Giới Luật - Luật học đại cương.

 

.

 

 

LUẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG

Soạn giả: HT. THÍCH THANH KIỂM 

 

MỤC LỤC

 

KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HỌC

I- Tự luận

II- Giới luật

III- Phân loại Phật điển

IV- Tiểu thừa Luật bộ

V- Đại thừa Luật bộ

VI- Luật tạng kinh điển Pàli

 

GIÁO NGHĨA CỦA TIỂU THỪA LUẬT BỘ VÀ ĐẠI THỪA LUẬT BỘ

 

I- Giáo nghĩa của Tiểu thừa Luật bộ

II- Giáo nghĩa của Đại thừa Luật bộ

 

GIÁO ĐOÀN PHẬT GIÁO

I- Ý nghĩa Giáo đoàn

II- Thành phần của Giáo đoàn

III- Sinh hoạt của Giáo đoàn

IV- Quy định của Giáo đoàn

V- Sự biến thiên của Giáo đoàn

VI- Sứ mệnh của Giáo đoàn

 

LUẬT TÔN

I- Tên tôn

II- Giáo nghĩa

III- Truyền thừa

IV- Nội dung Tứ phần luật

V- Nội dung giới bản

VI- Nội dung yết ma

VII- Các pháp yết ma

VIII- Phân loại về giới pháp

IX-  Bốn khoa của giới

 

KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HỌC

I. TỰ LUẬN

Ba môn học, Giới học, Định học và Tuệ học, được gọi là “Tam vô lậu học”. Lậu nghĩa là phiền não, nương vào Tam học mà đoạn trừ được phiền não, siêu phàm nhập thánh, nên gọi là “Tam vô lậu học”.

Diệu quả Đại giác của Phật y vào Tuệ mà thành, nên có thể nói, trí tuệ phát sinh từ ở thiền định, thiền định phát sinh từ ở giới luật. Muốn cầu được trí tuệ, tất phải tu thiền định, muốn được thiền định, trước hết phải giữ giới luật. Nếu giới luật mà khuyết, thiền định sẽ khó thành, thiền định không thành tựu, trí tuệ cũng không thể do đâu mà phát sinh. Bởi thế, người học Phật chân chính cần phải tu tập “Tam vô lậu học”.

Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất.

II. GIỚI LUẬT

Giới luật, tiếng Phạn là Vinaya (Tỳ-ni), dịch là Luật, có nghĩa là pháp luật, pháp cấm chế. Luật có 3 tên:

1.- Tỳ-ni tức Tỳ -nại-da (Vinaya), dịch là Luật, hay Điều phục.

2.- Mộc-xoa tức Ba-la-đề-mộc-xoa (Pràtimoksa), dịch là Biệt giải thoát.

3.- Thi-la (Sila) dịch là Giới luật, Điều phục, hay Giới, tên có khác nhau, nhưng cùng chung một thể, vì thế nên có tên ghép là “Giới luật”. Luật cũng giống như pháp luật hiện nay là những quy giới cưỡng chế, nương vào chỗ phạm giới nặng hay nhẹ mà trị phạt. Vậy chỗ kết hợp giữa giới và luật là để thuyết minh về lập trường giáo lý về Luật tôn.

III. PHÂN LOẠI LUẬT ĐIỂN

Luật điển trong Tam tạng gồm có các bộ về Tiểu thừa luật và Đại thừa luật. Các bộ luật như Thập tụng, Tăng kỳ, Tứ phần, Ngũ phần thuộc Tiểu thừa luật; như Du Già, Phạm Võng thuộc Đại thừa luật.

Lại luật điển cũng có chia ra hai thứ, giới luật xuất gia và giới luật tại gia. Như các bộ luật thuộc luật điển Tiểu thừa, phần nhiều thuộc về giới luật xuất gia. Như Ưu-bà-tắc giới kinh, là giới luật tại gia. Giới luật xuất gia là những giới luật của Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Sa-di, Sa-di-ni phải tuân trì, tức là giới Cụ túc, rồi đến Thập giới.

Giới luật tại gia là những giới luật, nam nữ tại gia thọ trì, như Ngũ giới, Bát giới, Thập thiện giới. Thông thường, người tại gia không được xem luật điển của người xuất gia, vì chưa thọ giới xuất gia, không được nghe pháp cấm chế của Tăng Ni.

IV. TIỂU THỪA LUẬT BỘ

Tiểu thừa luật là các bộ luật hàng Tiểu thừa thọ trì. Những luật điển này đều thuộc trong Thanh Văn tạng, gọi là Tiểu thừa luật. Tiểu thừa luật được truyền trì gồm có 5 bộ:

1.- Đàm Vô Đức bộ truyền luật Tứ phần.

2.- Tát Bà Đa bộ truyền luật Thập tụng.

3.- Di Sa Tắc bộ truyền luật Ngũ phần.

4.- Ca Diếp Di bộ truyền Giải thoát giới.

5.-

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Phạm chia tùy Âm VẠbo ân 根本顶定 Mật tim hieu ve banh xe phap luan đẻ Chúng Huyền Quang Đệ tam Tổ và những câu vài nét về tư tưởng giải thoát trong 鼎卦 nhan qua la co that Nghệ kim nhan qua Chữa bệnh dạ dày đúng cách chuong vi cac tong phai phat giao trung hoa thẠt già c chi den ça Già bat quang giả 雙手合十擺在胸口位置 Lễ hội Quán Thế Âm Quê nhà của ưng thư Tiểu thập bình thieu đậu bất nen Lễ tưởng niệm tuần chung thất cố giao quÃ ç¾ cõng phụ Trở Cái chữ của mạ dong co va nguyen vong