Ngay từ khi xuất hiện tại Việt Nam, Phật giáo đã được bản địa hóa, khiến Phật giáohòa mình vào lòng dân tộc, tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Viê
Bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam

Ngay từ khi xuất hiện tại Việt Nam, Phật giáo đã được bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc, tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Bởi vậy Phật giáo đã sinh tồn cùng dân tộc trong suốt quá trình phát triển của lịch sử, dưới nhiều triều đại, đạo Phật được coi là Quốc giáo.

 
Có lẽ điều đó xuất phát từ việc đạo Phật dạy con ngườ tìm sự đơn sơ nhưng thuộc về bản chất tốt đẹp nhất của xã hội loài người, giúp con người ta luôn hướng tới những giá trị thật của Chân – Thiện – Mỹ hòa trong đức từ bi hỷ xả. Bước chân vào những ngôi chùa nhỏ, ta thấy tâm ta hòa vào thiên nhiên, hòa vào vũ trụ, hòa với thế gian vốn là môi trường sống hàng ngày của bản thân ta và ta tự nguyện, tin tưởng, thành tâm hướng về chính đạo, chứ hoàn toàn không bị áp chế do  một áp lực tinh thần nào. Sự vĩ đại của đạo Phật và người theo đạo là ở cái tâm thánh thiện chứ không phải hình thức. Cũng chính vì vậy, đạo Phật có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống nhân dân, ngay  những người không theo đạo Phật cũng có thói quen ăn chay vào những ngày mồng một hay ngày rằm…

Chiêm bái những ngôi chùa cổ trên dải đất hình chữ S, ta luôn thấy có sự nhất quán trong kiến trúc, đó là quy mô kiến trúc, đó là quy mô không lớn, thấp thoáng bên những ngôi nhà bình dị hiền lành của những người dân một nắng hai sương, là những ngôi chùa đơn sơ, gần gũi nhưng trang nghiêm, thầm lặng tỏa ra sức mạnh vô hình của đạo Phật và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Những ngôi chùa cổ VN đều có quy chuẩn vô cùng tinh tế, đó là tam giới giáo hòa: mãi tượng trưng cho trời, nền tượng trưng cho đất; còn phần kiến trúc ở giữa là nơi thần và người tiếp cận, cần được thông nhau, âm dương giao hòa. Vì thế nên thường để đất  mộc, hoặc có lát gạch với những mạch rộng hoặc dùng gạch bát thấm nước.

Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống VN là thờ thần trong miếu, và thờ Mẫu trong phủ, trong đó Phật điện là nơi cao nhất. về các thần thì bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp. Tuy nhiên 4 vị thần này đã được “Phật hóa”. Các pho tượng này thường được gọi tượng Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi, và Phật pháp  Điện; trên thực tế hoàn toàn điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật; nghĩa là đầy đủ 32 tướng tốt cùng 80 vẻ đẹp, mà một trong những nét tiêu biểu chính là tướng nhục kế và khuôn mặt đầy lòng từ mẫn…Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhau tạo nên các ngôi chùa “tiền Phật, hậu Thần, hay “tiền Phật, hậu Mẫu”.  Người VN đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc…vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất. Những điều đó hoàn toàn không mang tính mê tín dị đoan, mà phù hợp vớ truyền thống đạo đức của người Việt. Đạo Phật và ứng xử với đạo Phật của mỗi người đi vào được bản chất tốt đẹp sâu xa của đạo, của phần “người” hơn.

Hiện nay do nhiều yếu tố, một số ngôi chùa được xây dựng với quy mô to lớn nhằm những mục đích nhất định, xa rời trong gian  văn hóa kiến trúc truyền thống. Chưa nói đến ở một số ngôi chùa người ta nhập vào nhiều thứ không phải Phật, mà nhiều khi gắn với mê tín dị đoan…Người ta đi đến những ngôi chùa đó như một địa điểm du lịch, để thỏa trí tò mò, để ngắm nhìn thán phục trước sự to lớn rất đời thường của công trình mang cái vỏ đạo Phật, để cầu lợi…Thực tế những kiến trúc được gọi là chùa đó đã vô tình bóp chết cái tâm trong sáng trong mỗi con người. Người ta mang đến chùa những mưu mô vụ lợi. Đến mức quy mô to  lớn có phần thái quá của một số ngôi chùa hiện nay làm cho người ta cảm thấy nhỏ bé, choáng ngợp trước thiên nhiên, bị quy phục, chứ không xuất phát từ cái tâm trong sáng. Nếu những ngôi chùa cổ mang một vẻ đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, thì những ngôi chùa đồ sộ kia chỉ là sự phô trương lạc lõng, xa rời van hóa dân tộc.

Chính vì vậy, việc giữ gìn và bảo tồn những ngôi chùa cổ có ý nghĩa vô cùng  quan trọng, bởi đó là tiếng nói của tổ tiên, là di sản văn hóa của dân tộc trên con đường phát triền. Đồng thời đã đến lúc cần có những quy định cho kiến trúc một ngôi chùa, dân tộc, hiện đại, phù hợp với đạo đức và tâm hồn người Việt trên con đường hội nhập và phát triển.
 
Trần Văn Hạc
Biên tập Kim Oanh - Vườn hoa phật giáo

 

Về Menu

bản sắc văn hóa của dân tộc việt nam ba n sa c van ho a cu a dan to c vie t nam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

duc do va tai nang trong hanh nguyen hoang phap 必使淫心身心具断 元代 僧人 功德碑 市町村別寺院数 一念心性 是 tuc 梁皇忏法事 五戒十善 精霊供養 お仏壇 お供え อธ ษฐานบารม 四比丘 ภะ お墓参り kinh dẫn biet va khong biet 仏壇 おしゃれ 飾り方 曹村村 อธ ษฐานบารม 做人處事 中文 nhà බ ද ධ න ස සත 一日善缘 phat phap 二哥丰功效 sài gòn mùa ngóng gió 佛教教學 皈依是什么意思 川井霊園 phat ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう ส วรรณสามชาดก như ng ba i thơ hay vê phâ t gia o 鎌倉市 霊園 佛教書籍 度母观音 功能 使用方法 Khám phá mới nhất của Khoa học loai tru nhung thoi hu tat xau 簡単便利 戒名授与 水戸 Vòng eo tăng nguy cơ ung thư vú tăng 천태종 대구동대사 도산스님 Nét 阿那律 香炉とお香 hoa 경전 종류 Chùa Thơ 墓地の販売と購入の注意点