Ngay từ khi xuất hiện tại Việt Nam, Phật giáo đã được bản địa hóa, khiến Phật giáohòa mình vào lòng dân tộc, tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Viê
Bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam

Ngay từ khi xuất hiện tại Việt Nam, Phật giáo đã được bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc, tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Bởi vậy Phật giáo đã sinh tồn cùng dân tộc trong suốt quá trình phát triển của lịch sử, dưới nhiều triều đại, đạo Phật được coi là Quốc giáo.

 
Có lẽ điều đó xuất phát từ việc đạo Phật dạy con ngườ tìm sự đơn sơ nhưng thuộc về bản chất tốt đẹp nhất của xã hội loài người, giúp con người ta luôn hướng tới những giá trị thật của Chân – Thiện – Mỹ hòa trong đức từ bi hỷ xả. Bước chân vào những ngôi chùa nhỏ, ta thấy tâm ta hòa vào thiên nhiên, hòa vào vũ trụ, hòa với thế gian vốn là môi trường sống hàng ngày của bản thân ta và ta tự nguyện, tin tưởng, thành tâm hướng về chính đạo, chứ hoàn toàn không bị áp chế do  một áp lực tinh thần nào. Sự vĩ đại của đạo Phật và người theo đạo là ở cái tâm thánh thiện chứ không phải hình thức. Cũng chính vì vậy, đạo Phật có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống nhân dân, ngay  những người không theo đạo Phật cũng có thói quen ăn chay vào những ngày mồng một hay ngày rằm…

Chiêm bái những ngôi chùa cổ trên dải đất hình chữ S, ta luôn thấy có sự nhất quán trong kiến trúc, đó là quy mô kiến trúc, đó là quy mô không lớn, thấp thoáng bên những ngôi nhà bình dị hiền lành của những người dân một nắng hai sương, là những ngôi chùa đơn sơ, gần gũi nhưng trang nghiêm, thầm lặng tỏa ra sức mạnh vô hình của đạo Phật và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Những ngôi chùa cổ VN đều có quy chuẩn vô cùng tinh tế, đó là tam giới giáo hòa: mãi tượng trưng cho trời, nền tượng trưng cho đất; còn phần kiến trúc ở giữa là nơi thần và người tiếp cận, cần được thông nhau, âm dương giao hòa. Vì thế nên thường để đất  mộc, hoặc có lát gạch với những mạch rộng hoặc dùng gạch bát thấm nước.

Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống VN là thờ thần trong miếu, và thờ Mẫu trong phủ, trong đó Phật điện là nơi cao nhất. về các thần thì bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp. Tuy nhiên 4 vị thần này đã được “Phật hóa”. Các pho tượng này thường được gọi tượng Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi, và Phật pháp  Điện; trên thực tế hoàn toàn điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật; nghĩa là đầy đủ 32 tướng tốt cùng 80 vẻ đẹp, mà một trong những nét tiêu biểu chính là tướng nhục kế và khuôn mặt đầy lòng từ mẫn…Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhau tạo nên các ngôi chùa “tiền Phật, hậu Thần, hay “tiền Phật, hậu Mẫu”.  Người VN đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc…vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất. Những điều đó hoàn toàn không mang tính mê tín dị đoan, mà phù hợp vớ truyền thống đạo đức của người Việt. Đạo Phật và ứng xử với đạo Phật của mỗi người đi vào được bản chất tốt đẹp sâu xa của đạo, của phần “người” hơn.

Hiện nay do nhiều yếu tố, một số ngôi chùa được xây dựng với quy mô to lớn nhằm những mục đích nhất định, xa rời trong gian  văn hóa kiến trúc truyền thống. Chưa nói đến ở một số ngôi chùa người ta nhập vào nhiều thứ không phải Phật, mà nhiều khi gắn với mê tín dị đoan…Người ta đi đến những ngôi chùa đó như một địa điểm du lịch, để thỏa trí tò mò, để ngắm nhìn thán phục trước sự to lớn rất đời thường của công trình mang cái vỏ đạo Phật, để cầu lợi…Thực tế những kiến trúc được gọi là chùa đó đã vô tình bóp chết cái tâm trong sáng trong mỗi con người. Người ta mang đến chùa những mưu mô vụ lợi. Đến mức quy mô to  lớn có phần thái quá của một số ngôi chùa hiện nay làm cho người ta cảm thấy nhỏ bé, choáng ngợp trước thiên nhiên, bị quy phục, chứ không xuất phát từ cái tâm trong sáng. Nếu những ngôi chùa cổ mang một vẻ đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, thì những ngôi chùa đồ sộ kia chỉ là sự phô trương lạc lõng, xa rời van hóa dân tộc.

Chính vì vậy, việc giữ gìn và bảo tồn những ngôi chùa cổ có ý nghĩa vô cùng  quan trọng, bởi đó là tiếng nói của tổ tiên, là di sản văn hóa của dân tộc trên con đường phát triền. Đồng thời đã đến lúc cần có những quy định cho kiến trúc một ngôi chùa, dân tộc, hiện đại, phù hợp với đạo đức và tâm hồn người Việt trên con đường hội nhập và phát triển.
 
Trần Văn Hạc
Biên tập Kim Oanh - Vườn hoa phật giáo

 

Về Menu

bản sắc văn hóa của dân tộc việt nam ba n sa c van ho a cu a dan to c vie t nam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

BÃƒÆ i le hang thuan net dep hon le trong nha chua mot hien tuong sieu nhien suy ngam ve loi phat day qua cuoc doi bac si vo nga va niet Hương cốm ngày xuân suy ngẫm về lời phật dạy qua cuộc truyê n ngă n 7 bước đến miền cực Bí đỏ táo đen và đậu dinh dưỡng bỏ Chuyện tu thiền ly kỳ nhưng có thực chua phi lai tieng chuong trong dem khuya Thất Ai dễ bị ung thư ruột kết gửi một cành hoa Mẹo giữ tươi màu rau củ trái cây sau su song va su chet trong phat giao su tinh lang cua mot nguoi Bỏ 士用果 gieo trong hat giong bo thi tai sao cuoc doi co nhung kho dau sự sống và sự chết trong phật giáo Buffet chay không cần son phấn nghiên Chùa mình vẫn kết hoa hồng chứ bài học vạn vật đều có linh lễ hằng thuận nét đẹp hôn lễ trong thơ mặc giang từ bài số 1301 đến số Đậu hũ cay sốt nấm 09 con duong tam linh phan 1 Vắng ưu lâu tần loa ca diếp Bổ sung vitamin E có thật sự hiệu quả 新西兰台湾佛寺 Tiểu Sử HT Thích Duy Lực lưu ý về giấc ngủ đối với người bÃƒÆ i Ăn bông cải xanh giúp kiểm soát tiểu Ướp trà với hoa mộc nguon goc ao hau trong tang phuc phat giao bac nguồn gốc áo hậu trong tăng phục phật thien su nguoi my phillip kapleau thich nguyen quan điểm vô vi của lão tử và vô vi chánh kiến là nền tảng của đạo đức bi man va chiec bong lịch sử phật giáo tây tạng Bốn mươi ba công án của Trần Thái niem