Cuối thế kỷ thứ tám sau Phật Niết bàn Ngài họ Tỳ Xá Khư ở nước La Duyệt, cha hiệu Quang Cái, mẹ là Nghiêm Nhất
21. -Tổ Bà-Tu-Bàn-Đầu (Vasubandhu)

Cuối thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn. Ngài họ Tỳ-Xá-Khư ở nước La-Duyệt, cha hiệu Quang-Cái, mẹ là Nghiêm-Nhất. Nguyên gia đình ông Quang-Cái giàu có mà không con. Hai ông bà đồng đi lễ tháp Phật ở phía Bắc thành La-Duyệt để cầu con. Sau đó, bà mộng thấy nuốt hai hạt châu một sáng một tối. Kế bà biết mình có thai. Một hôm, có vị A-La-Hán hiệu Hiền-Chúng đến nhà. Ông Quang-Cái ra đảnh lễ. Đến lượt bà ra lễ, Tôn-giả Hiền-Chúng liền tránh qua một bên ra vẻ cung kính đáp lại. Ông Quang-Cái lấy làm lạ hỏi: -Tôi là trượng phu đảnh lễ Tôn-giả chẳng nhượng, tại sao vợ tôi là phụ nữ mà Tôn-giả lại kính nhượng? Tôn-giả Hiền-Chúng đáp: -Bởi ông là phàm phu nên tôi nhận ông lễ, còn vợ ông đang mang thai Bồ-Tát là bậc pháp khí thượng thừa nên tôi cố tránh, không phải tôi trọng nữ khinh nam.   Ông Quang-Cái tạ lỗi thưa: -Tôn-giả là bậc thánh nhơn hay biết việc chưa đến. Sau quả nhiên bà Nghiêm-Nhất sanh được hai người con trai một lượt. Người con lớn đặt tên là Bà-Tu-Bàn-Đầu tức là Ngài. Thuở bé, Ngài ý chí siêu việt, đến 15 tuổi xin xuất gia với A-La-Hán Quang-Độ. Khi thọ giới được Bồ-Tát Tỳ-Bà-Ha truyền cho. Ngài mộ hạnh của Tổ Ca-Diếp nên tập tu theo hạnh đầu-đà. Lúc gặp Tổ Xà-Dạ-Đa kích khởi phát sanh đại huệ và được truyền pháp.   Ngài thống lãnh đồ chúng du hóa khắp nơi, lần lượt đến nước Na-Đề. Vua Na-Đề tên là Thường-Tự-Tại, sanh được hai người con trai. Người con lớn là Ma-Ha-La đã 40 tuổi, người con thứ là Ma-Noa-La được 30 tuổi. Khi Ngài đến nước nầy, vua thỉnh vào cung cúng dường. Vua hỏi Ngài: -Phong tục nước tôi chắc không bằng phong tục thuần mỹ ở thành La-Duyệt? Ngài đáp: -Ở thành La-Duyệt xưa kia có phước đức được ba đức Phật ra đời, ở nước nầy hiện có hai vị hiền sĩ làm phước báo. Vua hỏi: -Hai vị hiền là ai? Ngài đáp: -Xưa Phật thọ ký rằng: ,là con thứ hai của bệ hạ.   Còn bần tăng tuy đức mỏng cũng đảm đang một vị vậy. Vua nghe hoan hỷ gọi thái-tử Ma-Noa-La đến, bạch với Ngài:   Con tôi đây đã được Phật thọ ký, cúi xin Tôn-giả nhận cho nó xuất gia. Ngài bảo: -Vị hoàng tử nầy nếu không phải tôi làm thầy, sau nầy không ai độ được. Ngài liền triệu tập thánh chúng vào hoàng cung làm lễ xuất gia thọ giới cho Ma-Noa-La. Ma-Noa-La rất hoan hỷ được thọ lãnh giới pháp. Sau đó, Ngài dẫn Ma-Noa-La sang hóa đạo nước khác.   Một hôm, Ngài gọi Ma-Noa-La lại bảo: -Đại pháp nhãn tạng của Như-Lai nay giao phó cho ngươi, ngươi phải gìn giữ truyền bá. Nghe ta nói kệ: Bào huyễn đồng vô ngại,Vân hà bất ngộ liễu,Đạt pháp tại kỳ trung,Phi kim diệc phi cổ.   Dịch: Bọt huyễn đồng không ngại, Tại sao chẳng liễu ngộ, Đạt pháp ngay trong ấy, Chẳng xưa cũng chẳng nay.   Truyền pháp xong, Ngài đang ngồi trên tòa, bỗng thân vượt lên hư không, ngồi yên trên ấy. Bốn chúng quỳ bạch: . Thân Ngài liền hạ xuống ngồi yên chổ cũ. Chúng thiêu lượm xá-lợi phụng thờ.

Về Menu

21. tổ bà tu bàn đầu (vasubandhu) 21

vụ tình sử mỵ châu đừng sống với cái tôi quá lớn Người giảm cân cần lưu ý gì trong chế co nen quy kinh tang chua thuc hanh dung chanh cuc ด วยอำนาจแห งพระพ 個人墓地の種類と選び方 佛教教學 Ăn chay Bớt ThẠy Thực hành chánh niệm để có chuyến du từ tột 山風蠱 高島 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 ấm O hàn quốc triển lãm nghệ thuật đương tạm dương truy 五痛五燒意思 班禅和达赖喇嘛有什么区别 già o gian ma chi ta oi ChÃÆ อธ ษฐานบารม 香炉とお香 陈光别居士 佛教算中国传统文化吗 蒋川鸣孔盈 Thích 七五三 大阪 お仏壇 お供え 梁皇忏法事 đức phật cồ đàm nhà tâm lý trị 必使淫心身心具断 曹洞宗総合研究センター hoã æ 浄土宗 2006 一日善缘 làm thơ 净地不是问了问了一看 さいたま市 氷川神社 七五三 別五時 是針 7 thói quen xấu có hại cho sức khỏe ก จกรรมทอดกฐ น 皈依是什么意思 noi Về Đại lễ tưởng niệm Đức