Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), còn gọi là bệnh tiểu đường, là một bệnh do rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là mức đường trong máu luôn cao và kéo theo các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ và khoáng chất.

	Ăn uống phòng và trị bệnh đái tháo đường

Ăn uống phòng và trị bệnh đái tháo đường

Trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và kèm theo khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh võng mạc gây mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v...

Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính đến năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%.

Người dân cần được trang bị kiến thức về ĐTĐ, hiểu biết về các yếu tố nguy cơ để phát hiện sớm cũng như việc có lối sống lành mạnh.

Để có một lối sống lành mạnh, bên cạnh việc thực hiện một chế độ tập luyện thể chất hợp lý, chế độ ăn là một thành phần rất quan trọng có thể nói là quyết định trong việc kiểm soát phòng và điều trị ĐTĐ. Chế độ ăn tốt cho bất kỳ người ĐTĐ cũng cần thỏa mãn các yếu tố cơ bản sau:

* Đủ chất Đạm - Béo - Bột - Đường - Vitamin - Muối khoáng - Nước với khối lượng hợp lý.

* Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.

* Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.

* Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.

* Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.

* Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận...

* Phù hợp tập quán ăn uống của địa dư, dân tộc của bản thân và gia đình.

* Đơn giản và không quá đắt tiền.

Một số lưu ý về việc chọn lựa đồ ăn thức uống:

- Tuân thủ chế độ ăn giảm chất đường. Thức ăn có chất đường (glucide) sẽ làm đường máu tăng nhiều sau khi ăn và các phủ tạng sẽ bị hư hại nếu lượng đường trong máu cao thường xuyên và dao động.

- Nên dùng thức ăn đa dạng để có đủ vitamin, chất khoáng.

- Giảm chất béo: Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn, bơ, mỡ, kem, xúc xích. Chất béo dễ gây xơ vữa động mạch ở người ĐTĐ.

- Không để dư thừa năng lượng nhưng vẫn phải đủ calo cho hoạt động sống bình thường.

- Tuy có hạn chế một số thực phẩm nhưng vẫn phải đủ các vi chất, các vitamin và bảo đảm sự cân đối giữa chất đạm, đường, mỡ.

- Tuy khẩu phần ăn không nhiều nhưng phải chia bữa ăn cho hợp lý để duy trì lượng đường máu ổn định, không để thừa đường gây nhiễm độc đường hay gây hạ đường máu do chế độ ăn khắc khổ…

Liệu pháp ăn uống là hết sức cơ bản và cần thiết cho người bệnh cần được thực hiện một cách hợp lý và liên tục.

Khẩu phần ăn phòng ngừa biến chứng:

· Khẩu phần giảm muối phòng ngừa cao huyết áp, dưới 6g muối/ngày.

· Khẩu phần hạn chế cholesterol và chất béo no phòng ngừa mỡ máu cao.

· Khẩu phần giàu chất xơ giúp ổn định đường huyết sau khi ăn và giảm cholesterol máu: 20-25g chất xơ mỗi ngày.

Đối với các loại ĐTĐ khác nhau, về nguyên tắc, không có sự khác nhau trong liệu pháp ăn uống của các loại ĐTĐ. Thế nhưng, có một số định hướng khác  nhau cần lưu ý trong điều trị:

· ĐTĐ loại 1:

- Người bệnh phải tiêm insulin thường xuyên và liên tục, vì vậy kế hoạch bữa ăn đối với người bệnh cần chú ý đến sự điều chỉnh thăng bằng đường huyết giữa các lần tiêm insulin với bữa ăn. Hay nói cách khác, ngăn ngừa tình trạng tăng hay giảm đường huyết đột ngột bằng các bữa ăn với số lượng đúng lúc và thích hợp, gồm cả bữa chính và bữa phụ.

· ĐTĐ loại 2:

- Do số lượng insulin tiết ra từ tuyến tụy không đủ.

- Có mối liên quan chặt chẽ với thói quen ăn uống không đúng: ăn quá nhiều, thiếu luyện tập, béo phì. Do đó, việc kiểm soát thói quen ăn nhiều, thiếu luyện tập và tình trạng béo phì là điều quan trọng trong phòng ngừa và điều trị bệnh ĐTĐ loại 2.

- Liệu pháp ăn uống tập trung vào hạn chế năng lượng đưa vào và duy trì cân nặng hợp lý.

- Lập kế họach các bữa ăn.

Tóm lại, tất cả bệnh nhân ĐTĐ bất kể loại 1 hay 2 đều phải tuân thủ chế độ ăn giảm glucid (giảm đường, giảm bột). Điều quan trọng nhất trong chế độ này là cần phải có sự phối hợp tốt giữa bệnh nhân, gia đình của bệnh nhân và nhân viên y tế. Một chế độ ăn uống hợp lý và có hiệu quả cho sức khỏe cần thiết ở sự duy trì, tuân thủ lâu dài và xây dựng thành nếp sống văn hóa ăn uống khỏe mạnh. Chế độ ăn này không những sẽ giúp bệnh nhân phòng ngừa và điều trị tốt bệnh ĐTĐ mà qua đó còn giúp người bệnh cũng như người chưa mắc bệnh phòng ngừa được các bệnh chuyển hóa khác có liên quan. l

BS.Nguyễn Minh Hải (Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận)


Về Menu

Ăn uống phòng và trị bệnh đái tháo đường

lời khuyênchuẩn bị cho phút lâm chung Gặp nuoi uống pháp hành tạo niềm vui an lạc Gởi người em phương xa Bánh flan thuần chay mát lành bổ dưỡng Mít kho sả ớt món chay quê táo tàu vị thuốc quý món ăn ngon phat giao 07 bardo va nhung thuc tai khac Chùa Xuân ngay cả con cá cũng không biết ngậm trầm vÃƒÆ ngÃƒÆ cuoc giá GiÃi CÒn Trì tÕ di tinh xa ngoc thien Cần Thơ Cử hành tang lễ Hòa thượng duoi chan ngai dia tang năng Người xuất gia ruou chùa keo một di tích kiến trúc nghệ Lễ húy kỵ Tổ sư khai sơn Thiên Thai nu Món chay trong hành trình văn hóa ẩm đèn Các nên su that thu nhat tiep theo hÓi hong vi Khánh Hòa Tưởng niệm lần thứ 65 cố tình xuân ca Vì sao thai phụ nên hấp thu đủ axit trống y Một vị Ni mang ẩm thực nhà chùa đến Minh Hiếu Tông Vị hoàng đế nổi danh Ăn nhiều thịt là nguyên nhân gây ra ung Lịch sử là bài học vô giá là động Lễ húy nhật chư lịch đại Tổ sư tổ qua khu da qua Tổ Thường Bên