Trong kinh A Di Đà, Đức Phật có dạy Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc Nghĩa là Không thể lấy chút ít phước đức làm nhân duyên để được sanh qua nước kia tức là cõi cực lạc
12 Thủ ấn của Phật Thích Ca

Trong kinh A Di Đà, Đức Phật có dạy: "Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc". Nghĩa là: Không thể lấy chút ít phước đức làm nhân duyên để được sanh qua nước kia (tức là cõi cực lạc).

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO

Cư Sĩ Chánh Trực
Toronto, Canada Toronto, Canada - TL 2002

Thủ ấn của Phật thích ca

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta có rất nhiều thắc mắc, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, chẳng hạn như là: Hình Đức Phật Thích Ca của trang nhà ĐPNN có hình thủ ấn bàn tay trái nằm trên bàn tay phải. Theo chỗ chúng tôi thấy thì phần lớn các hình Phật có thủ ấn ngược lại. Xin giải thích lý do.
 
Thực đúng như vậy, phần lớn các hình Phật Thích Ca có thủ ấn bàn tay phải nằm trên bàn tay trái, ngược lại với hình Đức Phật của trang nhà ĐPNN.

Các tranh vẽ trong Phật giáo thường do các họa sĩ vẽ ra theo trí tưởng tượng, dựa vào những chi tiết trong kinh sách, thường có ý nghĩa tượng trưng, không đúng sự thực như trong hình vẽ diễn tả.

Chẳng hạn như là: hình Đức Phật A Di Đà đứng trên đóa hoa sen, một tay cầm hoa sen, một tay giơ ra, như đang chờ đón rước chúng sanh về với chư Phật ở cõi cực lạc, theo kinh A Di Đà. Hoa sen tượng trưng cho "bản tâm thanh tịnh" của chư Phật và của mỗi người. Người nào tu tâm dưỡng tánh đạt được "nhất tâm bất loạn", tức là sống được với bản tâm thanh tịnh, người đó sẽ vãng sanh tây phương cực lạc. Chứ không phải chỉ tu tập sơ sơ, được chút ít công đức phước đức, rồi tưởng tượng sẽ được về cực lạc sau khi mãn phần, một cách dễ dàng.

Trong kinh A Di Đà, Đức Phật có dạy: "Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc". Nghĩa là: Không thể lấy chút ít phước đức làm nhân duyên để được sanh qua nước kia (tức là cõi cực lạc).

Chẳng hạn như là: hình Đức Phật Thích Ca ngồi dưới cội bồ đề, trên đóa hoa sen, cũng có ý nghĩa: người nào giác ngộ và sống được với bản tâm thanh tịnh thì đó chính là một vị Phật. Thực sự lúc thành Phật dưới cội bồ đề, Đức Thích Ca chỉ tọa thiền trên tấm thảm cỏ (tức là bồ đoàn). Lúc đó, Đức Phật để bàn tay mặt trên bàn tay trái, hay ngược lại, không có kinh sách nào nói rõ. Tuy nhiên, việc đó không quan trọng. Tại sao như vậy? Bởi vì, đó chỉ là hình tướng bên ngoài mà thôi. Không phải các thủ ấn có thể giúp mình hàng phục ma quân bên ngoài gì đâu?

Cốt tủy của đạo Phật là giúp đỡ con người hàng phục "tâm ma" trong lòng chính mình, lúc đó tâm được an thì "tâm Phật" hiển lộ. Khi nào tất cả mọi chúng sanh trong lòng chúng ta được độ hết, tức là chúng ta hàng phục được tâm của chính mình, chúng ta sẽ thành một vị Phật, chứ không phải lo đi độ hết mọi người bên ngoài xong rồi, mới được thành Phật. Tại sao như vậy? Bởi vì, đã có biết bao nhiêu vị Phật đã thành, mà chúng sanh vẫn còn vô số trên thế gian!

Tóm lại, cốt tủy của đạo Phật có thể tóm gọn vào một chữ, đó là chữ TÂM. Tâm được an tịnh là điều hạnh phúc quí báu nhứt trên trần đời. Tất cả những gì thuộc hình thức, hình tướng bên ngoài, chỉ là phần phụ thuộc mà thôi.
 
BBT VUONHOAPHATGIAO.COM

Về Menu

12 thủ ấn của phật thích ca 12 thu an cua phat thich ca tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

อธ ษฐานบารม 父母呼應勿緩 事例 每年四月初八 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 佛教教學 du xuân 阿那律 モダン仏壇 天风姤卦九二变 度母观音 功能 使用方法 tứ đế và quan điểm của bồ tát long Tinh tế trà sen Hà Nội Đọc Tôn giả Bạc câu la Mac 还愿怎么个还法 Cho má ngày bông hồng cài áo 弥陀寺巷 Yoga giúp trị đau lưng hiệu quả 佛教算中国传统文化吗 上座部佛教經典 cà y 鎌倉市 霊園 nem dao thanh phat 必使淫心身心具断 làm thức uống bổ dưỡng từ đậu 五戒十善 金宝堂のお得な商品 หล กการน งสมาธ 曹村村 仏壇 おしゃれ 飾り方 trong Thanh âm của vô thanh Mập vì ăn chay Bodhgaya một ngày phản ứng của phật giáo trước cuộc りんの音色 Cách bảo quản đậu phụ tươi ngon イス坐禅のすすめ อธ ษฐานบารม cuối năm dọn dẹp bàn thờ vào ngày nào ส วรรณสามชาดก GĐPT Đà Nẵng tổ chức lễ húy 四比丘 Gene có phải nguyên nhân chính gây ra ung bắt đầu từ nơi đâu 簡単便利 戒名授与 水戸 トo 市町村別寺院数順位 佛教蓮花 åº