6 thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe cần tránh
Cụ thể là:
1 - Uống bia rượu thường xuyên
Hấp thụ cồn vào cơ thể sẽ tạo ra hiệu ứng domino. Khi uống nhiều vào thì khẩu vị sẽ bị kích thích và có thể sẽ làm cho bạn muốn ăn nhiều hơn. Khi cắt giảm rượu bia một cách có ý thức, trọng lượng cơ thể sẽ giảm theo một cách đáng kể.
Rượu bia nhiều là một trong những thói quen gây hại cho sức khoẻ
2 - Chỉ ăn toàn “thức ăn kiêng”
Khi ăn kiêng, bạn thường có cảm giác đói bụng và sẽ chuyển sang ăn các món khác, thậm chí còn ăn nhiều hơn hoặc ăn thêm loại thức ăn kiêng khác. Kết quả là lại đưa vào cơ thể một lượng calori lớn hơn.
Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy, chúng ta có thể đốt cháy khoảng 50% calori chuyển hóa đối với thực phẩm tự nhiên được nấu nướng so với các thực phẩm chế biến sẵn. Do vậy, muốn giảm cân, càng phải tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn và hướng đến các thực phẩm tươi và tự chế biến.
3 - Ăn quá nhiều các thực phẩm tốt cho sức khỏe
Các thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau củ quả, cây họ đậu, bơ, ngũ cốc nguyên hạt… thường bị lạm dụng và ăn quá nhiều. Các thực phẩm giàu dưỡng chất này thúc đẩy trao đổi chất nhưng cũng không nên ăn quá mức. Hãy chú ý đến khẩu phần ăn đối với các thực phẩm, dù là tốt cho sức khỏe.
4 - Bỏ bữa ăn
Bỏ bữa không có lợi cho sức khỏe. Thứ nhất, bạn sẽ có thể cần nhiều calori hơn để bù đắp cho phần năng lượng thiếu hụt khi cơ thể cần. Thứ hai, sẽ có nhiều khả năng bạn ăn nhiều vào ban đêm (lúc đó mức hoạt động của cơ thể thấp nhất); vì thế năng lượng không được tiêu hao mà tích thành mỡ.
Nói cách khác, thời gian ăn uống là quan trọng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng không chỉ tổng lượng calori hấp thụ mỗi ngày là điều quan trọng mà giờ giấc ăn uống cũng cần phải lưu ý. Tốt nhất là chỉ ăn bữa lớn vào thời gian bạn hoạt động nhiều, ăn bữa nhỏ hơn vào thời gian có ít hoạt động hơn và đừng bỏ bữa sau 4-5 giờ đồng hồ tính từ giờ ăn.
5 - Quá kiêng dè chất béo
Điều quan trọng nhất là tránh các chất béo động vật có hại cho sức khỏe và nên chú trọng vào nhóm chất béo có lợi hoặc có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, quả bơ, các loại đậu hạt, sô cô la đen,… Nghiên cứu cho thấy các loại thực phẩm này giúp thúc đẩy trao đổi chất và là nguồn chứa các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.
6 - Mang tâm trạng khi ăn
Thói quen ăn trong sự chán nản, lo lắng, tức giận hay thậm chí quá phấn khích cũng không tốt cho sức khỏe. Nhiều người ăn uống khi mang những tâm trạng thế này cũng đều không tốt cho tiêu hóa, thậm chí còn làm tăng cân.
Trần Trọng Hiếu
(Theo Fox News)
Ngọc Sương (Tuvien.com)