Học Phật quan trọng cần phải thực tiễn ở một chữ
7 Điều cần "học"... suốt đời

Học Phật quan trọng cần phải thực tiễn ở một chữ “hành”. Nói một thước không bằng thực hành một tấc. Bằng không, dù cho bạn đối với Tam tạng kinh điển đều có thể học thuộc làu làu cũng là uổng công. Vì thế, người học Phật cần phải khéo léo trên chỗ hành trì của chính mình để hạ thủ công phu.  


Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được. 

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ ba, “học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả.

Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!


Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động.

Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.


Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.
 

Nguồn internet

   

Về Menu

7 điều cần

Mâm ngũ quả ngày xuân hòa thượng thích thanh từ giảng giải về với yên tử nhân 709 năm phật hoàng ăn chay đối với giới trẻ dao ban ve dao phat cung nguyen cong tru Ly tán giữa vàng son 佛陀会有情绪波动吗 지장보살본원경 원문 day con niem phat nhất tâm Sen làng đã mọc 2 cha me LÃ Ý nghĩalạy Hồng danh sám hối phat day 8 phap de song an lac nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp Chùa Lý Quốc Sư bản con duong giac ngo theo kinh dien nikaya thuy duong song lang tien dua thay sơn trà ký sự luận về chà vá chân tổ thương Thiền định giúp kiểm soát đường Chất xơ từ ngũ cốc giúp sống thọ hơn đừng bao giờ để nạn ấu dâm giết LÃƒÆ nuoc mat thien su phật như hoa sen một cõi đi về Quảng ngữ của Quốc sư Tuệ Trung ở Nam chìa 優良蛋 繪本 chiem nguong tuong phat bang vang nguyen khoi nang dung song voi cai toi qua lon giao duc nhan cach trong giao duc phat giao cuộc đời thánh tăng ananda phần 3 怎么面对自己曾经犯下的错误 Duyên lành với khóa tu thiền thất năm chướng ngại trong việc tu thiền Lợi ích của Thiền Vipassana cho bản thân nếu bạn thật sự muốn bình yên đây Một số loại thuốc an thần có thể gây nhung cau chuyen am hai duc phat Lý Thái Tổ và chiến lược xây dựng 8 sai lầm phổ biến khi ăn chay ç æˆ 9 câu nói hóa giảinhững khó khăn trong 1 hoa thuong thich thien tam 1925