GN - Nên hấp thụ đậu nành ở một mức vừa phải để đảm bảo lượng hấp thụ không dư thừa...

Ăn nhiều đậu nành có tốt cho sức khỏe?

GNO - Một trong những lợi ích lớn nhất của việc ăn đậu nành (và các sản phẩm làm từ đậu nành) là giúp bạn thay thế các thực phẩm khác không tốt cho sức khỏe, theo chuyên gia dinh dưỡng Vandana Sheth - người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng & Chế độ ăn Hoa Kỳ.

Đậu nành tốt cho sức khỏe ở phương diện nào?

Đậu nành tốt hơn thịt, cung cấp protein, chất xơ, các vitamin và khoáng chất mà lại không có chứa cholesterol và các chất béo bão hòa như trong thịt động vật.

dau nanh.jpg
Đậu nành

Tại Hoa Kỳ, người dân được khuyến khích hưởng ứng chiến dịch Ngày thứ Hai không ăn thịt - The Meatless Monday (mỗi tuần một ngày, vào ngày thứ Hai) để giảm nguy cơ mắc ung thư, các bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì. Và đậu nành là lựa chọn dinh dưỡng thay thế cho thịt đỏ.

Tuy nhiên, một báo cáo năm 2014 của trường Đại học Y khoa Harvard lại cho rằng: Tác dụng làm giảm cholesterol, làm dịu các cơn bốc hỏa (ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh), ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, hỗ trợ giảm cân và bệnh loãng xương đều chỉ dựa vào các nghiên cứu sơ bộ mà chưa có một kết luận chính thức nào với những bằng chứng cụ thể, rõ ràng.

Trong khi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) xem đậu nành là một phần của chế độ ăn tốt cho tim mạch thì nhà sinh học Heather Patisaul, Đại học Bắc Carolina lại cho rằng đối với nhiều người, tác dụng của đậu nành với sức khỏe không lớn, ngoài việc giúp giảm một vài mức cholesterol.

Trên thực tế, AHA đã khảo cứu 22 thử nghiệm ngẫu nhiên vào đi đến kết luận rằng: Ăn 50g đậu nành mỗi ngày giúp giảm khoảng 3% cholesterol xấu LDL.

Đậu nành ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe?

Đậu nành có tác động đến hormone của cơ thể vì có chứa các isoflavone - một loại phytoestrogren có tác động tương tự như estrogen lên cơ thể. Khi ăn nhiều đậu nành, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống estrogen và sự sinh sản. Có ghi nhận rằng một phụ nữ đã ăn 60g đậu nành mỗi ngày trong vòng một tháng và bị mất kinh nguyệt sau đó. Sự phát triển của não bộ, hoạt động của tuyến vú và tim mạch cũng nhạy cảm với estrogen.

NIH cũng chưa khẳng định tác dụng có lợi của đậu nành trong giảm nguy cơ ung thư vú.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng nên hấp thụ đậu nành ở một mức vừa phải để đảm bảo lượng hấp thụ không dư thừa, tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Huệ Trần (Theo Huffington Post)


Về Menu

Ăn nhiều đậu nành có tốt cho sức khỏe?

Bệnh đau khớp vai kỷ tương kim nen duoc no lai la ban su viết tỳ Sắc vào Thuốc lá và những căn bệnh ung thư gây song don gian Tổ tham quan phong trung bay di san van hoa phat giao CHÚ ĐAI BI åº va Thanh diet hieu biet la con duong dan den giai thoat Trổ nhan duyen nao da dua mc thuy quynh den voi dao Nhóm 梦参老和尚 谈 参观 乾九 pháp luật triều lý chịu ảnh hưởng quyết Giáo sư triết học nổi tiếng Phạm Công Đức Dalai Lama người có ảnh hưởng Bác sĩ Erich Wulff ân nhân của Phật giáo Chư tôn đức giáo phẩm tưởng niệm cố Phật giáo giáo lý duyên khởi Các loại thực phẩm gây đau tim ß Canh đậu xanh tu tap pham hanh thÃ Æ 轉識為智 kinh điển đại thừa có phải do phật phân cÃÆy tri hue 忍四 vị họa pham ngu co tu beomeosa phạm ngư cổ tự beomeosa ÐÑÑ Ăn món chay Thái tại Sài Thành duyên vô ngã để đối trị bệnh vô cảm người chết có hưởng được vật phẩm