GNO - Đi qua cái khổ rồi thì cái khổ sẽ qua và khổ sẽ không qua được nếu ta không muốn và không biết mình khổ.

Ăn canh khổ qua thì khổ có qua?

GNO - Hồi trước, ngày mùng 1 Tết năm nào bữa cơm đầu tiên của năm mới cũng đều có món khổ qua nhồi hay canh khổ qua và mỗi thành viên trong nhà phải ăn qua món này. Ba tôi nói: "Ăn khổ qua để năm mới đến - cái khổ đều sẽ qua...".

Từ trái khổ qua và món canh truyền thống đã gửi gắm một ước mong chung của mọi người khi ý thức được rằng cuộc sống luôn có những khổ đau, như trong Tứ thánh đế Phật đã dạy con người từ ngàn năm trước. Cái khổ đến và ai cũng mong mình vững chãi đi qua nó. Đây cũng là một mong ước chính đáng và cần được khuyến khích nơi mỗi người.

anh canh khoqua.jpg
Canh khổ qua chay - Ảnh: Trọng Hiếu

Khi ta đã ý thức được sự hiện diện tất yếu của khổ đau, trải nghiệm nó, chấp nhận và vượt qua nó một cách bình an, theo nghĩa không gây ác nghiệp hay gieo kết trái oán với người khác là điều không dễ làm. Nó đòi hỏi sự hiểu biết đúng sự thật và sự tự chuyển hóa tích cực, quyết liệt ở mỗi người. Đây cũng chính là hành trình vượt lên chính mình trong nỗ lực chuyển hóa khổ đau nội tại của bản thân.

Ngày xưa tôi không ăn được khổ qua vì nó đắng. Rồi lớn lên tôi tập ăn khổ qua và chủ động mua khổ qua về nấu ăn. Trong bốn vị cơ bản, có vị đắng. Và thức ăn có vị đắng được cho là có chứa nhiều độc tố. Còn bản thân khổ qua, vị đắng tự nhiên trong khổ qua lại có nhiều chất tốt cho sức khỏe, vị mát giúp giải nhiệt. Biết vậy, người ta lại càng chọn ăn khổ qua nhiều hơn là sợ vị đắng của nó.

Trong cuộc sống cũng vậy, đắng cay là điều không ai mong muốn trong cuộc đời mình. Nhưng đắng cay, khổ đau có giá trị riêng của nó. Sau những cay đắng, ta có những bài học về sự ngọt ngào, về yêu thương, về bản chất của cuộc đời... Ví như ta sợ nó và trốn tránh nó thì ta khó học được những bài học lớn của đời mình. Nếu khổ đau đến, ta chấp nhận nó bằng thái độ chẳng đặng đừng thì khó vượt qua lắm, thậm chí còn vùi sâu mình hơn vào những đau khổ khác từ những khổ đau hôm nay.

Học cách đi qua khổ đau cũng là học cách tạo ra ngọt ngào cho mình và người khác. Một đứa con không được yêu thương bởi cha mẹ sẽ biết cách yêu thương con mình. Một người chịu nỗi khổ của gian dối trong tình yêu sẽ biết mình cần trung thực và thủy chung với người sau này của mình. Một người bị bạn bè bỏ rơi sẽ biết cách nâng đỡ bạn mình trong khốn khó...

Tôi tin vào bài học cuộc sống của trái khổ qua. Đi qua cái khổ rồi thì cái khổ sẽ qua và khổ sẽ không qua được nếu ta không muốn và không biết mình đang khổ...

Trần Trọng Hiếu

* Mời bạn chia sẻ ký ức về những món chay thân thương - được chế tác bằng bàn tay của bà, của mẹ hoặc bạn được thưởng thức ở ngôi chùa nào đó mà mình còn lưu giữ, chiêm nghiệm về nó với những triết lý nhẹ nhàng, hoài niệm dễ thương... Bài viết gửi về: bandocgiacngo@gmail.com.

Về Menu

Ăn canh khổ qua thì khổ có qua?

hỏi về giới thứ sáu và giới thứ năm ap dung loi phat day trong van de khung hoang kinh 淨界法師書籍 ペット僧侶派遣 仙台 sữa thá ト妥 Hoạ phúc ngôi già Tranh บทสวด ä½ æ ä Žä½ æ ä å ½åŒ 人鬼和 閩南語俗語 無事不動三寶 зеркало кракен даркнет ทาน 人形供養 大阪 郵送 心中有佛 住相 Thực hành tụng niệm trong Phật giáo 大法寺 愛西市 пѕѓ nhat 戒名 パチンコがすき 横浜 公園墓地 Gương sáng cho đời sau そうとうぜん ç æˆ 曹洞宗 長尾武士 เทศนาหลวงพ อธ ราชม 持咒 出冷汗 hanh Nhẫn của Bồ tát 閼伽坏的口感 ba 南懷瑾 Tiền Giang Tưởng niệm Thánh tổ Kiều 寺院 寺院 募捐 般若心経 読み方 区切り 五十三參鈔諦 bồ 加持成佛 是 加持是什么意思 su song tot dep hay khong la tuy thuoc vao tam 一息十念 Nguyện ước của mẹ 陧盤 cần chuẩn bị gì trước lúc lâm