GNO - Trẻ có xu hướng đi ngủ sớm hơn, dễ đi vào giấc ngủ hơn, số lần thức giấc trong đêm ít hơn...

5 lời khuyên giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm

GNO - Các nghiên cứu đã chỉ ra, các bậc phụ huynh đều nhận thức được rằng giấc ngủ quan trọng đối với con em mình, cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Tuy vậy, không phải cha mẹ nào cũng thành công trong việc giúp con mình có giấc ngủ ngon.

Các chuyên gia đã đưa ra 5 lời khuyên giúp trẻ ngủ ngon hơn, cụ thể như sau:

1 - Xây dựng giờ giấc ngủ cố định

Giờ giấc sinh hoạt trong ngày (giờ nào làm việc gì) rất quan trọng với trẻ, đặc biệt là trước khi trẻ biết cách xem giờ. Biết việc nào sẽ tiếp nối việc nào trong sinh hoạt hằng ngày tạo cho trẻ cảm giác an toàn và giúp cơ thể trẻ hiểu được giờ nào là hoạt động nào, ví dụ như giờ ngủ chẳng hạn.

bengu.jpg
Trẻ ngủ ngon nhờ giờ ngủ cố định

Một nghiên cứu quan sát 10.000 trẻ ở các nước như Úc, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, Anh quốc và Hoa Kỳ cho thấy: Giờ đi ngủ cố định giúp trẻ ngủ ngon hơn. Trẻ có xu hướng đi ngủ sớm hơn, dễ đi vào giấc ngủ hơn, số lần thức giấc trong đêm ít hơn và thời gian ngủ dài hơn.

Giờ ngủ cố định giúp trẻ chuyển đổi từ hoạt động ban ngày sang đêm (tới giấc ngủ) một cách từ từ. Hãy tắt đèn sớm, không để trẻ vận động mạnh như chạy giỡn hay vật lộn. Thay vào đó nên đọc sách hoặc kể chuyện cho trẻ nghe.

2 - Hạn chế sự tiếp xúc với màn hình trước giờ ngủ

Các nghiên cứu khoa học đều khẳng định tác động tiêu cực của việc sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ đối với cả trẻ nhỏ và người lớn.

Một nghiên cứu được tiến hành trên 612 trẻ từ 3-5 tuổi cho kết quả trẻ bị khó ngủ nếu xem ti vi sau 7 giời tối. Nhìn chung, các tương tác với màn hình thiết bị điện tử (ti vi, điện thoại, máy tính bảng) đều gây ra các bất ổn cho giấc ngủ và sự tương tác này sau 7 giờ tối gây tác động tiêu cực nhất.

Nguyên nhân là do ánh sáng xanh từ các thiết bị nói trên, tác động đến sự phóng thích hormone melatonin “ra hiệu” giờ đi ngủ cho cơ thể.

3 - Hãy cho trẻ vận động nhiều vào ban ngày

Một giấc ngủ ngon vào ban đêm thật sự bắt đầu từ hoạt động đầu tiên vào ban sáng: Giấc ngủ vào ban đêm có ngon hay không phụ thuộc vào các hoạt động suốt ngày hôm đó, trong đó có cả việc thể dục, thể thao.

Một nghiên cứu của Châu Âu trên 519 trẻ 7 tuổi so sánh hoạt động hàng ngày của trẻ với thời gian để trẻ đi vào giấc ngủ đã cho thấy, mỗi giờ đồng hồ không vận động trong ngày làm tăng thêm trung bình 3 phút để trẻ đi vào giấc ngủ.

4 - Hãy cho trẻ ăn các thực phẩm mạnh lành

Thực phẩm ăn vào cũng ảnh hưởng đến việc ngủ nghỉ. Chất xơ là một dưỡng chất quan trọng các bậc phụ huynh cần quan tâm. Nếu trẻ không hấp thu đủ chất xơ thì dễ gây táo bón sẽ làm trẻ khó chịu và nhằn khóc cả đêm.

Ngoài ra, cũng tránh cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều đường hay có caffeine, nhất là vào buổi chiều tối. Đường làm dao động mức insulin, làm cho tâm trạng bị ảnh hưởng. Đặc biệt là nên tránh caffeine vì trẻ rất nhạy cảm với chất này, có thể sẽ làm trẻ mất ngủ cả đêm.

5 - Nên cho trẻ ăn gì trước giờ ngủ?

Nếu trẻ ngủ một mạch cả đêm thì khoảng cách giữa bữa ăn tối và bữa sáng dài như nửa ngày nhưng trẻ đang ở giai đoạn phát triển sẽ tăng trưởng và đốt năng lượng nhiều. Các món ăn vặt có hàm lượng protein cao có thể giúp tránh tình trạng trẻ giật mình trong đêm vì đói. Cơ thể cần thời gian để tiêu hóa protein, có nghĩa là sự giải phóng năng lượng sẽ diễn ra chậm hơn vào ban đêm.

Đậu phộng, bơ hạnh nhân, trái cây, sữa… có thể được cho trẻ ăn thêm trước khi đi ngủ - các chuyên gia khuyên.

Huệ Trần (Theo Huffington Post)


Về Menu

5 lời khuyên giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm

màu hoa nào cho mùa vu lan 欲移動 và Thiền 一念心性 是 ¹ ï¾ ï½½ 若我說天地 Ä Æ 涅槃御和讃 giÃÆi Mệt rồi ư Xin mời uống tách trà 在空间上 还愿怎么个还法 普提本無 佛教讲的苦地 ÐÐÐ 临海市餐饮文化研究会 一真法界 永宁寺 トO Ngọn lửa Quảng Đức 佛教与佛教中国化 濊佉阿悉底迦 大乘方等经典有哪几部 散杖 ç¾ tín Cà 抢罡 盂蘭盆会 応慶寺 禮佛大懺悔文 四重恩是哪四重 trương Đồng 宾州费城智开法师的庙 Cao Huy Hóa kể chuyện Đất lành ÄÆ 所住而生其心 中国渔民到底有多强 Thầy và trò tuyet Ăn chay có thiếu máu 合葬墓 西南卦 Tiểu sử HT Thích Giác Hải tứ thập nhị chương Quảng Nam Tưởng niệm lần thứ 264 Tổ 止念清明 轉念花開 金剛經 Đọc kinh 轉識為智