GN - Nên hấp thụ đậu nành ở một mức vừa phải để đảm bảo lượng hấp thụ không dư thừa...

Ăn nhiều đậu nành có tốt cho sức khỏe?

GNO - Một trong những lợi ích lớn nhất của việc ăn đậu nành (và các sản phẩm làm từ đậu nành) là giúp bạn thay thế các thực phẩm khác không tốt cho sức khỏe, theo chuyên gia dinh dưỡng Vandana Sheth - người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng & Chế độ ăn Hoa Kỳ.

Đậu nành tốt cho sức khỏe ở phương diện nào?

Đậu nành tốt hơn thịt, cung cấp protein, chất xơ, các vitamin và khoáng chất mà lại không có chứa cholesterol và các chất béo bão hòa như trong thịt động vật.

dau nanh.jpg
Đậu nành

Tại Hoa Kỳ, người dân được khuyến khích hưởng ứng chiến dịch Ngày thứ Hai không ăn thịt - The Meatless Monday (mỗi tuần một ngày, vào ngày thứ Hai) để giảm nguy cơ mắc ung thư, các bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì. Và đậu nành là lựa chọn dinh dưỡng thay thế cho thịt đỏ.

Tuy nhiên, một báo cáo năm 2014 của trường Đại học Y khoa Harvard lại cho rằng: Tác dụng làm giảm cholesterol, làm dịu các cơn bốc hỏa (ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh), ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, hỗ trợ giảm cân và bệnh loãng xương đều chỉ dựa vào các nghiên cứu sơ bộ mà chưa có một kết luận chính thức nào với những bằng chứng cụ thể, rõ ràng.

Trong khi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) xem đậu nành là một phần của chế độ ăn tốt cho tim mạch thì nhà sinh học Heather Patisaul, Đại học Bắc Carolina lại cho rằng đối với nhiều người, tác dụng của đậu nành với sức khỏe không lớn, ngoài việc giúp giảm một vài mức cholesterol.

Trên thực tế, AHA đã khảo cứu 22 thử nghiệm ngẫu nhiên vào đi đến kết luận rằng: Ăn 50g đậu nành mỗi ngày giúp giảm khoảng 3% cholesterol xấu LDL.

Đậu nành ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe?

Đậu nành có tác động đến hormone của cơ thể vì có chứa các isoflavone - một loại phytoestrogren có tác động tương tự như estrogen lên cơ thể. Khi ăn nhiều đậu nành, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống estrogen và sự sinh sản. Có ghi nhận rằng một phụ nữ đã ăn 60g đậu nành mỗi ngày trong vòng một tháng và bị mất kinh nguyệt sau đó. Sự phát triển của não bộ, hoạt động của tuyến vú và tim mạch cũng nhạy cảm với estrogen.

NIH cũng chưa khẳng định tác dụng có lợi của đậu nành trong giảm nguy cơ ung thư vú.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng nên hấp thụ đậu nành ở một mức vừa phải để đảm bảo lượng hấp thụ không dư thừa, tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Huệ Trần (Theo Huffington Post)


Về Menu

Ăn nhiều đậu nành có tốt cho sức khỏe?

chùa xá lợi Chiều cao và nguy cơ ung thư ở nam giới hoc phat còn lại những bài pháp vao chua la di tim cai tam trong sach cua chinh xac lap ky luc pho tuong phat nhap niet BS Đỗ Hồng Ngọc nói về Ăn chay và cuoc doi dau co phu van về viet tho cho ban chua kim cang Tiếng rống sư tử ý niệm tung hoành trong mê lộ của tâm Khứ lai vô ngại Thuốc giảm cholesterol làm tăng nguy cơ Nước có cồn Một số loại trái cây không tốt như Làm việc theo ca ảnh hưởng xấu đến Chiều cao và nguy cơ ung thư ở nam giới Ăn uống như thế nào để kéo dài tuổi Miên Tiếng chim mầu nhiệm 大法寺 愛知県 Nhìn lá thu rơi may rủi Vu lan không mẹ Củ gừng có nhiều lợi lạc lam ban voi kho dau su chet luon la le duong nhien hay nho lay 6 cau nay Trà sen đất Việtong tu musangsa trung tam thien phat là ŠUống phòng say nắng Đi bộ 20 phút mỗi ngày để giảm viêm chÒ dau doc bau khi quyen bang niem tin mu quang Ngọn lửa Quảng Đức và biến cố Phật 01 lời giới thiệu của đức dalai Ăn chay giúp sống lâu hơn Chùa Thạch Long Ngôi chùa trong hang đá lang mang truo c mo t no i dau chung thien tai thuong xuyen Phá thai Một góc nhìn Phật giáo Vu lan cúng dường bố thí đúng từ đó khai hoa bat chanh dao ben bo an lac nha Giao tiếp với người độc đoán ở chin thang cuu mang nhận diện cái chết và hạnh phúc cha mẹ và con cái là mối nhân duyên từ truyen tho phat giao