Kế thừa sự nghiệp cao cả của Đức Đệ nhấtPháp chủ, sự hiện diện của cố HT.Thích Tâm Tịch, Đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) lại là một sự hiện diện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tiếp tục duy trì và phát triển GHPGVN, liên kết cả hai nhiệm kỳ của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI của nhân loại.

	Ân đức sự hiện diện

Nhân Lễ húy kỵ lần thứ 4 (26-1-ẤT Dậu 2005 - Kỷ Sửu- 2009) Cố Đại lão HT Thích Tâm Tịch- Đệ Nhị Pháp Chủ GHPGVN

Ân đức sự hiện diện

Kế thừa sự nghiệp cao   cả của Đức Đệ nhất Pháp chủ, sự hiện  diện của cố HT.Thích Tâm Tịch, Đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) lại là một sự hiện diện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tiếp tục duy trì và phát triển GHPGVN, liên kết cả hai nhiệm kỳ của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI của nhân loại.

Qua đó, có thể thấy ân đức hiện diện của Hòa thượng, năm 1981 là thành viên của Đoàn đại biểu Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam tham dự Đại hội thống nhất PG Việt Nam và trở thành một thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương GHPGVN. Hòa thượng là một viên gạch kiên cố, góp phần xây dựng thành công ngôi nhà GHPGVN, dù chỉ là một cử chỉ nhỏ, một việc làm nhỏ, nhưng giá trị vô cùng lớn lao, vì chính sự hiện diện của Hòa thượng đã góp phần cùng bao sự hiện diện khác trong tinh thần hòa hợp, đoàn kết, thống nhất ý chí, hành động và tổ chức, để từ đó GHPGVN chắp cánh tung bay trong nền trời tự do, phát triển vững mạnh trang nghiêm trong lòng dân tộc. Quả thật: “Xin cho tôi làm một hạt cát để góp thành sa mạc của thế gian. Xin cho tôi chắp cánh đại bàng để tô điểm trần gian thêm tươi đẹp”.

Năm 1984, Hòa thượng lại đảm nhiệm chức vụ Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh GHPGVN, thay cho cố HT.Thích Nguyên Sinh đã viên tịch. Hòa thượng đã đảm nhận một trọng trách vô cùng lớn lao trong Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, lãnh đạo tối cao của Giáo hội về mặt Đạo pháp và giới luật cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam. Đồng thời, Hòa thượng còn đảm nhiệm vai trò chánh trụ trì Tùng lâm Quán Sứ, Trụ sở T.Ư Giáo hội, kế thừa sự nghiệp của chư vị tiền bối hữu công: Tổ Thanh Hanh, Tổ Tuệ Tạng, Tổ Mật Ứng, Tổ Trung Hậu, Đại lão HT.Thích Tố Liên, HT.Thích Trí Độ v.v… trong ngôi nhà Như Lai, tòng lâm thạch trụ, giữ vững môn phong, xứng danh con nhà họ Thích, xứ sở ngàn năm văn vật, lịch sử hào hùng, địa linh nhân kiệt. Quả thật: “Giữ gìn Tổ ấn tông phong. Tốt đời đẹp đạo giữa lòng nhân gian”.

Năm 1992, Hòa thượng được Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III suy tôn vào ngôi vị Phó Pháp chủ, Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh GHPGVN, như thế không những đã củng cố và tăng thêm phần đạo phong trác thế của Hòa thượng đối với PG Việt Nam, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam mà Hòa thượng còn có thể hộ trì Phật sự cao hơn, hữu hiệu hơn trong cương vị phụ tá Đức Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN. Nói thế có nghĩa là: “Thành tâm khấn nguyện Phật Đà. Cầu cho Đạo pháp, nước nhà vinh quang”.

Năm 1997, Đại hội PG toàn quốc lần thứ IV, Hòa thượng được suy tôn lên ngôi Pháp chủ bị khuyết do Đức Đệ nhất Pháp chủ viên tịch năm 1993. Bằng giới đức trang nghiêm thanh tịnh, Hòa thượng đã tỏa ngát hương lành trong Giáo hội, là bóng đại thụ che mát cho Tăng Ni, Phật tử GHPGVN trong và ngoài nước. Và cũng từ đó, Hòa thượng đã in sâu sự hiện diện của mình trong tâm khảm người con Phật và trong mỗi tiến trình hoạt động Phật sự của GHPGVN, góp phần thành công rất lớn về mặt Đạo pháp và sinh lực của Giáo hội. Niềm tin của Tăng Ni, Phật tử càng được củng cố, khi hữu duyên bái kiến Hòa thượng, nhất là qua những đạo từ, thông điệp Phật đản, thông điệp đầu năm và thông điệp về tình hình Giáo hội v.v… là những âm ba bất tuyệt, là nguồn suối dịu hiền tắm mát mọi người để cùng tinh tấn, tiến lên trên lộ trình hoằng dương Chánh pháp, lợi lạc quần sinh, tốt đời đẹp đạo. Thế nên, “Dù cho bể cạn non mòn. Bao lời huấn thị sắt son không mờ”.

Sự hiện diện của Hòa thượng đơn giản chỉ có thế thôi, nhưng ý nghĩa vô cùng quan trọng, vô cùng thẩm thấu và chan hòa bất tận. Hòa thượng không đi nhiều, không nói nhiều, không làm nhiều nhưng là tất cả. Vì sao? Vì người xưa đã nói: “Bậc hiền nhân trí đức, chỉ cần nhìn qua cửa sổ, nhưng đã quán thông cả thiên hạ. Chỉ cần rảo bước chốn liêu phong, nhưng dấu ấn, âm ba chan hòa khắp cả mọi nơi” (Khổng Tử, Mạnh Tử). Tại sao? Vì Hòa thượng đã đi bằng tâm, nói bằng tâm và hành động bằng tâm, nên tâm tâm giao hợp, cảm thông và thấm nhuần ân đức hộ trì của Hòa thượng, nên biết bao Phật sự của Giáo hội đều được thành tựu như ý, nhất là Tăng Ni, Phật tử chúng con cảm thấy ấm lòng, an dạ tu tâm, hành đạo và càng củng cố niềm tin Đạo pháp. Quả thật, như cổ đức nói: “Duyên xưa biết mấy nhiêu đàng. Bây giờ xem lại rõ ràng là đây”.

Sự hiện diện của Hòa thượng trong liêu phòng thanh vắng, tay lần tràng hạt, niệm Phật liên hồi, thân tâm thanh tịnh, là một sức sống, niềm tin cho Tăng thân và Pháp thân đại chúng, hàng môn nhân đệ tử và những ai có duyên bái kiến Hòa thượng nơi phương trượng Tòng lâm Quán Sứ. Điều này có thể hiểu được là đồng nhất với tâm nguyện của Phổ Tịnh Đại sư: “Bao năm ngồi tịnh núi Đại Hùng. Ngẫm nghĩ thân cùng Đạo chẳng cùng. Sáu chữ chuyên trì được thọ ký. Lưu truyền sáng tỏ cả tông phong”.

Chính từ những sự hiện diện ấy, mà Hòa thượng đã hiện diện trong lòng chúng con, nhất là mỗi khi ra công tác Phật sự tại Văn phòng T.Ư Giáo hội, các tỉnh miền Bắc, các kỳ Đại hội, những lúc Hòa thượng Pháp thể khiếm an, chúng con vào bái kiến Hòa thượng tại phương trượng Tòng lâm Quán Sứ, Bệnh viện Việt-Đức v.v… Hòa thượng khuyên nên niệm Phật nhất tâm, giữ gìn thiện căn công đức để tô bồi Đạo pháp, vững bước trên đường hành đạo và mãi mãi hiện diện trong Chánh pháp, với Pháp thân bất diệt của người tu. Những lời khuyên đơn giản, trầm tĩnh, thẩm thấu của Hòa thượng là những chất liệu quý để nuôi dưỡng giới thân, huệ mạng chúng con, không những đời này mà cho đến vô lượng đời sau, cho đến khi giải thoát hoàn toàn. Nhất là tinh tiến hơn nữa trên lộ trình phụng sự Đạo pháp, phục vụ Giáo hội và chúng sinh, như Tổ Quy Sơn đã dạy: “Nguyện bách kiếp thiên sanh đồng vi pháp lữ”.

Thế rồi, thời gian cứ trôi qua, Hòa thượng không thể đi ngược lại với luật vô thường, Hòa thượng đã theo gương các bậc hiền nhân, thánh triết, Ngài đã ra đi về cõi bất sanh bất diệt, nhưng sự hiện diện của Hòa thượng trong thế giới Niết bàn lại là ý nghĩa vĩnh cửu thường hằng. Với Pháp thân vô biên, Pháp giới vô tận, Hòa thượng sẽ hiện diện muôn nơi, trong tất cả và siêu việt tất cả. Quả thật: “Dù cho Hòa thượng đi xa. Quê hương vẫn giữ bao la bóng Ngài. Pháp thân lồng lộng hiển bày. Vườn hoa Đạo pháp hương bay ngút ngàn”.

Tỳ kheo Thích Thiện Nhơn  

Nguồn: Trích Kỷ yếu Tang lễ Đức Đại lão HT.Thích Tâm Tịch, Pháp chủ GHPGVN, 2005.


Về Menu

Ân đức sự hiện diện

thien la biet cach lam chu than khau y Bỏ những thói quen xấu để sống Chùa Sùng Phúc Bệnh nha chu làm tăng nguy cơ ung thư Ngôi sao không tắt lï¾ƒï½ Thực phẩm ngừa tiểu ba phap hanh cuu lay doi song khoẠde tro thanh nguoi phat tu chan chanh do oi Tưởng niệm lần thứ 48 Thánh tử đạo Lễ húy kỵ lần thứ 106 Tổ sư Minh từ linh sơn đến yên tử van phap co sinh at se co diet hòa thượng thích phúc hộ 1904 Con đường có lá me bay Đèn huỳnh quang giúp tăng giá trị phat tu va van de thien tinh hoa ton tuong hu be tom tat can ban phat giao di ve phia mat troi Khoai tây xào nhung dieu nguoi phat tu can tranh mo canh cua khong net dep cua niem phat tÕ la nguyễn hữu kha 1902 Thần ra huế dạo phố ăn chay làm thế nào để trở thành một phật cồn trong bia rượu tác động thế nào chuỗi ngọc trân bảo pháp thí ngai thư kho de qua trinh hinh thanh gioi luat sac tuc la khong khổ đau và Chè long nhãn hạt sen tinh hoa ẩm thực xin dung hoi hot voi cuoc doi êm bi mat trai tim thieng lieng bat diet cua bo tat sự thật thứ nhất tiếp theo đối phó với sân hận và cảm xúc tuoi tho cua toi va giac mo mua phat dan khi chap tac hay lam phat su co phai la tu hay phat giao tu an do truc tiep truyen vao viet nam tìm hiểu y phục phật giáo nguyên thủy Cá n Đôi điều chưa biết về Nhà hàng