Giữa thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết bàn Ngài cũng có tên là Long Thắng,dòng Phạm Chí ở miền Tây Ân Thuở nhỏ, Ngài bẩm tánh thông minh vừa nghe Phạm Chí tụng bốn kinh Phệ Đà là Ngài thuộc lòng văn nghĩa
14. - Bồ-Tát Long-Thọ (Nagarjuna)

Giữa thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn. Ngài cũng có tên là Long-Thắng,dòng Phạm-Chí ở miền Tây-Ân. Thuở nhỏ, Ngài bẩm tánh thông minh;vừa nghe Phạm-Chí tụng bốn kinh Phệ-Đà là Ngài thuộc lòng văn nghĩa. Ngài đi châu du khắp các nước tìm học các môn thiên văn, địa lý,toán số,sấm ký và các học thuật của ngoại đạo. Môn nào Ngài học đến đều xuất sắc hơn mọi người. Nhơn một cơ duyên chẳng lành. Ngài nhận thực được các pháp là vô thường đau khổ nên vào núi ở ẩn. Số người tìm đến cầu học với Ngài rất đông.   Sau khi gặp Tổ Ca-Tỳ-Ma-La cảm hóa, Ngài xin xuất gia được Tổ độ cho và truyền cả tâm ấn. Từ đó,Ngài vân du thuyết pháp khắp nơi,lần lượt đến miền Nam-Ấn. Dân chúng xứ nầy chỉ sùng phước nghiệp,từ Ngài đến đem pháp yếu chỉ dạy,họ tự bảo nhau:.   Ngài nhơn đó bảo họ: -Các ngươi nếu muốn thấy được Phật tánh thì trước hết phải bỏ tâm ngã mạn đi,mới có thể thấy được. Họ hỏi Ngài: -Phật tánh lớn hay nhỏ? Ngài đáp: -Chẳng nhỏ chẳng lớn, không rộng không hẹp, không phước không báo, chẳng chết chẳng sống. Dân chúng nghe Ngài nói tột lý,vui mừng nguyện học pháp ấy. Ngài liền ngay trên tòa hóa thân như vầng mặt trăng. Dân chúng tuy nghe thuyết pháp mà không thấy có hình Ngài. Trong ấy có con một ông nhà giàu tên là Ca-Na-Đề-Bà, khi thấy thế liền cảm ngộ.   Đề-Bà bảo dân chúng: -Biết tướng nầy chăng? Dân chúng thưa: -Chúng tôi không thể phân biệt được.Đề-Bà nói: -Đây là Bồ-Tát thị hiện để biểu thị Phật tánh,muốn chúng ta hiểu rỏ vậy. Vô tướng tam muội giống như mặt trăng tròn là nghĩa Phật tánh rỗng rang sáng suốt.Đề-Bà nói dứt lời thì vầng trăng ẩn mất, Bồ-Tát hiện ngồi an nhiên chỗ cũ,nói kệ: Thân hiện viên nguyệt tướng,Dĩ biểu chư Phật thể,Thuyết pháp vô kỳ hình,Dụng biện phi thinh sắc.   Dịch: Thân hiện tướng trăng tròn, Để nêu thể các Phật, Nói pháp không hình ấy, Dùng rõ phi thinh sắc.   Toàn chúng nghe xong, đều cảm ngộ,cầu xin xuất gia. Ngài triệu tập các bậc thánh tăng đến truyền giới. Trong số xuất gia nầy, Đề-Bà là người dẫn đầu. Một quốc gia ở gần miền Nam-Ấn,có đến năm ngàn người tu theo ngoại đạo được nhiều phép lạ, Vua và quốc dân đều thọ giáo nơi họ,khiến đạo Phật mờ tối. Ngài thấy thế cảm động,bèn đổi hình thức,mặc áo trắng đợi mổi khi vua ra thành, Ngài cầm cây cờ đi trước,hoặc ẩn hoặc hiện. Làm như thế đến bảy lần. Hôm nọ,vua lấy làm lạ kêu lại hỏi: -Ngươi là người gì dám đi trước ta, mà bắt không được,thả chẳng đi?   Ngài đáp: -Tôi là người trí,biết tất cả việc. Vua nghe ngạc nhiên,muốn thí nghiệm nói: -Chư thiên nay đang làm gì?   Ngài đáp: -Chư thiên đang đấu chiến với A-Tu-La. Vua hỏi:-Làm sao được biết? Ngài đáp:-Nếu bệ hạ muốn biết chốc lát sẽ thấy chứng nghiệm. Quả nhiên,phút chốc thấy gươm giáo tay chơn ở trên không rơi xuống. Vua và quốc dân rất kính phục Ngài,nhơn đó,Ngài chuyển họ trở lại quy y Tam-Bảo.Hôm nọ,Ngài gọi Ca-Na-Đề-Bà đến dặn dò.   -Như-Lai lấy đại pháp nhãn tạng trao cho Tổ Ca-Diếp,cho đến đời ta,nay ta trao cho ngươi. Hãy nghe kệ:   Vị minh ẩn hiển pháp, Phương thuyết giải thoát lý, Ư pháp tâm bất chứng, Vô sân diệc vô hỷ.   Dịch: Vì sáng pháp ẩn hiển, Mới nói lý giải thoát, Nơi pháp tâm chẳng chứng, Không sân cũng không hỷ.   Dặn dò xong,Ngài nhập nguyệt luân tam muội rồi hiện tướng thần biến vào Niết-bàn. Ngài sáng tác rất nhiều bộ luận để xiển dương giáo pháp Đại-Thừa:   1-Trung luận, 2-Thuận trung luận, 3-Thập nhị môn luận, 4-Đại-Thừa phá hữu luận, 5-Lục thập tụng như lý luận,   6- Đại-Thừa nhị thập tụng luận, 7-Thập bát không luận, 8-Hồi tránh luận, 9-Bồ-đề tư lương luận, 10-Bồ-đề tâm ly tướng luận, 11-Bồ-đề hạnh kinh, 12-Thích ma ha diễn luận, 13-Khuyến phát chư vương yếu kệ, 14-Tán pháp giới tụng, 15-Quảng đại pháp nguyện tụng.   Bồ-Tát Mã-Minh là người khêu mồi ngọn đèn chánh pháp đại-thừa ; chính Ngài là người thắp sáng và truyền bá khắp nơi cho đến vô tận ngọn đuốc Đại-Thừa, Những tác phẩm của Ngài,bộ Trung-Luận có giá trị nhất, đến hiện nay đã dịch ra nhiều thứ chữ để truyền bá khắp thế giới

Về Menu

14. bồ tát long thọ (nagarjuna) 14 bo

佛教書籍 簡単便利 戒名授与 水戸 所住而生其心 築地本願寺 盆踊り 천태종 대구동대사 도산스님 01 loi gioi thieu cua duc dalai lama 浄土宗 2006 ประสบแต ความด 必使淫心身心具断 精霊供養 pháp 佛教算中国传统文化吗 ก จกรรมทอดกฐ น 忍四 色登寺供养 随喜 いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 墓 購入 お仏壇 お供え 既濟卦 sua 無分別智 học phật gáŸi 雷坤卦 父母呼應勿緩 事例 Chùa 陈光别居士 鎌倉市 霊園 อธ ษฐานบารม 一日善缘 供灯的功德 chương viii sáu lá thư và cuộc khủng Thích 元代 僧人 功德碑 mấy người có thể buông xả สต 每年四月初八 別五時 是針 tổ a phat giao Phật giáo 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 Tin 七五三 大阪 度母观音 功能 使用方法 Giỗ おりん 木魚のお取り寄せ ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 市町村別寺院数順位 饿鬼 描写