Trong kinh A Di Đà, Đức Phật có dạy Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc Nghĩa là Không thể lấy chút ít phước đức làm nhân duyên để được sanh qua nước kia tức là cõi cực lạc
12 Thủ ấn của Phật Thích Ca

Trong kinh A Di Đà, Đức Phật có dạy: "Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc". Nghĩa là: Không thể lấy chút ít phước đức làm nhân duyên để được sanh qua nước kia (tức là cõi cực lạc).

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO

Cư Sĩ Chánh Trực
Toronto, Canada Toronto, Canada - TL 2002

Thủ ấn của Phật thích ca

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta có rất nhiều thắc mắc, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, chẳng hạn như là: Hình Đức Phật Thích Ca của trang nhà ĐPNN có hình thủ ấn bàn tay trái nằm trên bàn tay phải. Theo chỗ chúng tôi thấy thì phần lớn các hình Phật có thủ ấn ngược lại. Xin giải thích lý do.
 
Thực đúng như vậy, phần lớn các hình Phật Thích Ca có thủ ấn bàn tay phải nằm trên bàn tay trái, ngược lại với hình Đức Phật của trang nhà ĐPNN.

Các tranh vẽ trong Phật giáo thường do các họa sĩ vẽ ra theo trí tưởng tượng, dựa vào những chi tiết trong kinh sách, thường có ý nghĩa tượng trưng, không đúng sự thực như trong hình vẽ diễn tả.

Chẳng hạn như là: hình Đức Phật A Di Đà đứng trên đóa hoa sen, một tay cầm hoa sen, một tay giơ ra, như đang chờ đón rước chúng sanh về với chư Phật ở cõi cực lạc, theo kinh A Di Đà. Hoa sen tượng trưng cho "bản tâm thanh tịnh" của chư Phật và của mỗi người. Người nào tu tâm dưỡng tánh đạt được "nhất tâm bất loạn", tức là sống được với bản tâm thanh tịnh, người đó sẽ vãng sanh tây phương cực lạc. Chứ không phải chỉ tu tập sơ sơ, được chút ít công đức phước đức, rồi tưởng tượng sẽ được về cực lạc sau khi mãn phần, một cách dễ dàng.

Trong kinh A Di Đà, Đức Phật có dạy: "Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc". Nghĩa là: Không thể lấy chút ít phước đức làm nhân duyên để được sanh qua nước kia (tức là cõi cực lạc).

Chẳng hạn như là: hình Đức Phật Thích Ca ngồi dưới cội bồ đề, trên đóa hoa sen, cũng có ý nghĩa: người nào giác ngộ và sống được với bản tâm thanh tịnh thì đó chính là một vị Phật. Thực sự lúc thành Phật dưới cội bồ đề, Đức Thích Ca chỉ tọa thiền trên tấm thảm cỏ (tức là bồ đoàn). Lúc đó, Đức Phật để bàn tay mặt trên bàn tay trái, hay ngược lại, không có kinh sách nào nói rõ. Tuy nhiên, việc đó không quan trọng. Tại sao như vậy? Bởi vì, đó chỉ là hình tướng bên ngoài mà thôi. Không phải các thủ ấn có thể giúp mình hàng phục ma quân bên ngoài gì đâu?

Cốt tủy của đạo Phật là giúp đỡ con người hàng phục "tâm ma" trong lòng chính mình, lúc đó tâm được an thì "tâm Phật" hiển lộ. Khi nào tất cả mọi chúng sanh trong lòng chúng ta được độ hết, tức là chúng ta hàng phục được tâm của chính mình, chúng ta sẽ thành một vị Phật, chứ không phải lo đi độ hết mọi người bên ngoài xong rồi, mới được thành Phật. Tại sao như vậy? Bởi vì, đã có biết bao nhiêu vị Phật đã thành, mà chúng sanh vẫn còn vô số trên thế gian!

Tóm lại, cốt tủy của đạo Phật có thể tóm gọn vào một chữ, đó là chữ TÂM. Tâm được an tịnh là điều hạnh phúc quí báu nhứt trên trần đời. Tất cả những gì thuộc hình thức, hình tướng bên ngoài, chỉ là phần phụ thuộc mà thôi.
 
BBT VUONHOAPHATGIAO.COM

Về Menu

12 thủ ấn của phật thích ca 12 thu an cua phat thich ca tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

duyen niå³ å Æ 간화선이란 妙性本空 无有一法可得 大法寺 愛知県 ï¾ ï½ nhất 無量義經 若我說天地 Ăn trái cây có cần đúng lúc không 永宁寺 お仏壇 お手入れ nhin doi nhu bot nuoc 五藏三摩地观 盂蘭盆会 応慶寺 tà Thiền sư Thích Thanh Từ và hơn 淨空法師 李木源 著書 niết bàn 1 大乘方等经典有哪几部 ÄÆ ペット供養 合葬墓 12 cách ngăn ngừa cảm lạnh 濊佉阿悉底迦 nguon goc cua kho dau tu hành chớ nên bắt chước vì ta là 本事 佛 白骨观 危险性 禮佛大懺悔文 錫杖 ç æˆ 佛教讲的苦地 除淫欲咒 nguoi thay day bup be ï¾ 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 viem phoi nguoi tu va dang vong 有人願意加日我ㄧ起去 Làm 西南卦 Làm thế nào để có trí nhớ nhạy bén 三乘總要悟無為 nguoi tai gia tu phat å ç æžœ 止念清明 轉念花開 金剛經 nhân thừa Ð Ð Ð