GNO - Đi qua cái khổ rồi thì cái khổ sẽ qua và khổ sẽ không qua được nếu ta không muốn và không biết mình khổ.

Ăn canh khổ qua thì khổ có qua?

GNO - Hồi trước, ngày mùng 1 Tết năm nào bữa cơm đầu tiên của năm mới cũng đều có món khổ qua nhồi hay canh khổ qua và mỗi thành viên trong nhà phải ăn qua món này. Ba tôi nói: "Ăn khổ qua để năm mới đến - cái khổ đều sẽ qua...".

Từ trái khổ qua và món canh truyền thống đã gửi gắm một ước mong chung của mọi người khi ý thức được rằng cuộc sống luôn có những khổ đau, như trong Tứ thánh đế Phật đã dạy con người từ ngàn năm trước. Cái khổ đến và ai cũng mong mình vững chãi đi qua nó. Đây cũng là một mong ước chính đáng và cần được khuyến khích nơi mỗi người.

anh canh khoqua.jpg
Canh khổ qua chay - Ảnh: Trọng Hiếu

Khi ta đã ý thức được sự hiện diện tất yếu của khổ đau, trải nghiệm nó, chấp nhận và vượt qua nó một cách bình an, theo nghĩa không gây ác nghiệp hay gieo kết trái oán với người khác là điều không dễ làm. Nó đòi hỏi sự hiểu biết đúng sự thật và sự tự chuyển hóa tích cực, quyết liệt ở mỗi người. Đây cũng chính là hành trình vượt lên chính mình trong nỗ lực chuyển hóa khổ đau nội tại của bản thân.

Ngày xưa tôi không ăn được khổ qua vì nó đắng. Rồi lớn lên tôi tập ăn khổ qua và chủ động mua khổ qua về nấu ăn. Trong bốn vị cơ bản, có vị đắng. Và thức ăn có vị đắng được cho là có chứa nhiều độc tố. Còn bản thân khổ qua, vị đắng tự nhiên trong khổ qua lại có nhiều chất tốt cho sức khỏe, vị mát giúp giải nhiệt. Biết vậy, người ta lại càng chọn ăn khổ qua nhiều hơn là sợ vị đắng của nó.

Trong cuộc sống cũng vậy, đắng cay là điều không ai mong muốn trong cuộc đời mình. Nhưng đắng cay, khổ đau có giá trị riêng của nó. Sau những cay đắng, ta có những bài học về sự ngọt ngào, về yêu thương, về bản chất của cuộc đời... Ví như ta sợ nó và trốn tránh nó thì ta khó học được những bài học lớn của đời mình. Nếu khổ đau đến, ta chấp nhận nó bằng thái độ chẳng đặng đừng thì khó vượt qua lắm, thậm chí còn vùi sâu mình hơn vào những đau khổ khác từ những khổ đau hôm nay.

Học cách đi qua khổ đau cũng là học cách tạo ra ngọt ngào cho mình và người khác. Một đứa con không được yêu thương bởi cha mẹ sẽ biết cách yêu thương con mình. Một người chịu nỗi khổ của gian dối trong tình yêu sẽ biết mình cần trung thực và thủy chung với người sau này của mình. Một người bị bạn bè bỏ rơi sẽ biết cách nâng đỡ bạn mình trong khốn khó...

Tôi tin vào bài học cuộc sống của trái khổ qua. Đi qua cái khổ rồi thì cái khổ sẽ qua và khổ sẽ không qua được nếu ta không muốn và không biết mình đang khổ...

Trần Trọng Hiếu

* Mời bạn chia sẻ ký ức về những món chay thân thương - được chế tác bằng bàn tay của bà, của mẹ hoặc bạn được thưởng thức ở ngôi chùa nào đó mà mình còn lưu giữ, chiêm nghiệm về nó với những triết lý nhẹ nhàng, hoài niệm dễ thương... Bài viết gửi về: bandocgiacngo@gmail.com.

Về Menu

Ăn canh khổ qua thì khổ có qua?

Ấn Bắp cải giảm béo chữa tiểu đường hoa thuong thich hoang duc 1888 gieo nghiệp sát sanh quả báo sẽ nghèo bạn tại làm sao chỉ nói phật tức tâm Điều dong nhat ky dang suy ngam cua mot nguoi truoc luc hành giả đi về đâu 所住而生其心 những câu chuyện chứa đựng triết lí Chỉ mất 200 đồng rau củ quả sẽ cuộc đối thoại đầy trí tuệ của muoi hai nhan duyen va doi song dao phiền não và bệnh tật đề buddhanandi Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ kỳ 3 tai sao co nguoi giau sang su that dang sau thuc pham lay con cảm nhận về nhân và quả ve voi yen tu nhan 709 nam phat hoang tran nhan me va nhung hanh trinh cuoc doi thanh tang ananda phan 3 Niệm Phật nhiệm mầu 三身 Bài thơ trên núi con duong di den phat giao Những ai nên giảm cân thả Thuốc ho có thể giúp điều trị tiểu những câu trả lời đầy minh triết của Trong hoa sen có ngọc 5 câu chuyện ý nghĩa thay đổi cách nhìn お仏壇 通販 赞观音文 tình yêu han quoc trong toi la am ap le hang thuan cho ba doi uyen uong tai chua cau nguyen co duoc ket qua nhu y khong TT Huế Lễ húy nhật Đại sư Hải Bài thơ trên núi thở để thấy chính mình Đôi điều chưa biết về Nhà hàng hạnh phúc được tạo dựng bằng những the gioi tu do xuan ve cung on lai hanh nguyen tu bi hy xa cua hay den voi moi nguoi Sức khỏe Ba tôi và thiền khán thoại đầu