Thế kỷ đầu sau Phật Niết bàn Ngài dòng Tỳ Xá Đa nước Ma Đột La, cha tên Lâm Thắng, mẹ là Kiều Xa Da Ngài ở trong thai mẹ sáu năm mới sanh
3.- Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)

Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn. Ngài dòng Tỳ-Xá-Đa nước Ma-Đột-La, cha tên Lâm-Thắng, mẹ là Kiều-Xa-Da. Ngài ở trong thai mẹ sáu năm mới sanh.

 Tục truyền ở Ấn-Độ khi nào cỏ Thương-Nặc-Ca sanh là có một vị thánh nhơn ra đời. Chính khi Ngài lọt lòng mẹ thì thứ cỏ ấy cũng mọc lên, vì thế cha mẹ Ngài đặt tên là Thương-Na-Hòa-Tu.

Lúc đầu, Ngài xuất gia làm đồ đệ vị tiên ở núi Tuyết. Chính Ngài tu theo pháp tiên đã được thần thông, sau gặp Tổ A-Nan, Ngài hồi đầu trở về chánh pháp. Tổ A-Nan, thấy Ngài đã thâm ngộ diệu tâm nên truyền pháp kệ rằng:

Bổn lai truyền hửu pháp,

Truyền liễu ngôn vô pháp

Các các tu tự ngộ

Ngộ liễu vô vô pháp.

Dịch:

Xưa nay truyền có pháp

Truyền rồi nói không pháp.

Mỗi mỗi cần tự ngộ

Ngộ rồi không không pháp.

Tổ lại dặn:

─ Xưa Đức Như-Lai đem đại pháp nhãn nầy trao cho Ngài Ca-Diếp, Ngài Ca-Diếp trao lại cho ta, nay ta sắp vào Niết-bàn đem trao lại cho ngươi, Ngươi phải khéo gìn giữ truyền trao không để dứt mất.

Sau khi đắc pháp nơi Tổ A-Nan, Ngài đi đến khu rừng Ưu-Lưu-Trà cất tịnh-xá hoằng hóa Phật-pháp rất hưng thịnh. Chính nơi đây, khi Phật còn tại thế có lần đi giáo hóa ngang khu rừng nầy, Phật nói với A-Nan:

Sau khi ta Niết-bàn, khoảng 100 năm, có một Tỳ-kheo tên Thương-Na-Hòa-Tu ở tại khu rừng nầy hoằng truyền chánh pháp

Thấy cơ duyên hóa đạo đã viên mãn, Ngài đem chánh pháp nhãn tạng truyền lại cho đệ tử là Ưu-Ba-Cúc-Đa. Ngài vào núi Bạch-Tượng phía Nam nước Kế-Tân sắp vào Niết-bàn. Nhơn trong chánh định Ngài thấy nhóm 500 người đệ tử của Ưu-Ba-Cúc-Đa thường hay lười biếng và khinh mạn, Ngài liền đến cảnh tỉnh họ, khi Ngài đến, Ưu-Ba-Cúc-Đa đi vắng. Ngài lại tòa của Ưu-Ba-Cúc-Đa ngồi, đệ tử Cúc-Đa không biết Ngài là người gì? Tất cả đều bực tức không phục. Họ chạy báo cho Cúc-Đa hay. Cúc-Đa về đến thấy thầy mình liền đảnh lễ. Song đệ tử vẫn còn tâm khinh mạn chẳng kính. Ngài lấy tay mặt chỉ lên hư không liền có sữa thơm chảy xuống,

Ngài bảo Cúc-Đa.:

─ Ngươi biết gì chăng.

Cúc-Đa thưa:

─ Chẳng biết. Cúc-Đa bèn nhập chánh định để xem xét, cũng không thể hiểu.

Cúc-Đa thưa:

─ Điềm lành nầy do chánh định gì xuất hiện?

─ Đây là chánh định Long-Phấn-Tấn. Còn cả năm trăm thứ chánh định như thế mà ngươi chưa biết. Chánh định của Như-Lai, hàng Bích-Chi không thể biết. Chánh định của Bích-Chi, hàng La-Hán không thể biết. Chánh định thầy ta là A-Nan, ta cũng không biết. Nay chánh định của ta, ngươi đâu thể biết. Chánh định ấy là tâm không sanh diệt, trụ trong sức đại từ, cung kính lẫn nhau, được thế đó mới có thể biết.

─ Đệ tử của Cúc-Đa trông thấy những kỳ-diệu ấy đều kính phục, chí thành sám hối. Ngài lại nói kệ:

Thông đạt phi bỉ thử

Chí thánh vô trường đoản

Nhữ trừ khinh mạn ý

Tất đắc A-La-Hán.

Dịch:

Thông suốt không kia đây

Chí thành không hay dở

Ngươi trừ tâm khinh mạn

Chóng được A-La-Hán.

Sau đó, Ngài thị tịch bằng cách dùng hỏa quang tam muội thiêu thân. Thầy trò Ưu-Ba-Cúc-Đa thu nhặt xá-lợi xây tháp cúng dường.


Về Menu

3. tổ thương na hòa tu ( sanakavasa) 3

tÃÆ 空寂 phÃp 演若达多 西南卦 Ð Ð³Ñ 佛陀会有情绪波动吗 除淫欲咒 ï¾ ï½ กรรม รากศ พท 法事 計算 宗教与迷信是什么关系 錫杖 妙性本空 无有一法可得 chung ta dang tho vi so to phat giao 燃指供佛 Bàn Ăn chay để làm giảm sự nóng lên toàn 赞观音文 cu si 不空羂索心咒梵文 鼎卦 Trà sớm với Vu lan muộn 一念心性 是 静坐 惨重 佛教与佛教中国化 tin tuc phat giao 做人處事 中文 ÄÆ chua dieu vien HÃy Hồng danh sám hối Bệnh khoái dùng thuốc ç¾ Lễ Đại tường khánh tạ bảo tháp 即刻往生西方 phat giao Stress gây nguy hại cho sức khỏe tim Giáo sư triết học nổi tiếng Phạm 止念清明 轉念花開 金剛經 盂蘭盆会 応慶寺 간화선이란 永平寺宿坊朝のお勤め 在空间上 五重玄義 住相 轉識為智 ß 佛說父母恩重難報經