhiều hơn là nam nhơn. Điều ấy cũng dễ hiểu thôi. Nếu giải thích theo Đạo Phật, người ấy mới từ nữ nhơn đầu thai làm nam nhơn, mặc dầu mang thân nam nhơn, nhưng tâm lý còn thường tình nữ nhi lắm. Cho nên người ta nói ái nam ái nữ là vậy.

- Việc ấy có nhiều không chú? Pháp Tánh hỏi Huệ Phước như vậy.

Chuyện ấy ở đâu lại chẳng có. Nam hay nữ cũng chỉ là chúng sanh thôi. Người tu hay kẻ tục chỉ khác nhau ở tâm thức chứ không khác nhau ở hình tướng. Vì con người, ai cũng cấu tạo giống nhau cả. Nếu tâm mình muốn dừng thì mọi việc sẽ yên ngay. Tâm là chủ của mọi hành động mà. Không tin chú thử nghiệm xem sao! Cũng đừng mặc cảm và hãy thông cảm cho những người ấy. Dĩ nhiên việc ấy là tội lỗi; nhưng nghiệp lực tự mỗi người mang và mỗi người tự trả và chắc rằng không ai tự trả dùm cho mình được cả.

Có lúc cả hai chú Pháp Tánh và Huệ Phước được Sư phụ trụ trì dạy cho những bài học tâm linh thật hay, khiến cho hai chú thấy tinh tấn vô cùng. Chẳng hạn như bài học về Thiền Định.

Sư phụ bảo:

Cuộc sống của chúng ta đầy vọng niệm, giống như một ly nước đầy cát bụi. Nếu chúng ta cứ khuấy động ly nước ấy suốt ngày thì bụi bặm càng nổi lên nhiều hơn. Bụi bặm ở đây chính là tâm tham, sân, si của con người. Nếu chúng ta để ly nước ấy đứng yên một chỗ; những bụi bặm ấy tức thì lắng đọng xuống. Cũng như nếu chúng ta tự thực tập thiền định và gạn lọc thân tâm của mình, cũng giống như ly nước kia đã gạn lọc được những chất cặn dơ, lúc bấy giờ chỉ còn là mộ tmàu trong sáng; nhưng các con hãy coi chừng. Tâm của con người hay thay đổi dữ lắm đó. Nếu không làm chủ được nó, nó sẽ khuấy động lên một lần nữa và rồi thì bụi bặm kia sẽ che phủ tâm thức của mình, trở về lại với vô minh mấy hồi. Chỉ có công phu thực tập thiền định, tụng kinh, niệm Phật, trì giới và sám hối v.vv… Đây chính là những khí cụ sắc bén nhất để làm phiền não được triêu trừ và trí tuệ từ đó mới phát sanh.

Các con hãy nghĩ xem! Đâu phải vì người mù mà không có mặt trời. Mặt trời bao giờ cũng có thật đấy, sáng chan hòa đấy; nhưng vì người ta mù nên không thấy ánh sáng mặt trời thôi! Cũng như thế đó. Giáo lý Đức Phật là ánh sáng, có mặt khắp mọi nơi, mọi hang cùng ngõ hẻm; nhưng vì con người vô minh và vọng tưởng quá nhiều nên không thâu nhập trí tuệ của Phật đó thôi.

Các con xem đấy! "Gương lu vì bụi và trăng mờ vì mây" là ý của các Tổ ta ngày xưa ám chỉ sự mê mờ và giác ngộ đó. Gương ở đây tượng trưng cho tánh sáng bao giờ cũng hiện thật; nhưng nó không sáng được, vì bụi bặm che đậy. Bụi ở đây có nghĩa là vô minh vọng tưởng đó. Và trăng thì bao giờ cũng sáng; nhưng sở dĩ chúng ta không thấy được, vì mây che phủ cả bầu trời. Vậy nhiệm vụ của chúng ta chỉ có một việc làm duy nhất là phải lau bụi đi và phải vén màn mây vô minh đen tối ấy là được.

Cả hai chú nghe Thầy dạy, nghe một cách say sưa; nhưng khi về lại sống trong chúng thì thấy bao nhiêu là chuyện hỗn độn. Có chú suốt ngày chỉ có ăn và ngủ. Có chú suốt ngày chỉ thao thức về chuyện tình và thậm chí có chú chỉ lợi dụng cửa thiền để làm những chuyện không trong sáng mấy.

Cũng vì những lý do trên, nên Pháp Tánh bàn bạc với Huệ Phước là hai người nên đi đến một chùa khác để tu, nhất là nên theo hạnh của người Du Tăng Khất Sĩ có lẽ đỡ hơn chăng? Hay là phải ra đời để bảo toàn danh dự?

Sư phụ đã đồng ý và tấn đàn truyền giới Tỳ Kheo cho hai người. Bây giờ Pháp Tánh có pháp hiệu là Tịnh Thường và Huệ Phước có pháp hiệu là Tịnh Đạo. Cả hai người sống rất gần nhau và rất hiểu nhau nên cũng dễ chia xẻ cho nhau rất nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Cả hai người băng bộ đó đây, cuối cùng rồi cũng trở lại được miền Nam và vào xin tá túc trong một Tịnh Xá của một vị Du Tăng Khất Sĩ khác.

 

CHƯƠNG NĂM 

CÂU CHUYỆN TÌNH DƯỚI BÓNG TỪ BI 

Việc đạo hay đời gì cũng giống nhau. Nghĩa là mỗi công việc có một đích của nó và một thành quả nhất định nào đó. Cũng giống người ta đầu tư vào một dụ án xây cất, nếu biết tính sẽ có lời; nếu tính sai sẽ lỗ vốn.

Người tu cũng thế, nếu biết chọn đường để đi đến đích, tất cả đề do mình cả. Tuy hoàn cảnh chung quanh cũng quyết định một phần nào cho công việc; nhưng đều căng bảng cũng do nơi mình.

Có nhiều người đi tu ba chìm bảy nổi; nhưng cuối cùng rồi họ cũng vượt qua được tất cả mọi thứ cám dỗ của cuộc đời. Ngoài các sự cám dỗ về tiền tài, danh vọng, địa vị, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghỉ ra, có 4,5 chử "t" nó cũng đeo đuổi theo hoài. Đó là tình, tiền, tù, tội, tu, v.v… ai thoát ra ngoài được mấy chữ "t" nầy quả là một phước duyên to lớn lắm.

Nghĩ cho cùng Đức Phật ngày xưa cũng còn bị ma nữ dụ dỗ và thử thách, rồi đến Ngài A Nan cũng bị nàng Ma Đăng Già bỏ cho bùa mê, rồi Ngài Nan Đà cũng đã mê tiên, mê tục, … và suốt trong một chặng đường dài lịch sử 25 thế kỷ ấy, có biết bao nhiêu chuyện tình đã xảy ra dưới bóng từ bi; nhưng thường là những mẫu chuyện oái oăm, gây cấn.

Ở đời cũng có nhiều chuyện cũng trái ngược lắm. Ví dụ như mình không yêu thì hay bị yêu, mình không thích thì hay bị thích. Ngược lại cái gì mình yêu hoặc thích thì nó lại ở ngoài tầm tay của mình.

Khi Phật Giáo truyền vào các nước Á Châu, nhất là Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn và Việt Nam đã không biết bao nhiêu cuộc tình giữa Tăng và Tục ấy. Cao thượng có, thấp hèn có, nhấp nhô như lượn sóng dồn. Như thế vẫn chưa hết. Có những nàng Công chúa vì mế người tu, nên quyết chí ở vậy không đi lấy chồng, trường hợp con gái vua Lương Võ Đế đã thương Ngài Bồ Đề Đạt Ma là một. Cũng có những nàng Công chúa vì mến tài đức của vị chân tu nên đã muốn cận kề suốt đời, như bà Công chúa của Ngài Shinran Shonin suốt đời, như bà Công chúa của Ngài Shinran Shonin (Than Loan Thánh Nhơn) của Nhật Bản chẳng hạn. Nhưng cũng không thiếu những Công chúa, Hoằng tử đã bỏ ngôi để đi tu ở Việt Nam như bao vị vua ở đời Trần hay gần đây là Công chúa con vua Minh Mạng chẳng hạn.

Đó là cuộc tình của vua chúa nơi chốn cung son với những bậc Đại Tăng khai quốc; nhưng cũng có lắm cuộc tình oan trái xảy ra trong chốn thiền môn tịch tịnh ở khắp năm châu, bốn bể trên quả địa cầu nầy.

Nhiều khi Tịnh Thường và Tịnh Đạo hay nghĩ vẩn vơ, tại sao thiếu gì người để thương, lại không thương. Ở đây đem lòng thương một người không có tóc, đã có ý thoát tục quên đời. Đó cũng là điều lạ. Không biết quý Ni Cô bên các chùa Sư Nữ thì sao, có hay bị các chàng trai đến quấy phá không? Mà ít thấy đề cập đến? Hay quý Cô giữ giới hơn quý Thầy, nên nam nhân ít gần được? Hay vì lẽ chư Tăng quá đễ dãi, nên nữ giới dễ cận kề? Hay nghiệp của người nữ còn quá nặng, nên hay dụ dỗ người nam vào chỗ mê lộ? v.v… và v.v… Thôi thì đủ loại đủ thứ đã hiển hiện ra trong đầu óc của hai người. Hai người tự hỏi và tự trả lời cho nhau; nhưng câu trả lời nào cũng thấy chưa hài lòng được.

Một hôm Tịnh Không hỏi Tịnh Đạo, rằng Sư huynh có biết bài thơ nầy không?

- Bài thơ nào đâu? Đệ hãy đọc ra huynh mới hiểu chứ!

- Này nghe nhé. Bài thơ nhan đề là "Tình yêu".

- Rồi! Lại cũng yêu.

- Đâu có sao. Đâu phải nhất thiết yêu nhau giữa nam nữ mới là yêu, mà người ta còn biết bao nhiêu thứ tình khác nữa chứ bộ.

- Đâu! Đệ kể cho huynh nghe thử xem.

- Nầy nhé "Tình yêu quê hương, yêu tổ quốc, yêu thiên nhiên, yêu nghệ thuật, yêu sự sống, yêu…, yêu…

- Thôi chắc chừng ấy cũng đủ rồi; nhưng bài thơ "Tình yêu" mà đệ vừa nói đó hãy đọc cho huynh nghe đi.

- "Tôi có tình yêu rất mặn nồng

Yêu đời yêu đạo lẫn non sông

Tình yêu chan chứa trong hoàn vũ

Chẳng phải yêu riêng khách má hồng.

Nếu khách má hồng muốn được yêu

Thì trong tâm trí phải xoay chiều

Quay về phụng sự cho nhân loại

Sẽ gặp tình chung trong khối yêu"

Tịnh Thường vừa dứt lời thơ thì Tịnh Đạo đánh một cái đét thật mạnh vào đùi của bạn, làm cho Tịnh Thường dẫy nẩy lên la ơi ới.

- Cái gì mà ghê vậy?

- Bài thơ chứ cái gì.

- Sao mà hay quá nhỉ? Ai làm vậy?

- Thì đệ muốn hỏi huynh đó mà!

- Ừ! Ừ! Thôi huynh chịu thua, đệ hãy nói thử đi.

- Huynh hãy nghe đây nhé.

Ngày xưa, vào đầu thế kỹ thứ 20 nầy, có một vị tên là "Đức Huỳnh Phú Sổ", ông ta đi giảng đạo và cứu dân độ thế rất nhiều. Ông đi đến đâu cũng được dân chúng cung kính, dĩ nhiên trong đó cũng có lắm cô gái yêu thầm nhớ trộm Ngài. Một hôm có một nàng con gái đến tỏ tình thiệt với Ngài. Ngài liền tặng cho cô ta bài thơ đó để đời chứ!

- Rồi cô ta sau đó ra sao? Tịnh Đạo hỏi.

- Ai biết được! Có lẽ nàng ôm bài thơ đó để cchết chăng? Hay là nàng đi tu theo Ngài? Hay nàng đã quyên sinh, chẳng ai biết được.

- Nhưng đúng là con người cao thượng phải không đệ?

- Đúng thế, thì Đức Phật ngày xưa và các vị Tổ Sư đâu phải các Ngài không bị vướng vào đường tình; nhưng cái hay của các Ngài là cho các thứ tình nầy đi dạo chơi chỗ khác hết, nên các Ngài mới có đủ tâm trí rảnh rang mà tu hành giác ngộ đấy chứ? Bộ huynh không thấy đó sao? Bây giờ đệ kể cho huynh nghe về một vài mẩu chuyện nho nhỏ nữa nghe, nhưng huynh phải cố gắng thực hành đó, chứ không phải nghe để mà nghe đâu!

- Chưa chắc ai phải thực hành đấy, để chờ xem. Thôi đệ hãy kể tiếp đi.

- Đây là một câu chuyện thiền.

- Thiền cũng có duyên tình sao?

- Sao huynh hỏi gì lạ vậy? Ở đây lại chẳng có tình. Điều quan trọng là mình có chiến thắng được nó hay không chứ.

Câu chuyện được bắt đầu như sau:

Một Thầy, một trò đi hóa duyên về. Trên đường chẳng may gặp mưa bão, nước sông dâng lên nhanh quá, trời đã tối và xa xa bên bờ sông kia có một mỹ nhân đang đứng chờ đò; nhưng đò lại không có. Vị Sư Cả mới hỏi cô ta rằng:

- Cô muốn đi đâu?

- Dạ, tiện nữ muốn sang sông nhưng chẳng có đò.

- Vậy tôi sẽ giúp cô.

- Ngài giúp bằng cách nào?

- Cô hãy leo lên lưng tôi cõng và tôi bơi qua sông.

Trong khi ông Thầy làm động tác xăng quần, đưa tay nải cho đệ tử xách, còn mình thì cõng nàng mỹ nữ ấy qua sông. Người học trò ấy khó chịu quá và muốn cản; nhưng thấy Thầy đã làm, thôi cứ để cho Thầy mình làm.

Khi qua bên kia bời sông, vị Sư Cả để nàng cuống, nàng cảm ơn rồi đi tiếp tục. Trong khi đó người đệ tử cứ thắc mắc hoài, tại sao lâu nay Thầy mình giữ giới tinh nghiêm như thế mà bây giờ gặp nử sắc Ngài lại chẳng xa đi thì chớ, mà còn quá gần nữa. Ôi cha, mô Phật, sao mà nổi da gà quá.

Người đệ tử theo sau Thầy mình cứ mỗi lần muốn hỏi thì bị tiếng tằng hắng của Thầy làm át lại, nên lại thôi. Khi về đến chùa, đã ba ngày sau, người đệ tự ăn ngủ không yên. Một hôm gõ cửa xin vào phòng Thầy trình bày điều nghi của mình.

- Được, con cứ nói! Sư phụ ôn tồn bảo.

- Bạch Thầy! Con thấy Thầy lâu nay tu hành tinh tấn chẳng phạm giới nào. Nhhưng cách đây 3 hôm sao Thầy cõng người đàn bà đẹp ấy sang sông vậy?

- Thầy bảo. Thầy đã để người đà bà ấy lại bờ sông bên kia đã ba hôm rồi. Tại sao chú còn cõng người đàn bà ấy về đây làm gì? Tại sao lâu vậy, chú không buông thả cô ta ra?

Người đệ tử nghe Thầy mình trả lời, đâm ra chới với. Quả thật nguời cõng cô gái ấy, chính là tâm chấp trước của mình, chứ đâu phải của Thầy mình. Trong khi Thầy cõng, như không cõng. Còn mình không cõng mà lại hóa ra cõng mãi.

Nguời đệ tử quay ra khỏi phòng và tiếp tục suy niệm về lời dạy của Thầy mình.

 

- Sao mà đệ biết nhiều câu chuyện đạo hay vậy?

- Thì nhờ đọc sách và nhờ Sư phụ ngày xưa kể lại.

- Bậy giời huynh hỏi đệ nghe. Nếu giả sử có một nàng tín nữ yêu đệ thì đệ nghĩ sao?

- Ai mà biết được; nhưng đó chỉ là giả sử làm sao có thật. Nếu có, đệ sẽ học cách quán chiếu bất tịnh và thực hiện câu:

"Tợ thanh tợ sắc như thạch thượng tài hoa

Kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết"

Nghĩa là:

Khi nghe âm thanh hay, nhìn thấy sắc đẹp, hãy quán chiếu như là cây trồng trên đá.

Thấy việc lợi, việc danh xem như bụi bay trước mắt.

 

- Có phải vậy không đó?

- Không tin huynh hãy chờ xem

Hai nguời nói cho nhau nghe thật nhiều về mọi chuyện, mọi đề tài. Dĩ nhiên là chuyện Phật Pháp hai người cũng đã thảo luận; nhưng đề tài tình cảm bao giờ cũng là một đề tài nóng bỏng, dầu cho là một người tu hành chơn chính đi nữa. Vì họ quan niện rằng: thế hệ mới của họ, nhất là những người Tăng sĩ trẻ, họ không chạy trốn sự thật mà họ trực diện với mọi vấn đề của thực tế. Dĩ nhiên trong luật Phật đã dạy quá rõ về việc nầy; nhưng mỗi một hoàn cảnh, một thời đại nó khác nhau nhiều lắm.

Như thường lệ mỗi ngày huynh đệ cùng Tăng chúng trong Tịnh xá đều đi khất thực, chỉ trừ khi nào trời mưa bão, hay đau yếu mới không đi. Họ đi theo thứ lớp tuổi hạ. Người tu lâu, nhiều hạ hơn đi trước, người ít tuổi hạ hơn đi sau, mặc dầu cho nguời đó 100 tuổi đời cũng không kể. Tăng đoàn của họ sống rất hòa hợp, họ chia phân theo thứ lớp, tón nầy đi vòng nầy thì toán kia đi vòng kia, không dẫm chân lên nhau, họ thực hành đúng luật Phật dạy. Nghĩa là chỉ đi hóa duyên buổi sáng và quá ngọ trở đi không bao giờ đi khất thực nữa.

Đi đâu thì huynh Tịnh Đạo thường hay đi trước và Tịnh Thường đi sau, đầu cúi xuống, oai nghi chững chạc, không được liếc tới, ngó qua, xoay lại, vóc dáng trang nghiêm. Cũng chính vì cái trang nghiêm đó mà lại có nhiều người lưu ý. Khi nhà sư đi qua, các tín nữ quí xuống dâng lên một ít mẻ, đậu hay cơm hoặc trái cây v.v…

Hôm đó Duyên, nàng con gái trong thôn nầy cũng để bát thay cho cha mẹ mình. Nàng lần lượt cung kính trao từng vắt cơm cho những vị sư rồi xá một xá. Chẳng biết sao, khi đến phần của Sư Tịnh Thường thì Duyên dừng lại lâu hơn và làm những động tác ấy chậm chạp hơn những lần trước, mục đích chỉ để nhìn vị Sư nầy được lâu hơn. Bỗng nhiên cặp mắt của Sư như bắt gặp một luồng điện khác và chính nàng cũng cảm nhận như vậy. Thế rồi Sư thản nhiên đi qua và các vị Sư khác tiếp tục đi đến.

Khi về lại Tịnh Xá, lòng Sư bỗng nhiên xao xuyến lạ thường. Sư thầm nhủ, không biết mình có nhân duyên tiền kiếp gì với Duyên không? Đây đâu phải là chuyện của Ngọc Lâm Hòa Thượng và Thiên Kim Tiểu Thư tái thế?

Sư Tịnh Thường suy nghĩ vẩn vơ rồi so sánh. Chuyện Ngọc Lâm vì kiếp xưa xấu xí nên mới phát nguyện tụng kinh Dược Sư để sau nầy đươc đẹp đẽ và cũng chính vì cái đẹp đó, mà Tiểu Thư con quan Tể Tướng cành vàng lá ngọc kia lại cứ bám theo hoài. Còn mình đây đâu có thề ước với ai đâu. Vả lại ta là một vị Sư khất sĩ giới hạnh đoan nghiêm mà, làm sao có thể so sánh như thế được.

Hết ra lại vào nơi đại điện của Tịnh Xá, Sư suy nghĩ băn khoăn, hay chuyện của ta là chuyện của vị Sư cõng mỹ nữ qua sông? mà cũng không chắc thế! Vì Duyên cũng đâu phải là mỹ nữ. Chỉ là một cô gái quê mùa mà. Mà cũng lạ, không biết nàng có tơ tưởng đến ta không? Còn ta tại sao như thế nầy? Kể từ ngày hôm qua đi khất thực về thấy trong người khác lạ. Sư Tịnh Thường uể oải vương vai đứng thẳng dậy, bên ngoài chiếc y choàng bẫn còn thẳng nếp. Đoạn, Sư đến trước tấm gương, xem lai dung nhan mình một lần nữa. Sư thấy mình vẫn thế. Chỉ có chút ít đăm chiêu thôi.

Bên ngoài phòng có tiếng gõ cửa, Sư Tịnh Đạo bước vào hỏi lớn:

- Sao hôm nay đệ không đi khất thực?

- Đệ thấy trong người hơi khó chịu quá nên ở nhà thôi.

- Có người mang thức ăn đến cúng dường cho đệ ngoài chánh điện, đệ hãy đến đó để nhận.

- Ai vậy cà?

- Đến đó thì đệ sẽ biết.

Mặt chạm mặt, hai mắt nhìn nhau, như say đắm, như van lơn, như có tiền duyên nghịch cảnh tự bấy nhiêu đời. Không biết đây là nhơn duyên hay nghiệp chướng mà cả hai người không thể nói cho nhau nghe được. Sư Tịnh Thường định quay đi để tìm cách quên lãng, một hình ảnh mà Sư khôngmuốn người con gái ấy ngự trị nơi con tim nầy. Sư nói nhỏ cho đủ mình nghe. Chỉ có một mình Đức Phật thôi! Một mình Ngài Minh Đăng Quang thôi! Ngoài ra không còn có ai có thể vào đây thay thế được. Chân mặt Sư vội bước đi; nhưng chân trái Sư như có ý bị níu kéo lại. Thôi thì đàng nào Sư cũng đã lỡ đối diện rồi, Sư liều luôn. Duyên mở lời trước:

- Bạch Sư! Hôm nay con mang thức ăn chay lên Sư dùng. Vì con nghe nói Sư không đi khất thực được.

- Việc ấy là việc của tôi mà, cô bận tâm làm gì?

- Tuy là thế; nhưng con cảm thấy không an dạ. Mong Sư đón nhận cho.

Những lời nói như thế, sao như đường mật rót vào tai mình; nên Sư đã lặng, lẽ để cơm canh vào bát và mang đến chốn trai đường, không một tiếng cảm ơn, trong khi Duyên vẫn dõi mắt trông theo không chớp mắt.

 

Dùng cơm xong Sư trở lại Tăng phòng, ngay lúc ấy Sư Tịnh Đạo cũng trờ tới và hỏi thăm tự sự.

- Sao Sư đệ?

- Mô Phật! Sao là sao Sư huynh?

- Thì câu chuyện hôm qua và bữa nay đó mà?

- Đệ vẫn thấy bình thường đó mà!

- Theo huynh thì chẳng bình thường chút nào mà còn bất thường nữa!

- Huynh nói sao? Cái gì lại bất thường.

- Ừ thì cái đó đó! Cái gì mà không dây nhưng trói được, không hình nhưng vẫn thấy được, không…, không…. à#224; thôi.

- Tại sao hôm nay Sư huynh đa sự quá vậy?

- Không phải tại ta, mà chính tại đệ hỏi ta đó mà.

Hai người nói chuyện với nhau một lúc, đoạn ai về phòng nấy. Mỗi người có một suy nghĩ riêng. Câu trả lời là một khoảng không to tướng.

Kể từ ngày ấy Duyên cũng không thấy tới chùa mà Sư Tịnh Thường cũng không đi khất thực nữa. Chẳng ai biết được chuyện gì đã xảy ra cho hai người, ngoại trừ Sư huynh Tịnh Đạo.

Một hôm sau giờ ngọ trai, Sư Tịnh Đạo đi dạo ra ngoài vườn chùa một vòng, đó cũng là thói quen của Sư xưa nay, cốt để cho thoải mái và cơm nước dễ tiêu sau khi đã thọ thực nhân bữa ngọ trai vừa rồi. Sư nhìn xa xa ra trước cổng tam quan thấy một chú bé con nhà ai có vẻ thập thò, nửa như muốn vào chùa, nửa như sợ sệt. Sư vẫy tay vào và tự nhủ, chùa lâu nay đâu có đóng cửa, để như thế cho khách thập phương tiện thể lui tới. Vả lại trong chùa cũng chẳng có gì quý giá, nên đóng cửa làm gì, để trống như thế cốt ai cũng có thể tự do vào lễ Phật. Đoạn Sư hỏi chú bé:

- Tại sao con thập thò trước cổng tam quan vậy?

- Vì con muốn gặp Sư Tịnh Thường.

- Con gặp để làm gì?

- Cô con có giao cho con một lá thư tay và bảo con phải trao tận tay người ấy.

- Đâu đưa Sư xem và Sư sẽ trao lại cho Sư ấy. Vì Sư ấy đang nghỉ trưa.

- Nhớ nghe Sư, đừng để con bị la đó.

Sư Tịnh Đạo thấy có cái gì không ổn, nên vội mở thư xem, khi núp vào một bụi cây hoa đại to lớn gần đó che khuất cả thân Sư và chiếc y vàng. Vì Sư cố ý không muốn cho ai biết về việc nầy.

Bên ngoài bì thư có vẽ hai con chim bồ câu trắng. Khi bóc phong bì ngoài ra thấy mùi nước hoa thoảng nhẹ bên mũi Sư. Lẽ ra Sư không được phép làm việc đó; nhưng Sư muốn cứu Sư đệ của mình ra khỏi vũng lầy tội lỗi nầy; nên Sư đã tự cho phép mình làm việc đó. Nghĩa là có quyền xem thư của người khác, trong khi quyền tự do cá nhân, không cho phép làm việc đó. Nhưng Sư cũng nhớ lại rằng: Có lẽ cái quyền ấy đã mất đi từ lâu, nhất là khi người cộng sản từ Bắc vào đây năm 1975. Tất cả đều không có quyền gì riêng tư cả, chỉ có quyền lợi chung của Đảng mà thôi. Vã lại ngày xưa và ngay cả bây giờ các Tu Viện khắt khe nam cũng như nữ các thư từ, bưu kiện từ xa gởi tiới vẫn thường bị kiểm duyệt, trước khi cho đương sự xem. Hơn nữa, ta chính là sư huynh của Tịnh Thường, ta có được cái quyền ấy chứ!

Tịnh Đạo cẩn thận mở thư ra và đọc từng chữ một.

Thư rằng:

 

 

"Sóc Trăng, ngày… tháng… năm…

Sư Tịnh Thường kính nhớ!

Lần đầu tiên viết thư cho một vị Sư, con không biết phải xưng hô như thế nào đây! nhất là một vị Sư mà mình thương quý. Thôi thì Sư cho phép Duyên xưng bằng tên vậy. Nếu có lỗi đạo. Kính mong Sư tha thứ cho.

Thưa Sư! Không biết vì nhân duyên nghiệp lực gì mà kể từ khi để bát cho Sư, lúc về nhà, Duyên đâm ra ngớ ngẩn tinh thần. Nhiều khi lấy tay rớ đến việc gì là việc ấy đổ nát, nhìn đến đâu cũng chỉ thấy bóng dáng của Sư với màu y vàng rực rỡ. Nhìn thấy dáng vẻ đẹp trai hiền từ thùy mị của Sư, Duyên thấy như thế gian nầy nhỏ lại và xem ra chẳng có ai bằng Sư được. Không biết có phải vì Duyên tương tư Sư hay Sư chính là một vật nam châm đã thu hút linh hồn của Duyên mất rồi?

Bây giờ phải tính sao đây? nhờ Sư định liệu. Mong lắm thay. Mong sự hồi âm của Sư trong từng giây từng phút.

Duyên

Trần Thị Diệu Duyên

 

Sư Tịnh Đạo gấp nhẹ lá thư tay làm 4 như đã có lằn ranh gấp sẵn và Sư tự nhủ thầm rằng: Bây giờ phải tính sao đây? nhờ Sư định liệu?… Sư nói như cho chính mình nghe và còn đang phân vân là có nên đưa cho Sư đệ mình xem không? Cuối cùng rồi Sư đã quyết định. Sư tiến tới bên cửa phòng cửa phòng của Sư Tịnh Thường và gõ cửa, tằng hắng mấy tiếng.

- Sư đệ ơi, huynh đây nầy! Hôm nay đệ đã khỏe chưa?

- Khỏe thì có khỏe, nhưng lòng dạ sao bồn chồn quá.

- Bồn chồn là phải chứ gì! Vì cô gái qua sông vẫn còn trong tâm đệ chứ gì?

- Sư huynh lại cứ trêu đệ hoài.

- Nói thật với đệ nghe! Nếu huynh lâm vào hoàn cảnh của đệ, chắc cũng chỉ vậy thôi là cùng.

- Vậy thôi là thế nào Sư huynh?

- Là nhớ thương và vương vấn đó.

- Nhưng không, hôm nay huynh đến đây có một vật thật quý mang đến cho đệ.

Sư đệ Tịnh Thường mở to mắt lên và hỏi vội:

- Vật gì vậy Sư huynh?

- Vật nầy vô giá. Nếu Sư đệ trả lời được câu hỏi ta mới đưa cho.

- Sư huynh cứ hỏi.

- "Bây giờ phải tính sao? nhờ Sư định liệu".

- Câu hỏi gì kỳ vậy? Tính sao là tính sao?

 

Sư huynh Tịnh Đạo làm thinh, không nói một lời, sau đó sờ tay vào túi áo vên trong và lấy ra một bì thư trắng, đưa ngay cho Sư đệ Tịnh Thường. Sau khi Sư Tịnh Thường đọc xong, mặt mày cắt không còn một giọt máu và than rằng: "Ngờ đâu ta nghĩ chỉ có một mình ta, mà té ra nàng cũng thế. Bây giờ phải tính sao đây Sư huynh?"

- Câu trả lời ấy dành cho đệ chứ không phải cho ta.

Chờ lâu quá, đã ba hôm rồi nhưng thư hồi âm vẫn chưa đến, Duyên nóng lòng quá; nên viết vội thêm một bức thư thứ hai với nội dung can đảm hơn lần trước. Lần này thì đứa bé trai tìm cách đưa được đến thẳng phòng của Sư Tịnh Thường và nội dung ấy như sau:

 

Sóc Trăng, ngày… tháng… năm…

Sư thương nhớ!

Sau khi gởi thư cho Sư rồi, em… Duyên nầy ngỡ rằng sẽ nhận được hồi âm của Sư; nhưng vẫn biệt vô âm tín. Bây giờ thì em đã mõi mòn quá rồi. Mong Sư định liệu cho. Nếu việc của chúng ta không thành thì em sẽ quyết định quyên sinh để vẹn tình chung thủy với Sư, mặc dầu hai ta chưa có lời hẹn ước. Chỉ có cách đó mới giải quyết được việc của chúng ta. Em đang chờ Sư trong sự mòn mỏi.

Em Duyên

Sau khi đọc lá thư nầy xong, Sư Tịnh Thường vội vã đi tìm Sư huynh của mình để thỉnh ý và nhờ Sư huynh Tịnh Đạo hướng dẫn dùm.

- Theo huynh nghĩ thì việc ấy cũng không khó lắm. Sư đệ cứ viết cho cô ta mấy chữ, bảo rằng tối nay có buổi thuyết pháp công cộng tại Đại Điện, cô ấy nên vào nghe. Dĩ nhiên tâm ý cô ta đâu còn nữa để mà nghe; nhưng nhân cơ hội nầy, biết đâu cô ta sẽ tìm cách để nhìn lén Sư đệ đó, để đỡ nhớ thương. Đó là tâm lý của người nữa mà.

- Sao Sư huynh rành tâm lý người nữ quá vậy?

- Đó là chuyện bình thường thôi.

- Nhưng ai tthuyết pháp, Sư huynh?

- Chính ta. Nhân cơ hội nầy ta sẽ giảng về bất tịnh, về vô thường, vô ngã… biết đâu cô ta tỉnh ngộ chăng?

 

Tối hôm đó đèn trên Đại Điện của Tịnh Xá sáng trưng như kết hội hoa đăng nhân một lễ lộc gì lớn lao lắm.

Mọi người đã vân tập đầy đủ, ngoại trừ Sư Tịnh Thường. Có người lẹ miệng hỏi:

- Hôm nay Sư vẫn còn bệnh chăng?

- Nghe đâu hôm nay tín nữ Diệu Duyên cũng có đến nghe pháp mà? Một vị Sư khác chen vào như thế.

Xa xa có chiếc y vàng trờ tới. Đó chính là Sư Tịnh Thường đi cạnh Sư Tịnh Đạo trong tư thế được chở che. Sau khi Sư Tịnh Đạo an tọa trong tư thế được chở che. Sau khi Sư Tịnh Đạo an tọa trong tư thế kiết già, Người bắt đầu giảng về đề tài như đã được định sẵn.

Bỗng từ xa xa, nơi góc của Đại Điện có một cánh tay giương cao và xin được hỏi.

- Bạch Sư! Con xin lỗi Sư, nếu điều con hỏi có gì phạm thượng kính xin Sư hoan hỷ cho.

- Được, con cứ hỏi.

- Sư đã giảng về bất tịnh, về vô thường, về khổ đau, nãy giờ chúng con nghe đã hiểu, nhưng với Sư. Nếu Sư đứng trước một cô gái đẹp, Sư thấy thế nào? Sư gọi người ấy đẹp hay xấu?

Cả Đại Điện vỗ tay vang rền không ngớt. Không ngờ lại câu hỏi táo bạo như vậy được đặt ra để hỏi một nhà Sư.

Sư Tịnh Đạo đưa mắt qua Sư Tịnh Thường, như có ý bảo Sư Tịnh Thường hãy trả lời thay mình.

Sư Tịnh Thường chậm rãi đáp:

Lẽ ra Sư huynh tôi phải trả lời câu hỏi nầy của thí chủ kia; nhưng Sư huynh tôi có ý dành câu nầy cho tôi trả lời, và xin nghe, đây là lời giải đáp.

- Câu trả lời có hai cách. Đới với người giác ngộ thì thấy cũng như không thấy mà không thấy cũng như thấy. Có nghĩa là người giác ngộ vẫn thấy đẹp; nhưng cái đẹp đó không có tồn tại, nó biến đổi theo sự vô thường sanh diệt. Còn đối với người chưa giác ngộ thì vẫn thấy đẹp và còn đắm say vào cái đẹp đó.

Cả Đại Điện cũng vang dội tiếng vỗ tay sau câu trả lời của Sư Tịnh Thường.

Đàng kia lại có cánh tay giương cao lên muốn được hỏi tiếp.

- Mô Phật! Thưa Sư! Vậy Sư ở trong trường hợp nào?

- Cả Đại Điện lại vang lên một tiếng "ồ"!

Sư Tịnh Thường lúng túng quá. Nếu trả lời có cũng khó, mà không cũng khó, nên phải cầu cứu đến Sư huynh mình.

Sư Tịnh Đạo phân tích, thực ra mà nói mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau và một tâm sự khác nhau, không thể đem một câu trả lời có hoặc không để phủ định hoặc khẳng định cho một việc làm có tính cách giai đoạn được, mà phải lệ thuộc vào nhân duyên của việc ấy nữa.

Sau buổi giảng hôm ấy ai cũng vừa lòng, chỉ có một vài người hiểu rõ ý của Sư Tịnh Đạo muốn ám chỉ ai và muốn nói gì, còn Duyên thì đã thấm thía cho tìm đời; nên nàng chọn một phương hướng khác. Bây giờ nàng tập cố quên đi mối tình vụng dại ấy mà nàng đã ôm ấp lâu nay và nàng cố gắng giúp đỡ cho Sư Tịnh Thường tinh tấn hơn nữa để tiếp tục đi cho hết con đường còn lại cũa mình và nàng sẽ làm bất cứ giá nào để biến tình yêu vị kỷ ấy ra thành tình vị tha cao thượng. Nàng nghĩ thế, nhưng nàng chưa biết cách thức thế nào thì một hôm Sư Tịnh Đạo tìm đến nhà Duyên nhờ Duyên một công việc. Đối với Duyên việc nầy không nặng nhọc lắm nhưng từ chuyện tình cảm cá nhân nó đã bắt đầu bước sang chuyện tiền bạc đổi trao để được một chỗ tốt cho Sư có cơ hội ra ngoại quốc, tìm một tương lai tươi sáng hơn.

 

---o0o---

Mục Lục | Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4

---o0o---
 

Vi tính: Hoa Giác, Minh Chính

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 6-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

3 cay choi quet sach moi au lo hôm yếu Thích Thanh Từ thượng Hãy về bên mẹ những bài học quý giá từ cuốn sách 波羅蜜心經全文 Tại sao nên trị đau đầu bằng châm Chữa cảm nắng mùa hè Nếu như có ba 怎么面对自己曾经犯下的错误 Xuân có đi Uống nghia Ngày Tết về chùa ăn chay tin phat ç Š Ăn chay đừng sợ thiếu calcium Liên bảo 加持 トo tranh cat dong vuon hoa phat cao Màu tang sinh doc nhat vo Thần đèn Tư Lũy đã ra đi Thiền viện Trúc Lâm tổ chức lễ giỗ thấy bệnh và thấy tánh Thái Bình Kỷ niệm hóa nhật cố Mùa Xuân qua cánh đồng xanh Hôn nhân thay benh va thay tanh nhung tu tuong de suy niem nhan dip nam moi BS Đỗ Hồng Ngọc nói về Ăn chay đừng bao giờ để nạn ấu dâm luoc Món chay ngày Tết Mồng 2 pháp Đức Phật một bậc Thầy lớn của phat giao Nghệ sĩ kể chuyện ăn chay chọn Con đường đi đến Phật đạo Mười cách tạo phước lành Nằm phap Vì sao nên ăn rau cải xoăn Nấu chè đậu thật đơn giản