Ý nghĩa của nghi lễ trong Phật giáo

 Mời xem thêm 48 Pháp niệm Phật


Tượng Phật là vật tạc lại mô tả chân dung, những tướng tốt của Phật. Vì đức Phật là thầy dạy con đường giác ngộ, là thầy ta nên ta thờ ngài như biểu thị lòng tri ân đối với ngài. Hằng ngày ta nhìn thấy tượng ngài như hình dung Ngài còn ở tại thế gian này. Thờ ngài nghĩa là ta tôn thờ sự giải thoát, nhân đó nương theo, cầu mong mình cũng sớm được giải thoát. Thờ cúng thật trang nghiêm bao nhiêu thì thể hiện tấm lòng tôn kính của mình đối với Phật cũng bấy nhiêu. Để tỏ lòng tôn kính với Phật, ta nên giữ gìn những hình ảnh của Phật, tượng Phật không để tự tay làm vỡ, tự tay xé bỏ, dẫm đạp để các thứ bẩn lên trên, không ăn mặc thiếu lịch sự khi vào chùa hay trước hình ảnh Phật. Nếu thấy hình tượng Phật bị bẩn, bị vỡ ta hãy lau chùi, gom lại rồi đưa lên chùa hoặc nhờ một thầy tu Phật giữ gìn. Các thầy có trách nhiệm nhập tháp, lưu vào trong một nơi sạch sẽ để không phải tội hủy báng.
 

Lễ Phật là thể hiện lòng tôn kính với Phật, để trừ tâm ngã mạn, cao ngạo. Nếu một người không chịu quỳ gối trước ai thì người đó là người cao ngạo nhất, kết quả cũng chẳng tốt đẹp gì. Lạy Phật cũng là một phương pháp tập thể dục. Khi lạy cúi xuống ta thả lỏng người để thư giãn. Tối thiểu 5 giây hãy đứng dậy. Trong 5 giây này ta quán tưởng và nhìn lại mình, nghĩa là xem trong lòng còn tâm niệm gì nổi lên thì liền dẹp nó đi.
 

Lạy Phật là đứng chắp tay trước ngực, rồi quỳ xuống, cúi đầu xuống sát đất, xòe 2 bàn tay ngửa ra(tránh bẩn tay, tay còn dùng để dâng cúng Phật). Khi lạy Phật ta nên quán tưởng, hình dung đức Phật hiện ra trước mặt ta với đầy đủ tướng tốt, ta cúi xuống như ôm lấy chân ngài. Lễ Phật cũng chính là ta lạy Phật tính, đức Phật trong ta.
 

Lễ Tam bảo là lạy Phật, lạy Pháp, lạy Tăng. Ta nên quán tưởng trong không trung không thể cùng tận có rất nhiều Phật, rất nhiều kinh điển, rất nhiều tăng chúng. Nơi mỗi Phật đều có hình ta quỳ trước các ngài.
 

Đọc Kinh, Tụng Kinh là ôn lại những lời Phật dạy. Nguyên tắc cơ bản là đọc và hiểu được nghĩa kinh. Từng chữ đọc rõng rạc, không nhanh quá để cho mình và những người xung quanh hiểu được ý nghĩa của Kinh.
 

Niệm Phật là đọc danh hiệu của Phật. Đọc làm gì? Đọc đề nguyện tu theo ngài, đọc để cầu cho mình và mọi người được bình an. Đọc để dẹp trừ tâm niệm xấu, khi tâm niệm xấu hết rồi, khái niệm giữa ta và người, giữa sạch và bẩn không còn, chỉ còn thể tánh Phật mà, từ xưa tới nay vẫn tồn tại như vậy là Nhất tâm bất loạn. Là tâm Phật, là cảnh giới của chư Phật rồi.

Niệm cái gì thì thành cái nấy (mình niệm Phật sẽ thành Phật). Câu Phật hiệu A Di Đà đã niệm ba đời, 10 phương Chư Phật; tụng hết tất cả kinh Đại Thừa của Phật; tu hết môn, tông. Phái và Kinh Vô Lượng Thọ là kinh Trung Chi Vương, nghĩa là bộ kinh cao siêu nhất của Phật. Tại sao? Vì bộ kinh này đã đúc kết tất cả tinh hoa, cốt tủy cao thâm của hết thảy kinh giáo của Phật.

Tại sao có người niệm Phật hiệu A Di Đà và có người niệm đức Quán Thế Âm? thật ra đó là cách niệm của mỗi người, nhưng quý vị nên niệm câu Phật hiệu A Di Đà hơn. Tại Sao? Vì Quán Thế Âm cũng là Phật, khi chúng ta niệm danh hiệu A Di Đà, là đã niệm hết 10 phương Chư Phật và Chư Bồ Tát rồi.

Xin phân tích thêm cho quý vị hiểu, tại sao Phật dạy niệm Phật sẽ thành Phật:
Phật thấy trong mỗi chúng sanh, tuy mang một thân thể, nhưng có nhiều tâm khác nhau, nhưng chung quy chỉ có bốn tâm làm căn bản (nói về chủng tử tâm)

Tâm Phật, tâm người, tâm ma, tâm thú. Hằng ngày chúng ta niệm tâm gì, thì chúng ta thành tâm nấy.

Niệm, đồng nghĩa với chiêm ngưỡng, và quán tưởng.

Niệm từ bi A Di Đà, thì thành tâm Phật = sẽ thành Phật.

Niệm lương tâm, đạo đức, thì thành tâm người =sẽ thành người.

Niệm thần thông, tham sân, thì thành tâm ma =sẽ thành ma.

Niệm ngu si, thì thành tâm thú =sẽ thành thú.

Mời quí vị xem thêm CÁCH NIỆM PHẬT THIẾT YẾU Tác giả: Thích Chân Tính


Phần lưu ý: Khi niệm Phật, chúng ta đừng câu nệ về vấn đề nhắm mắt hay mở mắt. Chúng ta phải biết uyển chuyển theo thân thể và sức khỏe của mình (nghĩa là khỏe thì mở mắt he hé, mệt thì nhắm mắt). Niệm Phật là tâm ta niệm, không phải mắt và thân ta niệm. Tâm là chính, thân chỉ là phụ trợ cho tâm mà thôi. Điều quan trọng là khi niệm Phật , tâm chúng ta luôn luôn thức tỉnh để giữ câu niệm Phật. Nếu chúng ta câu nệ vào hình thức quá nhiều, vô tình sẽ sanh ra phân biệt chấp trước. Còn phân biệt thì còn chướng ngại, còn chướng ngại thì không đạt đến an lạc tự tại. Tóm lại, chúng ta càng buông xả thì càng tự tại.
 

Ăn chay là một nét đẹp trong Phật giáo nhằm tôn trọng sự sống, muôn loài khi sinh ra đều có lòng ham sống(đức hiếu sinh) do đó ta ăn chay để nuôi dưỡng tấm lòng nhân từ của ta. Khi một con vật bị giết, nó sẽ căm hận người giết nó và để lại dư hưởng chất độc ở trong thịt. Ăn thịt động vật sẽ bị nhiễm độc đó. Nếu là người xuất gia nên đoạn tuyệt với thịt động vật, người tại gia nên ăn vừa phải để nuôi dưỡng thân thể. Đặc biệt, Phật tử tại gia có thể tùy theo hoàn cảnh nguyện ăn chay 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày v.v… để trừ tâm sát sinh nuôi dưỡng từ tâm.
 

Cúng dàng là gì? Cúng dàng là dâng phẩm vật. Cúng những gì? Cúng những đồ ăn, hoa quả thể hiện lòng tôn kính như khi Phật, thánh, cha mẹ còn ở tại thế. Nếu như cha mẹ mình còn vảng vất đâu đây thì cũng mát lòng bởi có đứa con hiếu thảo. Phật Thánh cũng vậy. Cúng dàng Pháp là nói, làm cho mọi người phát khởi lòng tin chân thật. Cúng dường Tăng là cung cấp những vật dụng giúp cho những người tu học được thuận lợi. Đặc biệt, những vị tu hành giữ giới, tu hành phạm hạnh. In Kinh, chép kinh, làm chùa, tô tượng, đúc chuông v.v… Đức Phật dạy nên hiếu thuận cha mẹ cũng giống như Phật. Do đó, khi cha mẹ còn sống, ta nên hiếu thuận với cha mẹ.
Trước khi vào chùa, lễ Phật, ta nên rửa sạch thân thể, tay chân, mặc quần áo nghiêm chỉnh, thoải mái, trong đầu loại bỏ hết những suy nghĩ xấu. Một lòng hướng về Phật.
 

Mê tín và chính tín: Mê tín là si mê, tin tưởng một cái gì đó không có cơ sở dẫn đến mộng mị, mù quáng. Chính tín là tin tưởng một chân lý, một hành động có thật, có sự xác minh của rất nhiều người.
Các vấn đề đặt với mê tín:

- Cầu xin khi đi chùa: Đến chùa với để tìm thấy sự thanh thản trong lòng mỗi người, thể hiện sự biết ơn chư Phật, để cầu siêu cho ông bà cha mẹ, để nguyện làm những việc lành. Sự cầu ở đây là tự mình nguyện với mình sẽ làm việc thiện như mong cho cha mẹ khỏe mạnh, con cái học hành tốt v.v… Để sự cầu được thành thì ta phải làm những việc để nó mau thành. Đối với cha mẹ, phải hiếu thuận, chăm lo thì cha mẹ sẽ khỏe mạnh, đối với con cái phải dạy dỗ chúng thì mới tốt được. Lắm người đến chùa cầu xin đủ thứ, rồi cả việc trù ẻo cho người khác để đạt được việc mình. Như vậy hỏi có Phật nào phù hộ được chăng? Cầu xin việc lành thì sẽ được chư Phật, thần thánh gia hộ. Cầu xin việc ác thì chỉ có ma quỷ nghe thôi