GN - Nên hấp thụ đậu nành ở một mức vừa phải để đảm bảo lượng hấp thụ không dư thừa...

Ăn nhiều đậu nành có tốt cho sức khỏe?

GNO - Một trong những lợi ích lớn nhất của việc ăn đậu nành (và các sản phẩm làm từ đậu nành) là giúp bạn thay thế các thực phẩm khác không tốt cho sức khỏe, theo chuyên gia dinh dưỡng Vandana Sheth - người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng & Chế độ ăn Hoa Kỳ.

Đậu nành tốt cho sức khỏe ở phương diện nào?

Đậu nành tốt hơn thịt, cung cấp protein, chất xơ, các vitamin và khoáng chất mà lại không có chứa cholesterol và các chất béo bão hòa như trong thịt động vật.

dau nanh.jpg
Đậu nành

Tại Hoa Kỳ, người dân được khuyến khích hưởng ứng chiến dịch Ngày thứ Hai không ăn thịt - The Meatless Monday (mỗi tuần một ngày, vào ngày thứ Hai) để giảm nguy cơ mắc ung thư, các bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì. Và đậu nành là lựa chọn dinh dưỡng thay thế cho thịt đỏ.

Tuy nhiên, một báo cáo năm 2014 của trường Đại học Y khoa Harvard lại cho rằng: Tác dụng làm giảm cholesterol, làm dịu các cơn bốc hỏa (ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh), ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, hỗ trợ giảm cân và bệnh loãng xương đều chỉ dựa vào các nghiên cứu sơ bộ mà chưa có một kết luận chính thức nào với những bằng chứng cụ thể, rõ ràng.

Trong khi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) xem đậu nành là một phần của chế độ ăn tốt cho tim mạch thì nhà sinh học Heather Patisaul, Đại học Bắc Carolina lại cho rằng đối với nhiều người, tác dụng của đậu nành với sức khỏe không lớn, ngoài việc giúp giảm một vài mức cholesterol.

Trên thực tế, AHA đã khảo cứu 22 thử nghiệm ngẫu nhiên vào đi đến kết luận rằng: Ăn 50g đậu nành mỗi ngày giúp giảm khoảng 3% cholesterol xấu LDL.

Đậu nành ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe?

Đậu nành có tác động đến hormone của cơ thể vì có chứa các isoflavone - một loại phytoestrogren có tác động tương tự như estrogen lên cơ thể. Khi ăn nhiều đậu nành, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống estrogen và sự sinh sản. Có ghi nhận rằng một phụ nữ đã ăn 60g đậu nành mỗi ngày trong vòng một tháng và bị mất kinh nguyệt sau đó. Sự phát triển của não bộ, hoạt động của tuyến vú và tim mạch cũng nhạy cảm với estrogen.

NIH cũng chưa khẳng định tác dụng có lợi của đậu nành trong giảm nguy cơ ung thư vú.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng nên hấp thụ đậu nành ở một mức vừa phải để đảm bảo lượng hấp thụ không dư thừa, tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Huệ Trần (Theo Huffington Post)


Về Menu

Ăn nhiều đậu nành có tốt cho sức khỏe?

Äón vãµ la Tầm 四念处的修行方法 bên trai Tưởng niệm vị Cao Tăng 102 tuổi con goi la phat tich lan công viên sáng loáng Tôn trọng sự sống của thai nhi ý nghĩa hoa sen trong phật giáo toan Dinh dưỡng từ nấm mộc bản kinh phật chùa vĩnh nghiêm Nhà Tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức ba mẫu chuyện đạo chủ tịch hđts của trung ương ghpgvn Tâm tình của Phật tử trong đêm diễu Đi chùa y nghia bo ben kia tuong rộng mở từ ái quan điểm của tôi đức đạt lai lạt ma nói về phật giáo niem hoa vi tieu chong giet vo Yoga tốt cho cả người lớn và trẻ em bất ngờ ceo thái hà books chân đất đi chÙa Ä Æ những câu chuyện chứa đựng triết lí Nhóm trẻ nào có nguy cơ tử vong Học 5 loại trái cây giúp giảm cân Bệnh viêm phổi nguy hiểm ra sao nhin lai mot kiep nguoi gi nhà Šnghĩ về thiền định và tâm từ bi phật giáo tinh than tue giac van thu phan 2 phụ nữ học kinh phật là đang tích công dụng của hoa sứ noi luu giu so luong lon cac tac pham dieu khac phong thủy và vận mạng tầm sư học đạo niềm tin mù quáng xảy ra từ các lễ Bánh chuối hấp cho những ngày hè linh cam ung quan the am