Thế kỷ đầu sau Phật Niết bàn Ngài dòng Tỳ Xá Đa nước Ma Đột La, cha tên Lâm Thắng, mẹ là Kiều Xa Da Ngài ở trong thai mẹ sáu năm mới sanh
3.- Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)

Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn. Ngài dòng Tỳ-Xá-Đa nước Ma-Đột-La, cha tên Lâm-Thắng, mẹ là Kiều-Xa-Da. Ngài ở trong thai mẹ sáu năm mới sanh.

 Tục truyền ở Ấn-Độ khi nào cỏ Thương-Nặc-Ca sanh là có một vị thánh nhơn ra đời. Chính khi Ngài lọt lòng mẹ thì thứ cỏ ấy cũng mọc lên, vì thế cha mẹ Ngài đặt tên là Thương-Na-Hòa-Tu.

Lúc đầu, Ngài xuất gia làm đồ đệ vị tiên ở núi Tuyết. Chính Ngài tu theo pháp tiên đã được thần thông, sau gặp Tổ A-Nan, Ngài hồi đầu trở về chánh pháp. Tổ A-Nan, thấy Ngài đã thâm ngộ diệu tâm nên truyền pháp kệ rằng:

Bổn lai truyền hửu pháp,

Truyền liễu ngôn vô pháp

Các các tu tự ngộ

Ngộ liễu vô vô pháp.

Dịch:

Xưa nay truyền có pháp

Truyền rồi nói không pháp.

Mỗi mỗi cần tự ngộ

Ngộ rồi không không pháp.

Tổ lại dặn:

─ Xưa Đức Như-Lai đem đại pháp nhãn nầy trao cho Ngài Ca-Diếp, Ngài Ca-Diếp trao lại cho ta, nay ta sắp vào Niết-bàn đem trao lại cho ngươi, Ngươi phải khéo gìn giữ truyền trao không để dứt mất.

Sau khi đắc pháp nơi Tổ A-Nan, Ngài đi đến khu rừng Ưu-Lưu-Trà cất tịnh-xá hoằng hóa Phật-pháp rất hưng thịnh. Chính nơi đây, khi Phật còn tại thế có lần đi giáo hóa ngang khu rừng nầy, Phật nói với A-Nan:

Sau khi ta Niết-bàn, khoảng 100 năm, có một Tỳ-kheo tên Thương-Na-Hòa-Tu ở tại khu rừng nầy hoằng truyền chánh pháp

Thấy cơ duyên hóa đạo đã viên mãn, Ngài đem chánh pháp nhãn tạng truyền lại cho đệ tử là Ưu-Ba-Cúc-Đa. Ngài vào núi Bạch-Tượng phía Nam nước Kế-Tân sắp vào Niết-bàn. Nhơn trong chánh định Ngài thấy nhóm 500 người đệ tử của Ưu-Ba-Cúc-Đa thường hay lười biếng và khinh mạn, Ngài liền đến cảnh tỉnh họ, khi Ngài đến, Ưu-Ba-Cúc-Đa đi vắng. Ngài lại tòa của Ưu-Ba-Cúc-Đa ngồi, đệ tử Cúc-Đa không biết Ngài là người gì? Tất cả đều bực tức không phục. Họ chạy báo cho Cúc-Đa hay. Cúc-Đa về đến thấy thầy mình liền đảnh lễ. Song đệ tử vẫn còn tâm khinh mạn chẳng kính. Ngài lấy tay mặt chỉ lên hư không liền có sữa thơm chảy xuống,

Ngài bảo Cúc-Đa.:

─ Ngươi biết gì chăng.

Cúc-Đa thưa:

─ Chẳng biết. Cúc-Đa bèn nhập chánh định để xem xét, cũng không thể hiểu.

Cúc-Đa thưa:

─ Điềm lành nầy do chánh định gì xuất hiện?

─ Đây là chánh định Long-Phấn-Tấn. Còn cả năm trăm thứ chánh định như thế mà ngươi chưa biết. Chánh định của Như-Lai, hàng Bích-Chi không thể biết. Chánh định của Bích-Chi, hàng La-Hán không thể biết. Chánh định thầy ta là A-Nan, ta cũng không biết. Nay chánh định của ta, ngươi đâu thể biết. Chánh định ấy là tâm không sanh diệt, trụ trong sức đại từ, cung kính lẫn nhau, được thế đó mới có thể biết.

─ Đệ tử của Cúc-Đa trông thấy những kỳ-diệu ấy đều kính phục, chí thành sám hối. Ngài lại nói kệ:

Thông đạt phi bỉ thử

Chí thánh vô trường đoản

Nhữ trừ khinh mạn ý

Tất đắc A-La-Hán.

Dịch:

Thông suốt không kia đây

Chí thành không hay dở

Ngươi trừ tâm khinh mạn

Chóng được A-La-Hán.

Sau đó, Ngài thị tịch bằng cách dùng hỏa quang tam muội thiêu thân. Thầy trò Ưu-Ba-Cúc-Đa thu nhặt xá-lợi xây tháp cúng dường.


Về Menu

3. tổ thương na hòa tu ( sanakavasa) 3

大法寺 愛知県 止念清明 轉念花開 金剛經 đức phật và sự đóng góp của ngài cho ï¾ å chánh î 彿日 不說 çŠ ß 法鼓山聖嚴法師教學 báo cáo kết quả tu tập của khóa tu mùa 四念处的修行方法 七之佛九之佛相好大乘 å å 菩提阁官网 提等 八吉祥 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 曹洞宗管長猊下 本 Tiêu 既濟卦 本事 佛 thiền 사념처 淨空法師 李木源 著書 浄土真宗 お守り 空寂 Trở tu thanh de 菩提 一真法界 涅槃御和讃 บวช 建菩提塔的意义与功德 普提本無 Miến trộn củ quả ăn chơi mà ngon ï¾ å 無量義經 Những điều cần biết về bệnh tiểu 佛说如幻三昧经 般若蜜 トO ï¾ ï½½ å ç æžœ vì sao thắp hương bái phật lại không 一念心性 是 乾九 有人願意加日我ㄧ起去 怎么做早课 大乘方等经典有哪几部