Vấn đề ăn chay ngày càng phổ biến hơn, ăn chay có ý nghĩa là lợi mình, lợi người, lợi chúng sinh, cả đời này lẫn đời vị lai Ăn chay không chỉ để tránh quả báo, không chỉ dừng lại ở lòng từ bi mà còn tôn trọng sự công bằng của mạng sống
Ăn chay dưới góc nhìn Phật giáo

Vấn đề ăn chay ngày càng phổ biến hơn, ăn chay có ý nghĩa là lợi mình, lợi người, lợi chúng sinh, cả đời này lẫn đời vị lai. Ăn chay không chỉ để tránh quả báo, không chỉ dừng lại ở lòng từ bi mà còn tôn trọng sự công bằng của mạng sống.

 
Thông thường chúng ta được hiểu khái niệm ăn chay là chỉ ăn những thức ăn thuộc thực vật, như rau cải, các loại đậu… Không phải các loại thuộc động vật như thịt cá. Thật ra, ý nghĩa ăn chay này chỉ đúng với quan niệm ăn chay theo Phật giáo Đại thừa ở Trung Quốc, hay những nước Phật giáo chịu ảnh hưởng của Phật giáo nước này, nhưng nó không phù hợp ý nghĩa ăn chay theo truyền thống Phật giáo Nam tông. Tại sao cùng là Phật giáo lại có sự khác biệt và yếu tố nào dẫn đến sự dị biệt này. Bất luận Phật giáo Nam Tông hay Bắc Tông, mục đích của sự ăn chay là làm tăng trưởng lòng từ bi, giảm bớt lòng sân hận, bằng cách tu tập không sát sinh, biết thương yêu người đồng loại và ngay cả các loài vật khác. Khi đã có lòng từ bi, không nỡ giết loài cầm thú, thì người ấy khó có thể giết người. Đó là lý do tại sao đức Phật đưa ra giới cấm: "Không được sát sinh". Giới này cũng chính là nhân tố để hình thành quan điểm ăn chay trong đạo Phật.

Như vậy, vấn đề cần được tìm hiểu trước tiên là giới không sát sinh. Thế nào gọi là không sát sinh và ý nghĩa của nó như thế nào? Từ thực tế mà nói, là con người sống trong cuộc đời này không thể nào sống mà không sát sinh. Vì nhu cầu đi lại là hình thức sát sinh, dùng lửa nấu ăn cũng phải sát sinh… Nói cách khác, nhất cử nhất động của con người không nhiều thì ít đều có sát sinh dù là vô tình hay cố ý. Thế thì vấn đề ăn chay có ý nghĩa gì Thế nhưng, điều đó không đồng nghĩa không sát sinh là được thành Phật, hoặc người sát sinh không thể thành Phật, tức giác ngộ giải thoát. Thật ra, điều kiện quyết định cho sự giác ngộ và giải thoát tùy thuộc vào vai trò của trí tuệ, không phải tùy thuộc vào hình thức không sát sinh, nếu giác ngộ giải thoát tùy thuộc vào yếu tố không sát sinh thì một số loài động vật không ăn thịt đã giác ngộ và giải thoát, không cần đức Phật phải khổ nhọc đi tìm chân lý, con người cũng không cần phí sức tu học Phật pháp. Lẽ tất nhiên người đã giác ngộ giải thoát là người có lòng từ bi, không có tâm giết hại chúng sinh, nhưng nó không đồng nghĩa người đó hoàn toàn không có sát sinh, vì dù đã chứng ngộ nhưng còn thân người thì vẫn còn nhu cầu ăn uống đi lại, như vậy vẫn còn có sự sát sinh vô ý.

Thế nhưng, TÂM hay Ý là cái rất trừu tượng, khó bề hiểu được cái tâm ấy như thế nào. Vấn để cụ thể cái tâm ấy, để chúng sinh dễ dàng nhận biết cái gì là tâm tốt cái gì là tâm xấu, cho nên phải cụ thể hóa nó thành giới điều: “Không được sát sinh”, là một trong 5 giới cấm cơ bản trong Phật giáo.

Thế nào là biết bất thiện? Ác hành của thân là bất thiện, ác hành của khẩu là bất thiện, ác hành của ý là bất thiện. Đó là biết về bất thiện. Thế nào là biết bất thiện căn? Tham là căn của bất thiện, nhuế, si là căn của bất thiện. Đó là biết về căn của pháp bất thiện.”

Qua nội dung và ý nghĩa của đọan kinh vừa dẫn, khái niệm "bất thiện" được đức Phật phân chia thành hai lọai: "bất thiện" và "căn bản bất thiện". Bất thiện là những hành vi không tốt được thể hiện cụ thể bằng thân hay bằng lời nói. Như là sát sinh, lấy của không cho, tà hạnh… Ngược lại, căn bản bất thiện không phải là cái được biểu hiện cụ thể bên ngoài, tức là động cơ sai sử từ bên trong, chính là lòng tham lam sân hận và ngu si. Như vậy theo Phật giáo cái gốc của hành vi bất thiện là tham sân và si. Cái gì được thúc đẩy bởi lòng tham lam sân hận và si mê đều gọi là bất thiện, cho dù hành vi đó núp dưới hình thức hay danh nghĩa nào, dù là dưới danh nghĩa là thiện.

Theo quan điểm nhà Phật không làm việc ác chưa hẳn là thiện, nếu như đó là thiện thì người bịnh không có khả năng làm ác hay đứa trẻ sơ sinh cũng trở thành người thiện người phạm hạnh sao? Đạo Phật không chấp nhận quan điểm như vậy, cho rằng con người là chủ nhân để giải quyết vấn đề, không ai có thể thay thế. Con người là một sinh vật có lý trí, lấy lý trí để giải quyết vấn đề. Cuộc sống khổ hay vui đều tùy thuộc vào cách giải quyết hợp lý hay không hợp lý đó. Do vậy, đứa trẻ sơ sinh chưa trưởng thành không có khả năng làm điều ác, nó chưa hẳn là người thiện. Chúng ta cũng không nên nhầm lẫn cho rằng, giới luật Phật giáo giống như chiếc lồng sắt, nhốt mọi người vào chiếc lồng ấy, tự cho rằng là những người tốt là người thiện, họ bị nhốt trong lồng có làm gì đâu mà cho là thiện? Theo Phật giáo khái niệm thiện được thiết lập khi con người sống trong thế giới tiền tài danh lợi, nhưng không bị chúng làm ô nhiễm tâm thì mới gọi người ấy là người tốt người thiện, không phải là người không có khả năng hay cơ hội tiếp cận danh lợi, lại cho người đó là người thiện, như vậy không phù hợp ý nghĩa thiện trong đạo Phật.

Một điểm khác nữa cần được chú ý. Người ta làm vườn rào vì mục đích bảo vệ hoa màu trong vườn, nhưng trong vườn lại mọc toàn là cỏ dại, như vậy việc làm hàng rào có ý nghĩa gì? Cũng vậy, mục đích của việc ăn chay, không sát sinh là để phát triển lòng từ bi biết thương yêu đồng loại, sau đó là thương đến chúng sinh những loài cầm thú, nhưng cha mẹ, người thân của chính mình lại không thương, ngược lại có tâm độc ác, tìm cách hại người này, mắng nhiếc hạ nhục người khác thì việc ăn chay có ý nghĩa gì? Cha mẹ người sinh ra mình, nuôi mình khôn lớn mà không thương, lại thương người khác, tình thương ấy có vấn đề; người đồng loại không thương tìm cách ám hại, lại thương thú vật, tình thương ấy bắt nguồn từ sự hiểu biết không chân chính. Cũng vậy, giới cấm không được sát sinh là cách thể hiện hay nuôi dưỡng lòng từ bi, nếu như người không sát sinh mà không có lòng thương chúng sinh, nhất là người đồng loại thì việc giữ giới trở thành vô nghĩa, không có giá trị gì.

“Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ quả báo, hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc phải thọ vào đời sau. Nếu tạo nghiệp mà không cố ý, ta nói rằng người ấy chắc chắn không phải thọ quả báo”

Đức Phật xác định, nếu như việc làm bất thiện nào của thân và lời không có ý thức thì hành vi ấy không thọ quả báo của nghiệp ác, điều đó cũng mang ý nghĩa, việc làm thiện nào mà không có lòng từ bi tham gia thì việc thiện đó cũng không có kết quả lành. Như vậy, không thể căn cứ vào hình thức ăn chay đi đến kết luận, người ấy có đạo đức, là người có tu tập, hoặc xem đó như là điều kiện cơ bản cho sự giác ngộ giải thoát. Về nguyên tắc chung, người muốn được giải thoát cần có sự giác ngộ, muốn giác ngộ cần phải có trí tuệ. Do vậy, theo đạo Phật cấm không được sát sinh mang ý nghĩa làm tăng trưởng lòng từ bi. Nó là nhân tố gián tiếp để hình thành một xã hội không có chiến tranh, sống trong hòa bình.
  ST KIM OANH
 

Về Menu

ăn chay dưới góc nhìn phật giáo an chay duoi goc nhin phat giao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

cồn 出家人戒律 hòa thượng thích thiền tâm 1925 お墓の墓地 霊園の選び方 gà Điều cần biết khi ăn cà chua sống thien phat giao Danh sách thực phẩm làm tăng nguy cơ ung フォトスタジオ 中百舌鳥 法鼓山電子經書 會員登入 止念清明 轉念花開 金剛經 thiền 彿日 不說 Đạo day con niem phat nguy cảm nhận từ đất đừng Mẹ coi ngay tot ngay xau chùa khải tường chuong iv phat giao duoi thoi nam bac trieu dùng 永平寺宿坊朝のお勤め 妙性本空 无有一法可得 佛教的出世入世 ペット僧侶派遣 仙台 dong nhat ky dang suy ngam cua mot nguoi truoc luc cẩm thạch ngôi chùa của sự tráng lệ làm thế nào có thể an lạc và cân bằng khuyen tu phap mon niem phat å çœ¼ä½ æ đối luận với tiến sĩ thích nhật từ nguon goc va muc dich cua dao phat 佛教典籍的數位化結集 lich su cuoc doi duc phat thich ca qua nhung 横浜 公園墓地 Tịnh 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 Ăn chay cùng thực khách Tây ÄÆ khi chap tac hay lam phat su co phai la tu hay Tùy nói Chùa Tăng Quang 9 điều cần biết về thuốc chống suy 因无所住而生其心 chết là điều chắc chắn Bí quyết để sống vui Đức tin ï½