Không ai biết quê quán và gốc gác Sư thế nào Chỉ biết Sư với hình thức cư sĩ mắc bệnh ghẻ lở đến lễ Tổ Huệ Khả xin xám tội Nhơn đó được ngộ đạo
30. Tăng Xán (497602 T.L.)

Không ai biết quê quán và gốc gác Sư thế nào.Chỉ biết Sư với hình thức cư sĩ mắc bệnh ghẻ lở đến lễ Tổ Huệ-Khả xin xám tội. Nhơn đó được ngộ đạo. Được Tổ cho thọ giới cụ túc tại Chùa Quang-Phước, nhằm niên hiệu Thiên-Bình thứ hai (536 T.L) nhà Bắc-Tề ngày 18 tháng 3. Sư theo hầu hạ Tổ được hai năm. Tổ truyền kệ và y bát bảo phải đi phương xa ẩn tránh kẻo có nạn. Sư đến ở ẩn nơi núi Hoàn-Công thuộc Thư-Châu.   Đời Châu-Võ-Đế ra lệnh diệt Phật pháp (561 T.L). Sư sang ở núi Tư-Không huyện Thái-Hồ. Sư thường đổi dời ít khi ở lâu một chỗ, nên hơn mười năm mà không ai biết tông tích. Thời gian Sư ở núi Tư-Không có một vị sư người Ấn tên Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi sang Trung –Hoa cầu pháp. Gặp sư, Lưu-Chi hết lòng kính mộ xin làm đệ tử. Sư truyền tâm ấn cho và khuyên qua phương Nam tiếp độ chúng sinh.   Đời nhà Tùy khoảng niên hiệu Khai-Hoàng có ông Sa-di hiệu Đạo-Tín được 14 tuổi đến lễ Sư thưa: -Xin Hòa-Thượng từ bi ban cho con pháp môn giải thoát. Sư hỏi: -Ai trói buộc ngươi?   -Không ai trói buộc. –Đã không trói buộc, đâu cần cầu giải thoát. Đạo-Tín nghe liền đại ngộ. Từ đây, Đạo-Tín theo hầu hạ Sư suốt chín năm. Sau Đạo-Tín đến Kiết-Châu thọ giới, rồi trở lại hầu thầy rất cần mẫn. Sư thường dùng lý huyền diệu gạn hỏi, biết Đạo-Tín cơ duyên đã thuần thục, bèn truyền y pháp cho ông, Sư bảo: -Đại pháp nhãn tạng của Như-Lai, nay ta trao lại cho ngươi cùng với y bát. Ngươi gắng mà gìn giữ. Nghe ta nói kệ:   Hoa chủng tuy nhơn địa, Tùng địa chủng hoa sanh, Nhược vô nhơn hạ chủng, Hoa địa tận vô sanh.   Dịch: Giống hoa tuy nhơn đất, Từ đất giống hoa sanh, Nếu không người gieo giống, Hoa, đất trọn không sanh.   Sư dạy tiếp: -Xưa Tổ Huệ-Khả trao pháp cho ta rồi, Ngài đến xứ Nghiệp-Đô hoằng hóa hơn ba chục năm mới thị tịch. Nay đã có người thừa kế cho ta thì việc của ta đã xong, còn mắc ở đây làm gì! Sư đến núi La-Phù ngao du hai năm. Sư lại trở về Châu-Thư, ngụ tại chùa Sơn-Cốc. Dân chúng ở đây nghe Sư đến đều vui mừng tấp nập kéo đến thừa sự cúng dường. Sư đăng tòa thuyết pháp cho tứ chúng nghe. Thuyết xong, Sư đứng ngay thẳng dưới cây đại thọ chấp tay thị tịch.   Nhằm ngày rằm tháng 10 năm Bính-Dần, niên hiệu Đại-Nghiệp thứ hai (602 T.L) nhà Tùy. Sư có trước tác bài là một tác phẩm trọng yếu của thiền tông hiện còn lưu hành. Vua Huyền-Tông đời Đường truy phong hiệu là Giám Trí thiền sư.   ______________________________   Phần-Phụ: Đời Đường niên hiệu Thiên-Bảo (742 T.L) có quan Doãn huyện Hà-Nam tên Lý-Thường đến khai mộ Sư, thỉnh thi hàilàm lễ trà tỳ. Ông lượm xá-lợi xây tháp thờ, một phần tặng sư Thần-Hội ở Chùa Hà-Trạch, một phần mang luôn theo mình.   Tổ thứ tư Trung-Hoa

Về Menu

30. tăng xán (497602 t.l.) 30 tang xan 497602 t l tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

dung còn gọi là phật tích lan 1981 Cổ những lợi ích của thiền định Huyền Quang Đệ tam Tổ và những 無量義經 不可信汝心 汝心不可信 Tập thể dục khi còn trẻ có lợi cho 隨佛祖 nhin lai ve y niem vo thuong nhan mua vu lan tinh tấn tu hành có thay đổi được cuÑi Hoàng đế A Dục tính cách tức thời ngủ nhiều ngồi nhiều gây hại như hút trong phương pháp thực hành thiền chỉ cuộc sống là như thế biết sống thì thảnh mà từ sự đản sanh của đức phật nÃÅ chớ nên phá bỏ thai nhi dù thai nhi bị 願力的故事 lẠu Danh Tiếng nói của Phật pháp bạo Trẻ tự kỷ biểu hiện cách phòng ón Tịnh Xá Ngọc Giang Lễ Bầu Ông và tục thờ Bạch hổ sam chua bao loc Kinh điển 还愿怎么个还法 lòng từ đàn 八大人覺經註 tảng con duong cuu kho chung sanh la triec san cham tự tánh di đà 7 tiếp theo hoa thuong bich lien viÇt 五痛五燒意思 Mục đích củadiễn xướng thơ catrong Đổi món với bún lứt xào rau củ duc tu niem xu Bác sĩ LƯƠNG LỄ HOÀNG Người tu sĩ