Cuối thế kỷ thứ tám sau Phật Niết bàn Ngài họ Tỳ Xá Khư ở nước La Duyệt, cha hiệu Quang Cái, mẹ là Nghiêm Nhất
21. -Tổ Bà-Tu-Bàn-Đầu (Vasubandhu)

Cuối thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn. Ngài họ Tỳ-Xá-Khư ở nước La-Duyệt, cha hiệu Quang-Cái, mẹ là Nghiêm-Nhất. Nguyên gia đình ông Quang-Cái giàu có mà không con. Hai ông bà đồng đi lễ tháp Phật ở phía Bắc thành La-Duyệt để cầu con. Sau đó, bà mộng thấy nuốt hai hạt châu một sáng một tối. Kế bà biết mình có thai. Một hôm, có vị A-La-Hán hiệu Hiền-Chúng đến nhà. Ông Quang-Cái ra đảnh lễ. Đến lượt bà ra lễ, Tôn-giả Hiền-Chúng liền tránh qua một bên ra vẻ cung kính đáp lại. Ông Quang-Cái lấy làm lạ hỏi: -Tôi là trượng phu đảnh lễ Tôn-giả chẳng nhượng, tại sao vợ tôi là phụ nữ mà Tôn-giả lại kính nhượng? Tôn-giả Hiền-Chúng đáp: -Bởi ông là phàm phu nên tôi nhận ông lễ, còn vợ ông đang mang thai Bồ-Tát là bậc pháp khí thượng thừa nên tôi cố tránh, không phải tôi trọng nữ khinh nam.   Ông Quang-Cái tạ lỗi thưa: -Tôn-giả là bậc thánh nhơn hay biết việc chưa đến. Sau quả nhiên bà Nghiêm-Nhất sanh được hai người con trai một lượt. Người con lớn đặt tên là Bà-Tu-Bàn-Đầu tức là Ngài. Thuở bé, Ngài ý chí siêu việt, đến 15 tuổi xin xuất gia với A-La-Hán Quang-Độ. Khi thọ giới được Bồ-Tát Tỳ-Bà-Ha truyền cho. Ngài mộ hạnh của Tổ Ca-Diếp nên tập tu theo hạnh đầu-đà. Lúc gặp Tổ Xà-Dạ-Đa kích khởi phát sanh đại huệ và được truyền pháp.   Ngài thống lãnh đồ chúng du hóa khắp nơi, lần lượt đến nước Na-Đề. Vua Na-Đề tên là Thường-Tự-Tại, sanh được hai người con trai. Người con lớn là Ma-Ha-La đã 40 tuổi, người con thứ là Ma-Noa-La được 30 tuổi. Khi Ngài đến nước nầy, vua thỉnh vào cung cúng dường. Vua hỏi Ngài: -Phong tục nước tôi chắc không bằng phong tục thuần mỹ ở thành La-Duyệt? Ngài đáp: -Ở thành La-Duyệt xưa kia có phước đức được ba đức Phật ra đời, ở nước nầy hiện có hai vị hiền sĩ làm phước báo. Vua hỏi: -Hai vị hiền là ai? Ngài đáp: -Xưa Phật thọ ký rằng: ,là con thứ hai của bệ hạ.   Còn bần tăng tuy đức mỏng cũng đảm đang một vị vậy. Vua nghe hoan hỷ gọi thái-tử Ma-Noa-La đến, bạch với Ngài:   Con tôi đây đã được Phật thọ ký, cúi xin Tôn-giả nhận cho nó xuất gia. Ngài bảo: -Vị hoàng tử nầy nếu không phải tôi làm thầy, sau nầy không ai độ được. Ngài liền triệu tập thánh chúng vào hoàng cung làm lễ xuất gia thọ giới cho Ma-Noa-La. Ma-Noa-La rất hoan hỷ được thọ lãnh giới pháp. Sau đó, Ngài dẫn Ma-Noa-La sang hóa đạo nước khác.   Một hôm, Ngài gọi Ma-Noa-La lại bảo: -Đại pháp nhãn tạng của Như-Lai nay giao phó cho ngươi, ngươi phải gìn giữ truyền bá. Nghe ta nói kệ: Bào huyễn đồng vô ngại,Vân hà bất ngộ liễu,Đạt pháp tại kỳ trung,Phi kim diệc phi cổ.   Dịch: Bọt huyễn đồng không ngại, Tại sao chẳng liễu ngộ, Đạt pháp ngay trong ấy, Chẳng xưa cũng chẳng nay.   Truyền pháp xong, Ngài đang ngồi trên tòa, bỗng thân vượt lên hư không, ngồi yên trên ấy. Bốn chúng quỳ bạch: . Thân Ngài liền hạ xuống ngồi yên chổ cũ. Chúng thiêu lượm xá-lợi phụng thờ.

Về Menu

21. tổ bà tu bàn đầu (vasubandhu) 21

Thêm bạn để khỏe mạnh vui vẻ hơn Đồng Tháp Lễ nhập tháp Ni trưởng lòng từ bi và vấn đề công lý Ăn uống như thế nào để kéo dài tuổi khi hoc ham lam the nao co the an lac va can bang tam ly trong tri tue sinh menh cua dao phat 15 Dà vì sao bạn đi chùa Bật mí số lượng calo trong trái cây 回向文 ket gioi nhung net chung va khac biet cua trai dan Giảm huyết áp cao không cần đến Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ đình å ç làm thế nào để giải nghiệp xấu 止念清明 轉念花開 金剛經 彿日 不說 trên thế gian không ai tốt bằng mẹ tp 3 cau chuyen xuc dong ve gia dinh ban nen doc 1 ban ve nghiep chung va nghiep rieng cua moi 大法寺 愛西市 Ăn chay tịnh độ trong nhân gian sống sao cho vừa lòng nhau làm sao để biết được có kiếp trước chùa ba vàng hien thuc cua chien tranh Bậc cao tăng đạo đức thủy chung đại ï¾ ï½½ cau be danh giay gao thet khởi nguyên của giáo lý tịnh độ trong NhÃ Æ khổ Nguyên nhân phân phái đầu tiên trong Nhớ ô mai Hà Nội dat den binh an qua an binh noi tai thầy ơi đi từ viễn ly đến từ bi thờ cúng cha mẹ hay ông bà quá vãng thái 지장보살본원경 원문 duc phat khong tu dau den va cung khong di ve dau chua dong cao Tiểu đường làm suy giảm khả năng tư chùm thơ tỉnh thức của phật tử thanh nhìn qua ba điểm là biết rõ một gia