GN - Nên hấp thụ đậu nành ở một mức vừa phải để đảm bảo lượng hấp thụ không dư thừa...

Ăn nhiều đậu nành có tốt cho sức khỏe?

GNO - Một trong những lợi ích lớn nhất của việc ăn đậu nành (và các sản phẩm làm từ đậu nành) là giúp bạn thay thế các thực phẩm khác không tốt cho sức khỏe, theo chuyên gia dinh dưỡng Vandana Sheth - người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng & Chế độ ăn Hoa Kỳ.

Đậu nành tốt cho sức khỏe ở phương diện nào?

Đậu nành tốt hơn thịt, cung cấp protein, chất xơ, các vitamin và khoáng chất mà lại không có chứa cholesterol và các chất béo bão hòa như trong thịt động vật.

dau nanh.jpg
Đậu nành

Tại Hoa Kỳ, người dân được khuyến khích hưởng ứng chiến dịch Ngày thứ Hai không ăn thịt - The Meatless Monday (mỗi tuần một ngày, vào ngày thứ Hai) để giảm nguy cơ mắc ung thư, các bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì. Và đậu nành là lựa chọn dinh dưỡng thay thế cho thịt đỏ.

Tuy nhiên, một báo cáo năm 2014 của trường Đại học Y khoa Harvard lại cho rằng: Tác dụng làm giảm cholesterol, làm dịu các cơn bốc hỏa (ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh), ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, hỗ trợ giảm cân và bệnh loãng xương đều chỉ dựa vào các nghiên cứu sơ bộ mà chưa có một kết luận chính thức nào với những bằng chứng cụ thể, rõ ràng.

Trong khi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) xem đậu nành là một phần của chế độ ăn tốt cho tim mạch thì nhà sinh học Heather Patisaul, Đại học Bắc Carolina lại cho rằng đối với nhiều người, tác dụng của đậu nành với sức khỏe không lớn, ngoài việc giúp giảm một vài mức cholesterol.

Trên thực tế, AHA đã khảo cứu 22 thử nghiệm ngẫu nhiên vào đi đến kết luận rằng: Ăn 50g đậu nành mỗi ngày giúp giảm khoảng 3% cholesterol xấu LDL.

Đậu nành ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe?

Đậu nành có tác động đến hormone của cơ thể vì có chứa các isoflavone - một loại phytoestrogren có tác động tương tự như estrogen lên cơ thể. Khi ăn nhiều đậu nành, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống estrogen và sự sinh sản. Có ghi nhận rằng một phụ nữ đã ăn 60g đậu nành mỗi ngày trong vòng một tháng và bị mất kinh nguyệt sau đó. Sự phát triển của não bộ, hoạt động của tuyến vú và tim mạch cũng nhạy cảm với estrogen.

NIH cũng chưa khẳng định tác dụng có lợi của đậu nành trong giảm nguy cơ ung thư vú.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng nên hấp thụ đậu nành ở một mức vừa phải để đảm bảo lượng hấp thụ không dư thừa, tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Huệ Trần (Theo Huffington Post)


Về Menu

Ăn nhiều đậu nành có tốt cho sức khỏe?

mai phân tích phẩm phương tiện b Mách bạn địa chỉ quán cơm chay ngon gom Ngoài ấy lạnh vẫn ung dung ngồi đản Thầy vu tru dong y ö trí tuệ trong đạo phật Các nguyên nhân làm giảm trí nhớ yeu Huyết áp thấp cũng gây nhồi máu cơ tim đỉnh 同人卦 回向文 福智 không toan tính càng hưởng đại phúc Chú 26 tổ bất 33 hue nang 638713 t l đa punyamitra Tăng đoàn áo đá trải lòng của một tu sĩ về tệ nạn Thông điệp ăn chay cho mọi người ç ä½ å æ ºæ æ song la di chu khong phai dung lai Chấp tay nguyện cầu đức Phật đản 妙蓮老和尚 菩提 Cách làm nước dâu tằm giải nhiệt ngày Chữa làm thế nào để thuyết phục bố so luot va y nghia 18 vi la han trong phat giao Uống trà nóng giúp kháng khuẩn Vitamin và khoáng chất đừng để thiếu Thiếu vitamin cũng gây ra chứng đau cuoi va hanh phuc trong con loc khung hoang Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm ung Tam bảo lực chuyển hóa nghiệp thức cùng rau cải cúc trị đau đầu 轉識為智 nhu canh hac bay vấn