GNO - Các chuyên gia khuyên không nên bỏ qua bữa ăn sáng vì ăn sáng giúp khởi động việc trao đổi chất...

8 thói quen văn phòng có hại cần tránh

GNO - Nhiều giờ làm việc mỗi ngày trong văn phòng, công sở về lâu về dài sẽ hình thành những thói quen không tốt cho sức khỏe mà đôi khi chúng ta không nhận ra. Nhưng thật ra, không bao giờ là quá muộn để thay đổi một thói quen, nhất là để chuyển đổi từ hành vi tiêu cực sang tích cực khi ta có nhận thức đúng đắn về chúng.

Dưới đây là một số hành vi, thói quen hằng ngày nơi công sở thật sự không tốt cho sức khỏe, như sau:

1 - Bỏ bữa sáng

Các chuyên gia khuyên không nên bỏ qua bữa ăn sáng vì ăn sáng giúp khởi động việc trao đổi chất cho cơ thể và tăng cường năng lượng cho các hoạt động, làm việc sau đó.

2 - Đụng chạm lên vùng mặt bằng tay

Khi làm việc, nên tránh việc xúc chạm của tay lên vùng da mặt vì điều kiện vệ sinh của tay lúc đang làm việc không được đảm bảo và có thể lan truyền vi khuẩn đi khắp nơi trên mặt, gây viêm nhiễm cho da mặt.

dan van phong.jpg
Ảnh minh họa

3 - Ăn trưa trong sự không thoải mái

Não bộ cần được thư giãn và nghỉ ngơi. Nếu không hiệu suất công việc và mức năng lượng cơ thể không được đảm bảo. Do vậy, khi ăn thì không nên nghĩ ngợi những vấn đề, khó khăn có liên quan đến công việc.

Các nghiên cứu đã chứng minh đa tác vụ là điều không cần thiết và hiệu quả không cao khi mà mọi việc đều “bị” thúc đẩy để hoàn thành.

4 - Rũ rượi trên ghế làm việc

Tư thế không đúng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi ngồi rũ rượi, thườn dài trên ghế làm việc sẽ ảnh hưởng lớn đến trạng thái tinh thần làm việc.

Hậu quả dễ thấy nhất khi không ngồi làm việc không ngay thẳng là phần thân trên sẽ bị áp lực xấu, gây ra chức đau cổ và đau vai.

5 - Chạm tay vào mắt

Chạm tay vào mắt để gãi hay dụi mắt đều nguy hiểm vì gây khuếch tán vi khuẩn từ tay lên vùng mắt, làm cho mắt lão hóa nhanh hơn (mắt trông già cỗi và thiếu sức sống) hoặc có thể làm trầy xước vùng da dưới mi mắt.

6 - Ngồi cả ngày trên ghế làm việc

Các chuyên gia ví von rằng, ngồi dí vào ghế làm việc là một dạng “hút thuốc lá” mới bởi nhiều tác động xấu cho sức khỏe. Ngồi lâu làm tăng nguy cơ tiểu đường và gây tổn thương cho cột sống. Hãy siêng di chuyển khi có cơ hội.

7 - Mang điện thoại vào phòng tắm

Một nửa số người dùng điện thoại thông minh ở vào độ tuổi từ 18-29 thừa nhận rằng họ có thói quen mang điện thoại vào nhà tắm, theo kết quả khảo sát của Tờ Huffington Post năm 2013. Cho dù vì lý do gì đi nữa thì điện thoại có thể mang nhiều vi khuẩn hơn cả bồn rửa mặt. Vì vậy, đừng mang điện thoại vào phòng tắm để tránh mang vi khuẩn vào cơ thể và đến bàn làm việc.

8 - Bắt chéo chân

Bắt chéo chân có thể giúp tránh sự va chạm do thiếu diện tích nơi làm việc nhưng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến vùng lưng, vùng cổ và thậm chí làm tăng huyết áp - theo Yahoo Health. Tư thế lý tưởng nhất cho sức khỏe là đặt bàn chân bằng phẳng với nền nhà, mắt cá chân tạo thành góc 90 độ. Duy trì tư thế này càng thường xuyên càng tốt.

Huệ Trần
(Theo Huffington Post)


Về Menu

8 thói quen văn phòng có hại cần tránh

Lá thưTổng Biên tập nhân Phật đản Mẹ là mùa xuân bテケi hãy đánh lừa trái tim của bạn 佛教四劫 妙性本空 无有一法可得 Tôi ông Gút gồ gieo chi hận oán những ngày nào thì phật tử nên ăn chay Quán mùa đông bùi giáng và những vần thơ dành cho gia tri cua vo thuong nguyên tâm dịch Để trái cây là thực phẩm vàng 佛教与佛教中国化 8 công dụng tốt cho sức khỏe của cải chuong x phat giao dai thua he vo truoc nan su can thiet cua nghi le phat giao viet nam noi quan diem cua phat giao ve su cham soc nguoi benh thien phat giao Thể sức mạnh của sự tha thứ ร บอ ปก tánh chua thien mu nhã Đi bộ loại thuốc bổ khỏi tốn tiền tạm 所住而生其心 Thiền sư Vô Ngôn Thông đến VN tìm tâm biết đủ là người giàu nhất thiên à Þ phuoc duc khac cong duc nhu the nao Sơ lược tiểu sử Cố đại lão HT Thích Ăn xôi gấc đỏ để may mắn cả năm a tránh xa thầy tà lay tam thien ha lam tam cua minh tuong niem to su minh dang quang duc dai lai lat ma cac phap mon trong dao phat 2012年没回忌法要早見表 THICH Đồng Tháp Nhập tháp kim quan cố Trung thu gợi nhớ mùa trăng cũ Nhớ cơn Lễ tưởng niệm Nguyên nhân nhiều người trẻ bị