GNO - Đi qua cái khổ rồi thì cái khổ sẽ qua và khổ sẽ không qua được nếu ta không muốn và không biết mình khổ.

Ăn canh khổ qua thì khổ có qua?

GNO - Hồi trước, ngày mùng 1 Tết năm nào bữa cơm đầu tiên của năm mới cũng đều có món khổ qua nhồi hay canh khổ qua và mỗi thành viên trong nhà phải ăn qua món này. Ba tôi nói: "Ăn khổ qua để năm mới đến - cái khổ đều sẽ qua...".

Từ trái khổ qua và món canh truyền thống đã gửi gắm một ước mong chung của mọi người khi ý thức được rằng cuộc sống luôn có những khổ đau, như trong Tứ thánh đế Phật đã dạy con người từ ngàn năm trước. Cái khổ đến và ai cũng mong mình vững chãi đi qua nó. Đây cũng là một mong ước chính đáng và cần được khuyến khích nơi mỗi người.

anh canh khoqua.jpg
Canh khổ qua chay - Ảnh: Trọng Hiếu

Khi ta đã ý thức được sự hiện diện tất yếu của khổ đau, trải nghiệm nó, chấp nhận và vượt qua nó một cách bình an, theo nghĩa không gây ác nghiệp hay gieo kết trái oán với người khác là điều không dễ làm. Nó đòi hỏi sự hiểu biết đúng sự thật và sự tự chuyển hóa tích cực, quyết liệt ở mỗi người. Đây cũng chính là hành trình vượt lên chính mình trong nỗ lực chuyển hóa khổ đau nội tại của bản thân.

Ngày xưa tôi không ăn được khổ qua vì nó đắng. Rồi lớn lên tôi tập ăn khổ qua và chủ động mua khổ qua về nấu ăn. Trong bốn vị cơ bản, có vị đắng. Và thức ăn có vị đắng được cho là có chứa nhiều độc tố. Còn bản thân khổ qua, vị đắng tự nhiên trong khổ qua lại có nhiều chất tốt cho sức khỏe, vị mát giúp giải nhiệt. Biết vậy, người ta lại càng chọn ăn khổ qua nhiều hơn là sợ vị đắng của nó.

Trong cuộc sống cũng vậy, đắng cay là điều không ai mong muốn trong cuộc đời mình. Nhưng đắng cay, khổ đau có giá trị riêng của nó. Sau những cay đắng, ta có những bài học về sự ngọt ngào, về yêu thương, về bản chất của cuộc đời... Ví như ta sợ nó và trốn tránh nó thì ta khó học được những bài học lớn của đời mình. Nếu khổ đau đến, ta chấp nhận nó bằng thái độ chẳng đặng đừng thì khó vượt qua lắm, thậm chí còn vùi sâu mình hơn vào những đau khổ khác từ những khổ đau hôm nay.

Học cách đi qua khổ đau cũng là học cách tạo ra ngọt ngào cho mình và người khác. Một đứa con không được yêu thương bởi cha mẹ sẽ biết cách yêu thương con mình. Một người chịu nỗi khổ của gian dối trong tình yêu sẽ biết mình cần trung thực và thủy chung với người sau này của mình. Một người bị bạn bè bỏ rơi sẽ biết cách nâng đỡ bạn mình trong khốn khó...

Tôi tin vào bài học cuộc sống của trái khổ qua. Đi qua cái khổ rồi thì cái khổ sẽ qua và khổ sẽ không qua được nếu ta không muốn và không biết mình đang khổ...

Trần Trọng Hiếu

* Mời bạn chia sẻ ký ức về những món chay thân thương - được chế tác bằng bàn tay của bà, của mẹ hoặc bạn được thưởng thức ở ngôi chùa nào đó mà mình còn lưu giữ, chiêm nghiệm về nó với những triết lý nhẹ nhàng, hoài niệm dễ thương... Bài viết gửi về: bandocgiacngo@gmail.com.

Về Menu

Ăn canh khổ qua thì khổ có qua?

浄土宗 2006 ประสบแต ความด 必使淫心身心具断 精霊供養 pháp 佛教算中国传统文化吗 ก จกรรมทอดกฐ น 忍四 色登寺供养 随喜 いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 墓 購入 お仏壇 お供え 既濟卦 sua 無分別智 học phật gáŸi 雷坤卦 父母呼應勿緩 事例 Chùa 陈光别居士 鎌倉市 霊園 อธ ษฐานบารม 一日善缘 供灯的功德 chương viii sáu lá thư và cuộc khủng Thích 元代 僧人 功德碑 mấy người có thể buông xả สต 每年四月初八 別五時 是針 tổ a phat giao Phật giáo 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 Tin 七五三 大阪 度母观音 功能 使用方法 Giỗ おりん 木魚のお取り寄せ ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 市町村別寺院数順位 饿鬼 描写 äºŒä ƒæ Chất xơ ngăn ngừa huyết áp cao giữ sự sống cho người khác là phước 佛教教學 お墓参り 천태종 대구동대사 도산스님