Dưới đây là năm nguyên tắc căn bản lấy cảm hứng từ đạo Phật có thể giúp ích cho bạn trong hành trình nuôi dạy con cái
5 nguyên tắc để trở thành bậc cha mẹ tốt hơn

Dưới đây là năm nguyên tắc căn bản lấy cảm hứng từ đạo Phật có thể giúp ích cho bạn trong hành trình nuôi dạy con cái:
1. Nhận thấy rằng tâm định tĩnh là tâm vững vàng

Theo đạo Phật, cuộc sống là một dòng chảy liên tục. Chính vì thế sự ổn định không có từ ngoại cảnh mà là từ cách chúng ta tiếp xúc với nó như thế nào: chúng ta có thể gieo trồng hạt giống của tâm định tĩnh.

Hầu hết chúng ta có những trạng thái tinh thần khởi lên và diệt đi trong các hoạt động thường ngày; chúng ta tiếp xúc chúng với thái độ xấu hoặc tốt. Chẳng hạn, một cái ôm và một nụ cười từ con gái ta là tốt; trong khi bị kẹt xe và trễ giờ cho một cuộc họp là xấu.
 
Đạo Phật khuyên bạn nên xem tất cả những sự kiện ấy với tâm xả. Vạn vật là như thế; và chính bạn sẽ có một sự cảm nhận sâu sắc cái sức mạnh nằm trong việc chấp nhận điều đó. Bạn có thể dạy cho con mình bằng tấm gương của chính bạn. Một sự thiền tập như thế là một cách hoàn hảo để nuôi dưỡng hạt giống của tâm định tĩnh.

2. Mỉm cười với vô thường

Trong văn hóa của chúng ta, phần lớn đều lo ngại bởi ý niệm vạn vật thay đổi liên tục. Chúng ta thích lề thói, tập quán, sự vĩnh cữu. Nhưng trí tuệ vĩ đại của Bụt dạy rằng: vạn vật đều vận động liên tục và rộng hơn, tất cả là vô thường.

Chúng ta không muốn bị bệnh tật, nhưng cái chết là một phần của cuộc sống. Có sinh thì có diệt; đó đơn giản là một điều tự nhiên của kiếp người mà thôi! Chúng ta có thể dạy cho con cái điều này không làm cho chúng sợ mà là chỉ cho chúng hiểu một quá trình của kiếp sống: hoa có ngày sẽ tàn, quả bí ngô sẽ có ngày hư hoại, hoặc những chiếc lá sẽ rơi rụng vào mùa thu.

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta có thể học cách chấp nhận hơn là lo sợ, đó là sự chuyển hóa to lớn. Chúng ta có thể dạy con cái rằng thay đổi là tự nhiên; và cách tốt nhất để hiểu được lẽ Vô thường là thái độ biết ơn cho mỗi ngày đang sống, bởi vì mỗi ngày là khác biệt và là duy nhất.

3. Nói ‘ổn thôi!’ với điều đang lo lắng

Những người con Phật biết rằng, bởi vì tính vô thường mà nỗi lo lắng tiềm ẩn luôn luôn tồn tại. Nỗi lo là một dấu hiệu cho biết có cái gì đó ‘không ổn’; nó là một trải nghiệm của tình trạng sống trong thế giới vô thường.Vì vậy, đây không là cái mà chúng ta có thể tự ‘sửa chữa’ trong con người mình, cũng như trong con em chúng ta. Nỗi lo là một cảm xúc bình thường mà mỗi con người cảm nhận được. Sự chịu đựng ấy sẽ nhanh chóng tiêu tan khi ta có thể nhận diện và chấp nhận nó.

4. Dành sự quan tâm nhẹ nhàng đến những dạng cảm xúc của trẻ, tất cả các dạng cảm xúc ấy.

Đạo Phật khuyến khích chúng ta dành sự quan tâm đến những thăng trầm của cuộc sống và nhận biết được chúng ta đang trải qua những gì. Vì lí do đó, những dạng cảm xúc là không xấu, không tốt. Người con Phật nhận biết đúng những dạng cảm xúc ấy để có thể hiểu được: chúng là những ‘người’ báo cho ta biết tình trạng hiện nay của ta ra sao.

Hiểu được tính sinh khởi và hoại diệt của những dạng cảm xúc, chúng ta có thể dạy con cái của mình đối diện với những cảm xúc của chúng theo cách tự nhiên nhất. Đó là an trú trong hiện tại và trải nghiệm những dạng cảm xúc ấy cho tới khi chúng biến đi. Những bậc cha mẹ không cần thiết phải xen vào quá trình này để sửa chữa hay chuyển hóa những cảm nhận của con em.

5. Tin rằng con của bạn đủ khả năng tự lập

Trong đời sống hàng ngày, lẽ dĩ nhiên luôn có cả sự mất mát và thất vọng. Nhiều bậc phụ huynh ngày nay thương yêu và bảo bọc con em khỏi những mặt trái của cuộc sống và đây là một bản năng tất yếu. Tuy nhiên, tôi sẽ thách thức các bậc phụ huynh để cho con cái mình tự giải quyết các vấn đề mà chúng mắc phải.

Các vấn đề mà trẻ thường mắc phải đó là sự thất vọng bình thường trong sinh hoạt hằng ngày, bị làm khó bởi bài tập về nhà, những cãi cọ với anh chị em, bạn bè, những nội quy, công việc, v.v.... Khi con em được cho phép đấu tranh, chúng có xu hướng bắt đầu giải quyết vấn đề và xây dựng nên sự tự lực cho chính mình trước những khó khăn và thuận lợi của cuộc sống mà không cần hoặc không muốn được giúp đỡ bởi cha mẹ mình.

Vị Đại sư Phật giáo Tịch Thiên (Shanti Deva, TK VIII, CN) có một lời dạy tuyệt vời rằng: ‘Khi bạn đi trên mặt đất đôi chân bạn có thể bị đứt. Bạn có thể trải xuống một miếng da trên đường đi, hoặc bạn có thể bọc miếng da ấy lại quanh chân mình và làm thành một đôi giày.’

Là cha mẹ, chúng ta đang lót những miếng da để bảo vệ cho con cái mình, hơn là dạy chúng biết cách tự làm đôi giày để cho chúng biết cách xoay sở với những trở ngại và phát huy tính tự lực cánh sinh của chính mình.
Nguyễn Hoàng Nam -

Về Menu

5 nguyên tắc để trở thành bậc cha mẹ tốt hơn 5 nguyen tac de tro thanh bac cha me tot hon tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ブッダの教えポスター モダン仏壇 อธ ษฐานบารม 色登寺供养 随喜 bao giờ thôi hết dại khờ 一日善缘 必使淫心身心具断 寺庙的素菜 å 激安仏壇店 長谷寺 僧堂安居者募集 放下凡夫心 故事 loi phat day зеркало кракен даркнет Doanh nhân theo Phật giáo 大安法师讲五戒 五痛五燒意思 佛法怎样面对痛苦 飞来寺 川井霊園 霊園 横浜 vào trong huyễn mộng 四比丘 五観の偈 曹洞宗 คนเก ยจคร าน y nghia tam quy va ngu หล กการน งสมาธ ก จกรรมทอดกฐ น thập đại đệ tử ht tinh vân BÃÆn 市町村別寺院数 cha me Nghiến răng Dấu hiệu của stress 천태종 대구동대사 도산스님 Giáo sư Trần Văn Khê biết tụng kinh 市町村別寺院数順位 1992 饿鬼 描写 Mùa Xuân tôi ơi さいたま市 氷川神社 七五三 墓 購入 佛頂尊勝陀羅尼 墓の片付け 魂の引き上げ 盂蘭盆会 応慶寺 白佛言 什么意思 曹洞宗総合研究センター 佛经讲 男女欲望 Thực phẩm nào tốt cho da của bạn Lòng từ bi của Phật A Di Đà 墓地の販売と購入の注意点 お仏壇 お供え