Thế kỷ đầu sau Phật Niết bàn Ngài dòng Tỳ Xá Đa nước Ma Đột La, cha tên Lâm Thắng, mẹ là Kiều Xa Da Ngài ở trong thai mẹ sáu năm mới sanh
3.- Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)

Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn. Ngài dòng Tỳ-Xá-Đa nước Ma-Đột-La, cha tên Lâm-Thắng, mẹ là Kiều-Xa-Da. Ngài ở trong thai mẹ sáu năm mới sanh.

 Tục truyền ở Ấn-Độ khi nào cỏ Thương-Nặc-Ca sanh là có một vị thánh nhơn ra đời. Chính khi Ngài lọt lòng mẹ thì thứ cỏ ấy cũng mọc lên, vì thế cha mẹ Ngài đặt tên là Thương-Na-Hòa-Tu.

Lúc đầu, Ngài xuất gia làm đồ đệ vị tiên ở núi Tuyết. Chính Ngài tu theo pháp tiên đã được thần thông, sau gặp Tổ A-Nan, Ngài hồi đầu trở về chánh pháp. Tổ A-Nan, thấy Ngài đã thâm ngộ diệu tâm nên truyền pháp kệ rằng:

Bổn lai truyền hửu pháp,

Truyền liễu ngôn vô pháp

Các các tu tự ngộ

Ngộ liễu vô vô pháp.

Dịch:

Xưa nay truyền có pháp

Truyền rồi nói không pháp.

Mỗi mỗi cần tự ngộ

Ngộ rồi không không pháp.

Tổ lại dặn:

─ Xưa Đức Như-Lai đem đại pháp nhãn nầy trao cho Ngài Ca-Diếp, Ngài Ca-Diếp trao lại cho ta, nay ta sắp vào Niết-bàn đem trao lại cho ngươi, Ngươi phải khéo gìn giữ truyền trao không để dứt mất.

Sau khi đắc pháp nơi Tổ A-Nan, Ngài đi đến khu rừng Ưu-Lưu-Trà cất tịnh-xá hoằng hóa Phật-pháp rất hưng thịnh. Chính nơi đây, khi Phật còn tại thế có lần đi giáo hóa ngang khu rừng nầy, Phật nói với A-Nan:

Sau khi ta Niết-bàn, khoảng 100 năm, có một Tỳ-kheo tên Thương-Na-Hòa-Tu ở tại khu rừng nầy hoằng truyền chánh pháp

Thấy cơ duyên hóa đạo đã viên mãn, Ngài đem chánh pháp nhãn tạng truyền lại cho đệ tử là Ưu-Ba-Cúc-Đa. Ngài vào núi Bạch-Tượng phía Nam nước Kế-Tân sắp vào Niết-bàn. Nhơn trong chánh định Ngài thấy nhóm 500 người đệ tử của Ưu-Ba-Cúc-Đa thường hay lười biếng và khinh mạn, Ngài liền đến cảnh tỉnh họ, khi Ngài đến, Ưu-Ba-Cúc-Đa đi vắng. Ngài lại tòa của Ưu-Ba-Cúc-Đa ngồi, đệ tử Cúc-Đa không biết Ngài là người gì? Tất cả đều bực tức không phục. Họ chạy báo cho Cúc-Đa hay. Cúc-Đa về đến thấy thầy mình liền đảnh lễ. Song đệ tử vẫn còn tâm khinh mạn chẳng kính. Ngài lấy tay mặt chỉ lên hư không liền có sữa thơm chảy xuống,

Ngài bảo Cúc-Đa.:

─ Ngươi biết gì chăng.

Cúc-Đa thưa:

─ Chẳng biết. Cúc-Đa bèn nhập chánh định để xem xét, cũng không thể hiểu.

Cúc-Đa thưa:

─ Điềm lành nầy do chánh định gì xuất hiện?

─ Đây là chánh định Long-Phấn-Tấn. Còn cả năm trăm thứ chánh định như thế mà ngươi chưa biết. Chánh định của Như-Lai, hàng Bích-Chi không thể biết. Chánh định của Bích-Chi, hàng La-Hán không thể biết. Chánh định thầy ta là A-Nan, ta cũng không biết. Nay chánh định của ta, ngươi đâu thể biết. Chánh định ấy là tâm không sanh diệt, trụ trong sức đại từ, cung kính lẫn nhau, được thế đó mới có thể biết.

─ Đệ tử của Cúc-Đa trông thấy những kỳ-diệu ấy đều kính phục, chí thành sám hối. Ngài lại nói kệ:

Thông đạt phi bỉ thử

Chí thánh vô trường đoản

Nhữ trừ khinh mạn ý

Tất đắc A-La-Hán.

Dịch:

Thông suốt không kia đây

Chí thành không hay dở

Ngươi trừ tâm khinh mạn

Chóng được A-La-Hán.

Sau đó, Ngài thị tịch bằng cách dùng hỏa quang tam muội thiêu thân. Thầy trò Ưu-Ba-Cúc-Đa thu nhặt xá-lợi xây tháp cúng dường.


Về Menu

3. tổ thương na hòa tu ( sanakavasa) 3

茶湯料とは 修行者 孕妇 ba phương thức giáo dục tuổi trẻ phật ท มาของพระมหาจ ç æˆ Sữa có thật sự cần thiết cho trẻ hỡi Ð Ð³Ñ Lời phật dạy làm sống động tinh thần quán thế âm pháp môn tịnh độ là pháp môn dựa trên 観世音菩薩普門品偈 Người nhóm máu nào dễ bị mất ほとけのかたより 佛经说人类是怎么来的 Stress có liên quan tới suy giảm trí nhớ phat duoc su Ö bức thư cảm động của bố gửi con gái Dự cảm về ngũ tịnh nhục loại thịt 経å お墓のお 历世达赖喇嘛 祈祷カードの書き方 Ăn nhiều rau củ quả để sống lâu 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 修行人一定要有信愿行吗 tẠo Sống năm phương tiện pháp môn niệm phật loi phat day Nở rộ cơm chay 1985 経å chú 4 cách giảm stress đơn giản và tin đêm bừng ngộ Quan điểm của Phật giáovề giáo dục 弘忍 æ æ tràng bồ tát có thật không Phát lòng từ bi và vấn đề công lý cai toi va minh triet ve cai toi 永代供養 東成 tức Cần quán âm