Sáng 3-3, chư Tăng Ni trong sơn môn pháp phái Tường Vân đã trang nghiêm, trọng thể tổ chức Lễ tưởng niệm...

	40 năm ngày cố Trưởng lão HT.Thích Tịnh Khiết viên tịch

Tưởng niệm

40 năm ngày cố Trưởng lão HT.Thích Tịnh Khiết viên tịch

Sáng 3-3-2013 (22 tháng Giêng năm Quý Tỵ), tại tổ đình Tường Vân (phường Thủy Xuân, TP.Huế), chư Tăng Ni trong sơn môn pháp phái Tường Vân đã trang nghiêm, trọng thể tổ chức Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Đức Trưởng lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN viên tịch.

anh-co-tuong-van-2-fileminimizer_400x600_jpg.jpg
Đức Trưởng lão HT.Thích Tịnh Khiết

Đến dâng hương đảnh lễ tưởng niệm có HT.Thích Đức Phương, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, Trưởng ban Trị sự tỉnh Thừa Thiên Huế; chư tôn giáo phẩm Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, các huyện, thị xã, trú trì các tổ đình, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường trong tỉnh nhà và các tỉnh, thành khác như TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Trị...
  Đức Trưởng lão HT.Thích Tịnh Khiết (1891-1973) thế danh Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (nhằm ngày 17-12-1891) tại làng Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
 
Năm 15 tuổi (Bính Ngọ 1906), ngài xuất gia với Tổ sư Thanh Thái Phước Chỉ (1858-1921), trú trì chùa Tường Vân.

Năm 19 tuổi (Canh Tuất 1910). Hòa thượng được đặc cách thọ Tỳ-kheo Bồ-tát giới tại Giới đàn chùa Phước Lâm ở Hội An, tỉnh Quảng Nam với pháp danh Trừng Thông, pháp tự Chơn Thường.

Năm Canh Thân 1920. ngài đắc pháp, được bổn sư ban pháp hiệu Tịnh Khiết và năm Quý Dậu 1933. Hòa thượng đảm nhận chức vị trú trì chùa Tường Vân.

14_406x600_jpg.jpg 
Chân dung của Ngài vào thập niên 1930
 
Năm Mậu Dần 1938, sau khi xây dựng xong chùa Hội quán Từ Đàm, An Nam Phật học Hội cung thỉnh ngài kiêm nhiệm trú trì và Chứng minh Đạo sư cho Hội.

Năm Canh Thìn 1940, Sơn môn Tăng-già Thừa Thiên cung thỉnh ngài làm Giám đốc Đạo hạnh cho Viện Cao đẳng Phật học tại chùa Báo Quốc.

Đầu năm Tân Mão 1951, ngài chứng minh và chủ tọa Hội nghị thành lập Giáo hội Tăng-già Trung Việt tại chùa Linh Quang, Huế.
 
Năm Kỷ Hợi 1959, Đại hội kỳ III của Tổng hội Phật giáo Việt Nam họp tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn, chư tôn đức đại biểu đồng cung thỉnh Hòa thượng đảm nhận ngôi vị Hội chủ.
  Những năm sau đó, những cuộc đàn áp, khủng bố liên tiếp xảy ra, nặng nề nhất là ở các tỉnh thuộc duyên hải miền Trung và cao nguyên Trung Phần ngày càng nghiêm trọng, vào ngày 2-2-1962 (ngày 6-1-Nhâm Dần), Hòa thượng đã ký văn thư gởi Tổng thống Ngô Đình Diệm và Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, với khuyến cáo “Tôi muốn tránh cho lịch sử dân tộc một chấm đen, đồng thời muốn ngăn ngừa một tai họa cho quốc gia, khi mà hàng Phật tử thấy cần bảo vệ đúng mức tôn giáo của mình!”.

duc-tang-thong-_432x600_jpg.jpg
Năm 1970

Trên cương vị lãnh đạo tối cao, bằng trí tuệ, tài năng và đức độ cao thâm của một bậc Tăng-già ở tuổi 72, ngài đã dấn thân không mỏi mệt để dẫn dắt phong trào, vẫn luôn đồng cam cộng khổ cùng chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử, lèo lái phong trào đến ngày thành tựu.
 
Đầu năm Giáp Thìn 1964, Hội nghị của 11 giáo phái và hội đoàn Phật giáo tại Sài Gòn, ngài được Hội nghị cung cử lên ngôi vị Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN.
 
Ngài viên tịch vào lúc 20 giờ 45 phút, ngày 23 tháng Giêng năm Quý Sửu (nhằm ngày 25-2-1973), trụ thế 82 tuổi đời và 63 hạ lạp.

Nguyên An - Song Sang

Theo Liễu Quán Huế


Về Menu

40 năm ngày cố Trưởng lão HT.Thích Tịnh Khiết viên tịch

Những điều chưa biết về quả đu đủ อธ ษฐานบารม お仏壇 お供え 皈依是什么意思 Nghiên thương lắm mẹ ơi 蒋川鸣孔盈 二哥丰功效 ca miccaka 6 VÃÆ 墓地の販売と購入の注意点 Bắp xào gấc คนเก ยจคร าน 別五時 是針 色登寺供养 随喜 己が身にひき比べて c峄 ma coc co tu mot trong nhung ngoi chua bac nhat 5 chet 每年四月初八 Mẹ 香炉とお香 Chọn và xử lý rau quả mùa khô Đừng bỏ qua củ cải đỏ trong ç¾ 市町村別寺院数 å Nghe mưa 供灯的功德 いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 phương thuốc nào cho 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 5 li giai nguyen nhan tai sao can tho cung 천태종 대구동대사 도산스님 giản อธ ษฐานบารม 佛经讲 男女欲望 tìm hiểu về phước báu thế gian và 陈光别居士 佛教書籍 di sản hay rác ca dhrtaka tứ ï¾ ï¼ đừng làm điều gì trái với lương tâm tim hieu ve phuoc bau the gian va phuoc dien tam hoc cach cua nguoi xua day trong viec giao duc minh đạo chính là tâm đạo