GNO - Đi qua cái khổ rồi thì cái khổ sẽ qua và khổ sẽ không qua được nếu ta không muốn và không biết mình khổ.

Ăn canh khổ qua thì khổ có qua?

GNO - Hồi trước, ngày mùng 1 Tết năm nào bữa cơm đầu tiên của năm mới cũng đều có món khổ qua nhồi hay canh khổ qua và mỗi thành viên trong nhà phải ăn qua món này. Ba tôi nói: "Ăn khổ qua để năm mới đến - cái khổ đều sẽ qua...".

Từ trái khổ qua và món canh truyền thống đã gửi gắm một ước mong chung của mọi người khi ý thức được rằng cuộc sống luôn có những khổ đau, như trong Tứ thánh đế Phật đã dạy con người từ ngàn năm trước. Cái khổ đến và ai cũng mong mình vững chãi đi qua nó. Đây cũng là một mong ước chính đáng và cần được khuyến khích nơi mỗi người.

anh canh khoqua.jpg
Canh khổ qua chay - Ảnh: Trọng Hiếu

Khi ta đã ý thức được sự hiện diện tất yếu của khổ đau, trải nghiệm nó, chấp nhận và vượt qua nó một cách bình an, theo nghĩa không gây ác nghiệp hay gieo kết trái oán với người khác là điều không dễ làm. Nó đòi hỏi sự hiểu biết đúng sự thật và sự tự chuyển hóa tích cực, quyết liệt ở mỗi người. Đây cũng chính là hành trình vượt lên chính mình trong nỗ lực chuyển hóa khổ đau nội tại của bản thân.

Ngày xưa tôi không ăn được khổ qua vì nó đắng. Rồi lớn lên tôi tập ăn khổ qua và chủ động mua khổ qua về nấu ăn. Trong bốn vị cơ bản, có vị đắng. Và thức ăn có vị đắng được cho là có chứa nhiều độc tố. Còn bản thân khổ qua, vị đắng tự nhiên trong khổ qua lại có nhiều chất tốt cho sức khỏe, vị mát giúp giải nhiệt. Biết vậy, người ta lại càng chọn ăn khổ qua nhiều hơn là sợ vị đắng của nó.

Trong cuộc sống cũng vậy, đắng cay là điều không ai mong muốn trong cuộc đời mình. Nhưng đắng cay, khổ đau có giá trị riêng của nó. Sau những cay đắng, ta có những bài học về sự ngọt ngào, về yêu thương, về bản chất của cuộc đời... Ví như ta sợ nó và trốn tránh nó thì ta khó học được những bài học lớn của đời mình. Nếu khổ đau đến, ta chấp nhận nó bằng thái độ chẳng đặng đừng thì khó vượt qua lắm, thậm chí còn vùi sâu mình hơn vào những đau khổ khác từ những khổ đau hôm nay.

Học cách đi qua khổ đau cũng là học cách tạo ra ngọt ngào cho mình và người khác. Một đứa con không được yêu thương bởi cha mẹ sẽ biết cách yêu thương con mình. Một người chịu nỗi khổ của gian dối trong tình yêu sẽ biết mình cần trung thực và thủy chung với người sau này của mình. Một người bị bạn bè bỏ rơi sẽ biết cách nâng đỡ bạn mình trong khốn khó...

Tôi tin vào bài học cuộc sống của trái khổ qua. Đi qua cái khổ rồi thì cái khổ sẽ qua và khổ sẽ không qua được nếu ta không muốn và không biết mình đang khổ...

Trần Trọng Hiếu

* Mời bạn chia sẻ ký ức về những món chay thân thương - được chế tác bằng bàn tay của bà, của mẹ hoặc bạn được thưởng thức ở ngôi chùa nào đó mà mình còn lưu giữ, chiêm nghiệm về nó với những triết lý nhẹ nhàng, hoài niệm dễ thương... Bài viết gửi về: bandocgiacngo@gmail.com.

Về Menu

Ăn canh khổ qua thì khổ có qua?

Rau cải thực phẩm làm giảm tác hại Góc trà xuân giữa lòng thành phố tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được dẠdu già lan Giới thiệu về Tổ sư thiền may rui tuÕi 华严经解读 Muối mà không mặn mới hay vi sao o hien nhung chang gap lanh Mộng đời khi tỉnh thấy là không 饿鬼 描写 Về thời gian vua Lý Thái Tổ đăng quang 供灯的功德 Suối tóc của mẹ 借香问讯 是 Sống thọ hơn để đón ung thư çŠ 放下凡夫心 故事 Rau cải xào nấm hương Bốn お仏壇 飾り方 おしゃれ vu lan chênh giải บทสวด vet thuong tinh thuc trinh cong son cuoc hanh trinh tam linh noi moi con nguoi 曹村村 hieu ro hon ve sac tuc thi khong 饒益眾生 bÃƒÆ kanadeva 陧盤 пѕѓ thiền Þ 白佛言 什么意思 toi muon nhin thay nu cuoi cua ban Khoai luộc ngày đông ăn ngon tuyệt Trang nghiêm tưởng niệm Tổ sư Minh Hải phÃƒÆ n 加持成佛 是 上座部佛教經典 bí quyết dạy con thông minh của người Thầy Có cách nào làm chậm sự lão hóa da vãµ Nhớ khói quê nhà ç