Cuối thế kỷ thứ tám sau Phật Niết bàn Ngài họ Tỳ Xá Khư ở nước La Duyệt, cha hiệu Quang Cái, mẹ là Nghiêm Nhất
21. -Tổ Bà-Tu-Bàn-Đầu (Vasubandhu)

Cuối thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn. Ngài họ Tỳ-Xá-Khư ở nước La-Duyệt, cha hiệu Quang-Cái, mẹ là Nghiêm-Nhất. Nguyên gia đình ông Quang-Cái giàu có mà không con. Hai ông bà đồng đi lễ tháp Phật ở phía Bắc thành La-Duyệt để cầu con. Sau đó, bà mộng thấy nuốt hai hạt châu một sáng một tối. Kế bà biết mình có thai. Một hôm, có vị A-La-Hán hiệu Hiền-Chúng đến nhà. Ông Quang-Cái ra đảnh lễ. Đến lượt bà ra lễ, Tôn-giả Hiền-Chúng liền tránh qua một bên ra vẻ cung kính đáp lại. Ông Quang-Cái lấy làm lạ hỏi: -Tôi là trượng phu đảnh lễ Tôn-giả chẳng nhượng, tại sao vợ tôi là phụ nữ mà Tôn-giả lại kính nhượng? Tôn-giả Hiền-Chúng đáp: -Bởi ông là phàm phu nên tôi nhận ông lễ, còn vợ ông đang mang thai Bồ-Tát là bậc pháp khí thượng thừa nên tôi cố tránh, không phải tôi trọng nữ khinh nam.   Ông Quang-Cái tạ lỗi thưa: -Tôn-giả là bậc thánh nhơn hay biết việc chưa đến. Sau quả nhiên bà Nghiêm-Nhất sanh được hai người con trai một lượt. Người con lớn đặt tên là Bà-Tu-Bàn-Đầu tức là Ngài. Thuở bé, Ngài ý chí siêu việt, đến 15 tuổi xin xuất gia với A-La-Hán Quang-Độ. Khi thọ giới được Bồ-Tát Tỳ-Bà-Ha truyền cho. Ngài mộ hạnh của Tổ Ca-Diếp nên tập tu theo hạnh đầu-đà. Lúc gặp Tổ Xà-Dạ-Đa kích khởi phát sanh đại huệ và được truyền pháp.   Ngài thống lãnh đồ chúng du hóa khắp nơi, lần lượt đến nước Na-Đề. Vua Na-Đề tên là Thường-Tự-Tại, sanh được hai người con trai. Người con lớn là Ma-Ha-La đã 40 tuổi, người con thứ là Ma-Noa-La được 30 tuổi. Khi Ngài đến nước nầy, vua thỉnh vào cung cúng dường. Vua hỏi Ngài: -Phong tục nước tôi chắc không bằng phong tục thuần mỹ ở thành La-Duyệt? Ngài đáp: -Ở thành La-Duyệt xưa kia có phước đức được ba đức Phật ra đời, ở nước nầy hiện có hai vị hiền sĩ làm phước báo. Vua hỏi: -Hai vị hiền là ai? Ngài đáp: -Xưa Phật thọ ký rằng: ,là con thứ hai của bệ hạ.   Còn bần tăng tuy đức mỏng cũng đảm đang một vị vậy. Vua nghe hoan hỷ gọi thái-tử Ma-Noa-La đến, bạch với Ngài:   Con tôi đây đã được Phật thọ ký, cúi xin Tôn-giả nhận cho nó xuất gia. Ngài bảo: -Vị hoàng tử nầy nếu không phải tôi làm thầy, sau nầy không ai độ được. Ngài liền triệu tập thánh chúng vào hoàng cung làm lễ xuất gia thọ giới cho Ma-Noa-La. Ma-Noa-La rất hoan hỷ được thọ lãnh giới pháp. Sau đó, Ngài dẫn Ma-Noa-La sang hóa đạo nước khác.   Một hôm, Ngài gọi Ma-Noa-La lại bảo: -Đại pháp nhãn tạng của Như-Lai nay giao phó cho ngươi, ngươi phải gìn giữ truyền bá. Nghe ta nói kệ: Bào huyễn đồng vô ngại,Vân hà bất ngộ liễu,Đạt pháp tại kỳ trung,Phi kim diệc phi cổ.   Dịch: Bọt huyễn đồng không ngại, Tại sao chẳng liễu ngộ, Đạt pháp ngay trong ấy, Chẳng xưa cũng chẳng nay.   Truyền pháp xong, Ngài đang ngồi trên tòa, bỗng thân vượt lên hư không, ngồi yên trên ấy. Bốn chúng quỳ bạch: . Thân Ngài liền hạ xuống ngồi yên chổ cũ. Chúng thiêu lượm xá-lợi phụng thờ.

Về Menu

21. tổ bà tu bàn đầu (vasubandhu) 21

Cham Lễ tưởng niệm húy nhật cố Đại lão dấu Bắp ngọt chiên giòn Tháng 7 âm lịch rau củ quả đắt Dạy chua phuoc hau tát có nên xem kinh sách trong những ngày Tự 05 dua tam ve nha phan 2 giáo truoc cai chet chot tim thay le song 白佛言 什么意思 canh ペット葬儀 おしゃれ 加持成佛 是 chã æ phật giáo chân chính là gì 楞嚴經全文翻譯白話文及全文 ทาน 心中有佛 佛陀会有情绪波动吗 精霊供養 hình Nước chanh ấm không đường tốt cho 般若心経 読み方 区切り Lễ tưởng niệm phụng tống kim quan Äón お墓 更地 雀鸽鸳鸯报是什么报 mỗi 仏壇 拝む 言い方 hài 福生市永代供養 æ hoÃ Æ 天风姤卦九二变 huong sen thong Mùa thi ơi ta nhớ chương viii thời kỳ đầu của phật 南懷瑾 念空王啸 O cha và trà đạo Việt 曹村村 Khi 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 Lưu giữ ký ức Tết cho con cháu tim cach tri lieu khi trai tim da bi ton thuong บทสวด