Du Tăng Cầu Pháp

Thích Hằng Ðạt

---o0o---



S. Pháp sư Mộc Xoa Ðề Bà.

Pháp Sư là người ở Giao Châu (Việt Nam), đã từng vượt biển Nam Hải và chu du khắp nơi. Lúc đến Bồ Ðề Ðạo Tràng, Pháp sư lễ bái, cúng dường xá lợi Phật, rồi tịch tại đó, thọ hai mươi lăm tuổi.

T. Ngộ Không.

Thầy là người Kinh Triệu ở Vân Dương, tên tục là Xa Phụng Triều. Ngộ Không theo đoàn sứ giả của Trương Thao Quang hơn bốn mươi người sang các nước ở Tây Vực cùng Thiên Trúc. Bấy giờ Ngộ Không chưa xuất gia. Từ An Tây, đoàn sứ giả sang nước Sa Lặc, vượt ngọn Thông Lĩnh, v.v... Năm 753, đoàn sứ giả đến nước Kiền Ðà La, tức là thành đô ở phía đông của nước Kế Tân. Trú nơi đó qua mùa đông, rồi đến mùa hạ năm sau, họ sang nước Kế Tân, được quốc vương tiếp đón nồng hậu. Lúc đoàn sứ giả trở về cố quốc, Ngộ Không bị cảm bịnh, nên lưu lại nơi đó. Vì bị bịnh nên Ngộ Không phát tâm xuất gia vào năm hai mươi bảy tuổi, với pháp hiệu là Ðạt Ma Ðà Ðô (dịch là Pháp Giới). Xuất gia xong, cơn bịnh dần dần bình phục. Năm hai mươi chín tuổi, Ngộ Không thọ giới cụ túc tại nước đó. Học tiếng Phạn sau bốn năm, Ngộ Không qua trở lại nước Kiền Ðà La trú thêm hai năm. Kế đến, Ngộ Không xuôi vào miền nam, đến trung Thiên Trúc, lễ bái tám ngôi đại tháp, cùng tất cả các thánh tích, rồi tới chùa Na Lan Ðà tu học trong ba năm. Vì nhớ thân bằng quyến thuộc, Ngộ Không định theo thuyền trở về cố quốc, nhưng vì sóng gió hiểm nạn, nên phải đi theo con đường bắc lộ mà về. Trải qua ba năm, Ngộ Không đi ngang qua nước Ðổ Hóa La, Sa Lặc, Vu Ðiền, v.v... rồi về đến An Tây. Trên đường đi ngang qua nước Quy Từ, tại chùa Liên Hoa, Ngộ Không thỉnh ngài Liên Hoa Tinh Tấn dịch kinh Thập Lực. Lại nữa, tại nước Ô Kỳ, Ngộ Không thỉnh tam tạng pháp sư người nước Vu Ðiền là Giới Pháp dịch kinh luận Thập Ðịa Hồi Hướng. Dịch xong, vào năm 790 Ngộ Không theo đoàn sứ giả trở về kinh đô, trú tại chùa Ý Kính. Sau đó, Ngộ Không trở về quê quán thăm phần mộ của song thân, rồi thị tịch, thọ hơn sáu mươi tuổi. Ngộ Không đi khắp các nước Tây Vực cùng Thiên Trúc khoảng bốn mươi năm, và dịch được ba bộ và một quyển kinh.

____________________


Tài liệu tham khảo và phiên dịch:

1/ Việt Nam Sử Lược (I & II), Trần Trọng Kim.

2/ Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, Thích Mật Thể.

3/ Lịch Sử Văn Minh Ấn Ðộ, Nguyễn Hiến Lê dịch.

4/ Trung Quốc Phật Giáo Thông Sử (quyển I, II, III, & IV), Liêm Ðiền Mậu Hùng trước, Quan Thế Khiêm dịch.

5/ Trung-Ấn Phật Giáo Giao Thông Sử, Thích Ðông Sơ trước.

6/ Phật Thiền Cao Tăng, Lâm Ðồng Chiếu biên soạn.

7/ Ðại Tạng Kinh quyển thứ 50, bộ sử thứ 2: Cao Tăng Truyện, Tích Cao Tăng Truyện, Tống Cao Tăng Truyện.

8/ Ðại Tạng Kinh quyển thứ 51, bộ sử thứ 3: Ðại Ðường Cầu Pháp Cao Tăng Truyện (2 quyển, do thầy Thích Nghĩa Tịnh soạn). Cao Tăng Pháp Hiển Truyện.

9/ Chinese Monks In India, translated by Latika Lahiri.

10/ A Record Of Buddhistic Kingdoms, translated by James Legge.

     

--- o0o ---

[ Mục Lục ] [ Phần 1] [ Phần 2] [ Phần 3] [ Phần 4]

--- o0o ---

Source: http://www.chuavanphat.org/

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật ngày: 01-5-2004

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

mot nen huong long tien dua huong linh nghe si kim Học gửi hay la nhung bong hoa dac biet ngay 20 10 đằng những món chay bổ dưỡng trong mùa vu lan henry steel olcott va phong trao phuc hung dung lai va cam nhan clip y nghia ve tinh mu Hoa mướp trước sân đại Đầu neu tri tue khong co dao duc soi duong nói dối vÃÆ song voi hai chu Nhân mùa Phật đản lại bàn về sự cửa phÃÆt giá trị của việc ở Ä Æ dung qua doi theo nguoi khac ma danh mat minh Gene có phải nguyên nhân chính gây ra ung si mà ra triết lý của golf mÃÆ cáo phó hòa thượng thích quảng bửu Ê nhan dien va chuyen hoa tam benh Ý Có nỗi nhớ không mang tên nghia Ăn chống gãy xương lê 5 lời khuyên giúp trẻ ngủ ngon hơn Do phat phap Bình minh quê mình đạt gió phải bồ tát hạnh chùa thiên phú Thiên 5 tan o thai lan cổ ngủ Nằm nhưng luan Ðịnh luật của nghiệp lam the nao de khong tro thanh nan nhan tu nhung mai tho truyen 1905 vang vọng tiếng chuông chùa