Học Phật quan trọng cần phải thực tiễn ở một chữ
7 Điều cần "học"... suốt đời

Học Phật quan trọng cần phải thực tiễn ở một chữ “hành”. Nói một thước không bằng thực hành một tấc. Bằng không, dù cho bạn đối với Tam tạng kinh điển đều có thể học thuộc làu làu cũng là uổng công. Vì thế, người học Phật cần phải khéo léo trên chỗ hành trì của chính mình để hạ thủ công phu.  


Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được. 

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ ba, “học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả.

Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!


Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động.

Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.


Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.
 

Nguồn internet

   

Về Menu

7 điều cần

浄土宗 2006 荐拔功德殊胜行 おりん 木魚のお取り寄せ 経å คนเก ยจคร าน 色登寺供养 随喜 二哥丰功效 イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 こころといのちの相談 浄土宗 Lá rụng buổi giao mùa món quà ý nghĩa nhấttrong mùa lễ Á điều パイプオルガン コンサート 蒋川鸣孔盈 day moi お墓参り いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 Thơm miệng với trà bưởi mật ong 净土五经是哪五经 净地不是问了问了一看 佛教算中国传统文化吗 Thức 一吸一呼 是生命的节奏 Pháp thân Phật hằng hữu VÃƒÆ 今辛一 发心已后须学学业处之因相 Mối 建菩提塔的意义与功德 Chạy 一日善缘 必使淫心身心具断 Chọn và xử lý rau quả mùa khô Trần Nhân Tông Dụng nhân như dụng mộc Lễ giỗ Đệ nhị Tổ Trúc Lâm lần さいたま市 氷川神社 七五三 Tàu お仏壇 お供え 香炉とお香 ส วรรณสามชาดก chua bongeun chon binh yen cho tam hon 別五時 是針 giao Chanh một loại thuốc quý 元代 僧人 功德碑 hoẠสต å お位牌とは canh gioi lam giau cao nhat chinh la ton sung dao