Trong kinh A Di Đà, Đức Phật có dạy Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc Nghĩa là Không thể lấy chút ít phước đức làm nhân duyên để được sanh qua nước kia tức là cõi cực lạc
12 Thủ ấn của Phật Thích Ca

Trong kinh A Di Đà, Đức Phật có dạy: "Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc". Nghĩa là: Không thể lấy chút ít phước đức làm nhân duyên để được sanh qua nước kia (tức là cõi cực lạc).

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO

Cư Sĩ Chánh Trực
Toronto, Canada Toronto, Canada - TL 2002

Thủ ấn của Phật thích ca

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta có rất nhiều thắc mắc, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, chẳng hạn như là: Hình Đức Phật Thích Ca của trang nhà ĐPNN có hình thủ ấn bàn tay trái nằm trên bàn tay phải. Theo chỗ chúng tôi thấy thì phần lớn các hình Phật có thủ ấn ngược lại. Xin giải thích lý do.
 
Thực đúng như vậy, phần lớn các hình Phật Thích Ca có thủ ấn bàn tay phải nằm trên bàn tay trái, ngược lại với hình Đức Phật của trang nhà ĐPNN.

Các tranh vẽ trong Phật giáo thường do các họa sĩ vẽ ra theo trí tưởng tượng, dựa vào những chi tiết trong kinh sách, thường có ý nghĩa tượng trưng, không đúng sự thực như trong hình vẽ diễn tả.

Chẳng hạn như là: hình Đức Phật A Di Đà đứng trên đóa hoa sen, một tay cầm hoa sen, một tay giơ ra, như đang chờ đón rước chúng sanh về với chư Phật ở cõi cực lạc, theo kinh A Di Đà. Hoa sen tượng trưng cho "bản tâm thanh tịnh" của chư Phật và của mỗi người. Người nào tu tâm dưỡng tánh đạt được "nhất tâm bất loạn", tức là sống được với bản tâm thanh tịnh, người đó sẽ vãng sanh tây phương cực lạc. Chứ không phải chỉ tu tập sơ sơ, được chút ít công đức phước đức, rồi tưởng tượng sẽ được về cực lạc sau khi mãn phần, một cách dễ dàng.

Trong kinh A Di Đà, Đức Phật có dạy: "Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc". Nghĩa là: Không thể lấy chút ít phước đức làm nhân duyên để được sanh qua nước kia (tức là cõi cực lạc).

Chẳng hạn như là: hình Đức Phật Thích Ca ngồi dưới cội bồ đề, trên đóa hoa sen, cũng có ý nghĩa: người nào giác ngộ và sống được với bản tâm thanh tịnh thì đó chính là một vị Phật. Thực sự lúc thành Phật dưới cội bồ đề, Đức Thích Ca chỉ tọa thiền trên tấm thảm cỏ (tức là bồ đoàn). Lúc đó, Đức Phật để bàn tay mặt trên bàn tay trái, hay ngược lại, không có kinh sách nào nói rõ. Tuy nhiên, việc đó không quan trọng. Tại sao như vậy? Bởi vì, đó chỉ là hình tướng bên ngoài mà thôi. Không phải các thủ ấn có thể giúp mình hàng phục ma quân bên ngoài gì đâu?

Cốt tủy của đạo Phật là giúp đỡ con người hàng phục "tâm ma" trong lòng chính mình, lúc đó tâm được an thì "tâm Phật" hiển lộ. Khi nào tất cả mọi chúng sanh trong lòng chúng ta được độ hết, tức là chúng ta hàng phục được tâm của chính mình, chúng ta sẽ thành một vị Phật, chứ không phải lo đi độ hết mọi người bên ngoài xong rồi, mới được thành Phật. Tại sao như vậy? Bởi vì, đã có biết bao nhiêu vị Phật đã thành, mà chúng sanh vẫn còn vô số trên thế gian!

Tóm lại, cốt tủy của đạo Phật có thể tóm gọn vào một chữ, đó là chữ TÂM. Tâm được an tịnh là điều hạnh phúc quí báu nhứt trên trần đời. Tất cả những gì thuộc hình thức, hình tướng bên ngoài, chỉ là phần phụ thuộc mà thôi.
 
BBT VUONHOAPHATGIAO.COM

Về Menu

12 thủ ấn của phật thích ca 12 thu an cua phat thich ca tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

천태종 대구동대사 도산스님 Khám phá mới nhất của Khoa học về Ăn canh khổ qua thì khổ có qua 横江仏具のお手入れ方法 lam song dong tinh than quan the am bo tat 寺庙的素菜 the 七五三 大津 ngà Đánh thức cơ thể vào buổi sáng ß å ç æžœ cach de nhat de buong bo Châm cứu có phải là trị liệu hiệu nh Quan hệ thầy trò trong kinh luật Phật Lễ giỗ Tam Tổ Huyền Quang tại Tiếng chuông trôi trên sông Niê m Phâ t muô n va ng sinh Dương Tưởng niệm Đại đức khai sơn chùa nhĩ 佛教蓮花 曹洞宗管長猊下 本 四比丘 ï¾ ï½ Lý Thái Tổ và chiến lược xây dựng bún cha 四十二章經全文 4 thói quen xấu làm da lão hóa nhanh Cô be Lo Lem phÃ Æ p ấn 墓の片付け 魂の引き上げ 百工斯為備 講座 Người bị tiểu đường nên ăn ít buổi học Suối tóc của mẹ vườn hoa phật giáo xây dựng một xã hội nhân ái là ŠCà phê không làm não bộ hoạt bát hơn 行願品偈誦 金宝堂のお得な商品 î con Lược khảo về quan hệ thầy trò 大乘方等经典有哪几部 Thấp thoáng lời kinh