Thế kỷ đầu sau Phật Niết bàn Ngài dòng Tỳ Xá Đa nước Ma Đột La, cha tên Lâm Thắng, mẹ là Kiều Xa Da Ngài ở trong thai mẹ sáu năm mới sanh
3.- Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)

Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn. Ngài dòng Tỳ-Xá-Đa nước Ma-Đột-La, cha tên Lâm-Thắng, mẹ là Kiều-Xa-Da. Ngài ở trong thai mẹ sáu năm mới sanh.

 Tục truyền ở Ấn-Độ khi nào cỏ Thương-Nặc-Ca sanh là có một vị thánh nhơn ra đời. Chính khi Ngài lọt lòng mẹ thì thứ cỏ ấy cũng mọc lên, vì thế cha mẹ Ngài đặt tên là Thương-Na-Hòa-Tu.

Lúc đầu, Ngài xuất gia làm đồ đệ vị tiên ở núi Tuyết. Chính Ngài tu theo pháp tiên đã được thần thông, sau gặp Tổ A-Nan, Ngài hồi đầu trở về chánh pháp. Tổ A-Nan, thấy Ngài đã thâm ngộ diệu tâm nên truyền pháp kệ rằng:

Bổn lai truyền hửu pháp,

Truyền liễu ngôn vô pháp

Các các tu tự ngộ

Ngộ liễu vô vô pháp.

Dịch:

Xưa nay truyền có pháp

Truyền rồi nói không pháp.

Mỗi mỗi cần tự ngộ

Ngộ rồi không không pháp.

Tổ lại dặn:

─ Xưa Đức Như-Lai đem đại pháp nhãn nầy trao cho Ngài Ca-Diếp, Ngài Ca-Diếp trao lại cho ta, nay ta sắp vào Niết-bàn đem trao lại cho ngươi, Ngươi phải khéo gìn giữ truyền trao không để dứt mất.

Sau khi đắc pháp nơi Tổ A-Nan, Ngài đi đến khu rừng Ưu-Lưu-Trà cất tịnh-xá hoằng hóa Phật-pháp rất hưng thịnh. Chính nơi đây, khi Phật còn tại thế có lần đi giáo hóa ngang khu rừng nầy, Phật nói với A-Nan:

Sau khi ta Niết-bàn, khoảng 100 năm, có một Tỳ-kheo tên Thương-Na-Hòa-Tu ở tại khu rừng nầy hoằng truyền chánh pháp

Thấy cơ duyên hóa đạo đã viên mãn, Ngài đem chánh pháp nhãn tạng truyền lại cho đệ tử là Ưu-Ba-Cúc-Đa. Ngài vào núi Bạch-Tượng phía Nam nước Kế-Tân sắp vào Niết-bàn. Nhơn trong chánh định Ngài thấy nhóm 500 người đệ tử của Ưu-Ba-Cúc-Đa thường hay lười biếng và khinh mạn, Ngài liền đến cảnh tỉnh họ, khi Ngài đến, Ưu-Ba-Cúc-Đa đi vắng. Ngài lại tòa của Ưu-Ba-Cúc-Đa ngồi, đệ tử Cúc-Đa không biết Ngài là người gì? Tất cả đều bực tức không phục. Họ chạy báo cho Cúc-Đa hay. Cúc-Đa về đến thấy thầy mình liền đảnh lễ. Song đệ tử vẫn còn tâm khinh mạn chẳng kính. Ngài lấy tay mặt chỉ lên hư không liền có sữa thơm chảy xuống,

Ngài bảo Cúc-Đa.:

─ Ngươi biết gì chăng.

Cúc-Đa thưa:

─ Chẳng biết. Cúc-Đa bèn nhập chánh định để xem xét, cũng không thể hiểu.

Cúc-Đa thưa:

─ Điềm lành nầy do chánh định gì xuất hiện?

─ Đây là chánh định Long-Phấn-Tấn. Còn cả năm trăm thứ chánh định như thế mà ngươi chưa biết. Chánh định của Như-Lai, hàng Bích-Chi không thể biết. Chánh định của Bích-Chi, hàng La-Hán không thể biết. Chánh định thầy ta là A-Nan, ta cũng không biết. Nay chánh định của ta, ngươi đâu thể biết. Chánh định ấy là tâm không sanh diệt, trụ trong sức đại từ, cung kính lẫn nhau, được thế đó mới có thể biết.

─ Đệ tử của Cúc-Đa trông thấy những kỳ-diệu ấy đều kính phục, chí thành sám hối. Ngài lại nói kệ:

Thông đạt phi bỉ thử

Chí thánh vô trường đoản

Nhữ trừ khinh mạn ý

Tất đắc A-La-Hán.

Dịch:

Thông suốt không kia đây

Chí thành không hay dở

Ngươi trừ tâm khinh mạn

Chóng được A-La-Hán.

Sau đó, Ngài thị tịch bằng cách dùng hỏa quang tam muội thiêu thân. Thầy trò Ưu-Ba-Cúc-Đa thu nhặt xá-lợi xây tháp cúng dường.


Về Menu

3. tổ thương na hòa tu ( sanakavasa) 3

đức phật và nền hòa bình nhân loại sống tận hay thoi an phan 净土五经是哪五经 夷隅郡大多喜町 樹木葬 vo chong cha mẹ và con cái là mối nhân duyên từ お位牌とは こころといのちの相談 浄土宗 Hương Xuân 一人 居て喜ばは二人と思うべし 如闻天人 己が身にひき比べて 経å ก จกรรมทอดกฐ น พระอ ญญาโกณฑ ญญะ Đi cuÑi nhân duyên khó lường Nghệ thuật ẩm thực chay xứ Huế T u giå สต hóa giải xung đột vợ chồng qua những Bí quyết làm sinh tố ngon sự nghi ngờ cần thiết gửi những đôi vợ chồng muốn chia tay 繰り出し位牌 おしゃれ 浄土宗のお守り お守りグッズ 墓地の選び方 đạo nghĩa vợ chồng theo quan điểm 10 dieu duc phat cam ky cac cap vo chong khi tranh đừng đem bản ngã của mình để dạy 10 điều đức phật cấm kỵ các cặp เฏ å ä½ ç あんぴくんとは Nuôi con bằng sữa mẹ vừa tốt äºŒä ƒæ Những bài thuốc cho người mỡ máu cao moi noi 西南卦 Tận dụng phước báu đang có tận tho cung cha me hay ong ba qua vang nhieu noi co Tháng Giêng nhiều người Sài Gòn ăn chay thờ cúng cha mẹ hay ông bà quá vãng Tự vượt qua khủng hoảng tinh thần Lần