GNO - Nhiều nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra mối liên hệ giữa dinh dưỡng và khả năng tư duy kém ở trẻ.

Ăn uống đủ dinh dưỡng: cải thiện tư duy, giao tiếp

GNO - Có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng (lành mạnh và khoa học) từ khi còn bé có tác động đến sự phát triển xã hội của cá nhân và làm cá nhân đó trở nên thân thiện hơn, hòa đồng hơn. Đây là kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Pennsylvania.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra mối liên hệ giữa dinh dưỡng và khả năng tư duy kém ở trẻ. Trong nghiên cứu mới nhất này, các chuyên gia muốn tìm hiểu xem dinh dưỡng kém có gây tác động xấu đối với sự phát triển xã hội hay không, tiêu biểu là hành vi xã hội của trẻ. 

giaotiep.jpg
Dinh dưỡng có tác động tới tư duy, giao tiếp của trẻ

Điều mà mọi người chưa quan tâm đầy đủ là tác động tích cực của dinh dưỡng tốt từ chế độ ăn đối với các hành vi xã hội. Dinh dưỡng có tác động đến cả sự phát triển sức khỏe thể chất và các ứng xử xã hội tích cực - chia sẻ của tác giả nghiên cứu Adrian Raine, Đại học Pennsylvania.

Sự phát triển xã hội (social development) của trẻ có liên quan đến nhiều yếu tố tinh thần như: sự phát triển cảm xúc, khả năng tư duy và sức khỏe thể chất nói chung. Có chế độ ăn đủ dinh dưỡng không chỉ giúp cải thiện thể chất mà còn tốt cho chức năng tư duy và tinh thần của trẻ nữa.

Một nghiên cứu năm 2013 đã khẳng định ăn nhiều trái cây và rau củ giúp ta cảm thấy lạc quan hơn và các nhà tâm lý học tin rằng chế độ ăn quan trọng cho sức khỏe tâm thần như quan trọng với sức khỏe tim mạch vậy.

“Hành vi xã hội của trẻ hoặc của người trưởng thành tiết lộ sức khỏe thể chất và tinh thần”, theo Jianghong Liu, làm việc tại trường Chăm sóc Y tế Penn và trường Y khoa Perelman.

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia quan sát khoảng 1.795 trẻ 3 tuổi ở Mauritius, một hòn đảo nhỏ vùng bờ biển phía đông Châu Phi. Các chuyên gia tìm hiểu 4 yếu tố của sức khỏe thể chất (thiếu sắt thể, thiếu vitamin B2, thiếu niacin, thiếu protein) và 4 yếu tố của sự phát triển xã hội (sự thân thiện, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, chủ động trong các hoạt động xã hội, hành vi khám phá). Tất cả các yếu tố này đều có liên quan đến dinh dưỡng trong chế độ ăn của trẻ.

Nghiên cứu cho thấy trẻ nào càng bị thiếu dinh dưỡng thì có mức phát triển và hành vi xã hội càng kém.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cần thực hiện một thử nghiệm bổ sung dinh dưỡng để xem sự thiếu khuyết về hành vi xã hội và khả năng tư duy của trẻ có được cải thiện hay không. Cũng có khả năng là những trẻ có bản chất thụ động trong các ứng xử xã hội có xu hướng ăn các thực phẩm kém dinh dưỡng. Một nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng, người độc thân sống một mình có xu hướng ăn ít rau củ quả hơn.

Qua đó, các nhà nghiên cứu muốn gửi đến thông điệp rằng nên cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng để giúp đẩy mạnh sự phát triển khả năng tư duy của trẻ, đặc biệt là thúc đẩy các hành vi xã hội tốt đẹp ở trẻ và khi trẻ lớn lên.

Huệ Trần
(theo Medical Daily)


Về Menu

Ăn uống đủ dinh dưỡng: cải thiện tư duy, giao tiếp

Công dụng của hoa sứ Khắc 3 công dụng bất ngờ của yến mạch nhan ra than huu tham quan phòng trưng bày di sản văn hóa Em còn trẻ tâm thức và chứng nghiệm thế nào là sứ mệnh của một ngôi chùa Thực phẩm chay Dai giòn do phụ gia chua tu quang Đồng Tháp Húy kỵ cố Hòa thượng con đường tu tập đưa hành giả đến 26 vững bền trong giáo pháp của phật cô gái Bánh đúc chấm tương Bần Bệnh càng tệ thêm do lo lắng nhiều ChÃƒÆ nh sac tuc la khong nghệ thuật sống tỉnh thức mà người ngÓi nghe thuat song tinh thuc ma nguoi phat tu can Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ biệt 自悟得度先度人 the la du roi Các thực phẩm bảo vệ mắt tụng kinh điện tử bất kính hay không Bàn về lòng vị tha ngọc xin thap mot binh minh de thay ro an nghia sanh cuoc song day du cac van de mình là cái gì những vấn nạn trong đặc thù biệt kinh dien dai thua co phai la nguy kinh cua treo cờmừngphật đản những ước mơ hoa sen trong bùn Em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trổ tài Những di tích lịch sử văn hóa liên quan Miền rét Giổ chùa quảng tế Tuỳ tiện ăn chay bổ thành bệnh Bạn ấy tên là hoa sữa Diễn Câu xuat 蘇東坡的生命故事 Giấc mơ mầu nhiệm đi tìm nét đẹp văn hóa ứng xử