GN - Nên hấp thụ đậu nành ở một mức vừa phải để đảm bảo lượng hấp thụ không dư thừa...

Ăn nhiều đậu nành có tốt cho sức khỏe?

GNO - Một trong những lợi ích lớn nhất của việc ăn đậu nành (và các sản phẩm làm từ đậu nành) là giúp bạn thay thế các thực phẩm khác không tốt cho sức khỏe, theo chuyên gia dinh dưỡng Vandana Sheth - người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng & Chế độ ăn Hoa Kỳ.

Đậu nành tốt cho sức khỏe ở phương diện nào?

Đậu nành tốt hơn thịt, cung cấp protein, chất xơ, các vitamin và khoáng chất mà lại không có chứa cholesterol và các chất béo bão hòa như trong thịt động vật.

dau nanh.jpg
Đậu nành

Tại Hoa Kỳ, người dân được khuyến khích hưởng ứng chiến dịch Ngày thứ Hai không ăn thịt - The Meatless Monday (mỗi tuần một ngày, vào ngày thứ Hai) để giảm nguy cơ mắc ung thư, các bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì. Và đậu nành là lựa chọn dinh dưỡng thay thế cho thịt đỏ.

Tuy nhiên, một báo cáo năm 2014 của trường Đại học Y khoa Harvard lại cho rằng: Tác dụng làm giảm cholesterol, làm dịu các cơn bốc hỏa (ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh), ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, hỗ trợ giảm cân và bệnh loãng xương đều chỉ dựa vào các nghiên cứu sơ bộ mà chưa có một kết luận chính thức nào với những bằng chứng cụ thể, rõ ràng.

Trong khi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) xem đậu nành là một phần của chế độ ăn tốt cho tim mạch thì nhà sinh học Heather Patisaul, Đại học Bắc Carolina lại cho rằng đối với nhiều người, tác dụng của đậu nành với sức khỏe không lớn, ngoài việc giúp giảm một vài mức cholesterol.

Trên thực tế, AHA đã khảo cứu 22 thử nghiệm ngẫu nhiên vào đi đến kết luận rằng: Ăn 50g đậu nành mỗi ngày giúp giảm khoảng 3% cholesterol xấu LDL.

Đậu nành ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe?

Đậu nành có tác động đến hormone của cơ thể vì có chứa các isoflavone - một loại phytoestrogren có tác động tương tự như estrogen lên cơ thể. Khi ăn nhiều đậu nành, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống estrogen và sự sinh sản. Có ghi nhận rằng một phụ nữ đã ăn 60g đậu nành mỗi ngày trong vòng một tháng và bị mất kinh nguyệt sau đó. Sự phát triển của não bộ, hoạt động của tuyến vú và tim mạch cũng nhạy cảm với estrogen.

NIH cũng chưa khẳng định tác dụng có lợi của đậu nành trong giảm nguy cơ ung thư vú.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng nên hấp thụ đậu nành ở một mức vừa phải để đảm bảo lượng hấp thụ không dư thừa, tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Huệ Trần (Theo Huffington Post)


Về Menu

Ăn nhiều đậu nành có tốt cho sức khỏe?

đối diện với nghịch cảnh và khổ đau Hoa Daisy Nguyên nhân nào làm tăng nguy cơ tim mạch an chay de lam giam su nong len toan cau 药师经 7 ac nghiep dung bao gio lam Lễ tưởng niệm Chùa Huệ Đức Phật ngọc Dâng trào lòng kính ngưỡng virus mang chui toa thuoc bo cho su bat luc 淨空法師 李木源 著書 佛法怎样面对痛苦 phai mat bao lau de hoc cach lang nghe Bất ổn về giấc ngủ ở thai phụ và thành công Nguyên nhân phân phái đầu tiên trong pháp như và âm nhạc phap duyen khoi trong con mat thien quan mù Chùa Hoằng Pháp tổ chức lễ húy kỵ duc phat Cô be Lo Lem 鼎卦 Gốc đa xưa sức mạnh của sự tu hành Đức tin mầu nhiệm khói Huy cuoc doi vi quoc su dau tien cua viet nam to ï¾ å bÃ Æ song khong nhin toi Thanh long giảm béo chữa ho บวช tướng mạo của một người là sự Sự gioi thieu mat phap thoi luan Tiểu sử Hòa thượng Kesaravinayo Maha 南懷瑾 con người vĩ đại 無分別智 nguoi la ai Lai ト妥 忉利天 4 thu tren doi tuyet doi khong duoc no du la nguoi Kính áp tròng có gây nguy hiểm cho mắt