Con người khổ hay vui là bởi suy nghĩ của chính mình Và nếu chúng ta cứ nghĩ như vậy hoài là đi tới chỗ như vậy luôn Vì thế trong bất cứ hoàn cảnh nào, thì ý nghĩ của chúng ta là không ai có thể ràng buộc được Cho nên chúng ta cần phải thay đổi ý nghĩ
Bàn Về Hiển Giáo và Mật Giáo

Con người khổ hay vui là bởi suy nghĩ của chính mình. Và nếu chúng ta cứ nghĩ như vậy hoài là đi tới chỗ như vậy luôn. Vì thế trong bất cứ hoàn cảnh nào, thì ý nghĩ của chúng ta là không ai có thể ràng buộc được. Cho nên chúng ta cần phải thay đổi ý nghĩ của mình, để nhận thấy hư thực rõ ràng đi.
Vì thực tế bao giờ cũng có con đường của nó hết, chỉ khác là con đường đó ẩn hiện như thế nào thôi. Chứ hoàn toàn không thể có một cái gì xảy ra như một phép màu kỳ lạ được. Vì bên trong một phép màu, bao giờ cũng là một quá trình tích tụ xây dựng cho nó rất lâu rồi.

Thông thường người ta vẫn nói rằng kinh là hiển giáo, còn chú là mật giáo. Và chú là thường gắn liền với pháp môn Mật Tông, là mật giáo. Nhưng thật ra cái gì ở chiều sâu vô hình thì mới là mật giáo, còn cái gì hiển lộ ra ngoài là hiển giáo, chứ không phải là kinh hay chú gì cả.

Chúng ta nên biết, Thiền Tông chính là pháp môn gần với chân lý nhất. Vì Thiền Tông lấy kinh Kim Cang làm căn bản, mà kinh Kim Cang là phá tướng, đề thấy tánh chân thật của vạn pháp. Do đó Thiền Tông chính là một pháp môn lớn nhất, có chứa tất cả các pháp môn khác vậy.

Vì vậy vấn đề vô tướng hay mật giáo là nằm ở Thiền Tông thôi. Vì Thiền Tông còn gọi là Tâm Tông, là Vô Tướng Tông, là Chân Tông. Hay nói khác hơn bản thân Thiền Tông là có hai phần. Phần thiền hiển giáo và thiền mật giáo. Chứ nói mật giáo là một pháp môn gì đó thì không đúng rồi. Vì cái gì phải có tướng thì mới gọi là pháp môn được.

Vì rằng mật giáo không có phương tiện để giáo hóa chúng sanh, cho nên mật giáo là hư lộ chỉ có trên lý thuyết nhiều hơn trong thực tế, để diễn bày trạch giảng rộng ra cho người khác nghe. Tuy nhiên việc truyền giáo bằng “tâm truyền tâm” là có thật. Nhưng điều này không thể nói rằng đó chính là tôn giáo. Vì nó vô tướng nên không thể xác lập tăng đoàn được, thì làm sao làm nên hình thức của tôn giáo được.

Cái gọi là “tâm truyền tâm” nó chẳng khác nào câu: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng” vậy. Vì đây là sự đồng cảm sâu sắc về cái “bản môn tâm” của nhau, cho nên hai người xa lạ gặp nhau là thấy hợp nhau liền. Và đó chính là “tri kỷ tri âm” hiếm có trên đời. Và cái sự “tâm truyền tâm” cũng vậy thôi.

Vì nó không cần một quá trình tu tập như chúng ta ngày nay, hay là người trong đạo hay ngoài đạo. Vì hai người này có cùng “tần số giao cảm” của tâm lý với nhau rồi, như Đức Phật Thích Ca và tôn giả Đại Ca Diếp vậy. Nhưng đó là điều hy hữu thuộc mật giáo chân truyền. Và nó sẽ rất khó xảy ra ở số đông thuộc tăng đoàn, là hình thức tôn giáo ngày hôm nay.

Vì nếu nói: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nân tâm, kiến thánh thành Phật”, là chỉ nói về trường hợp có một thầy một trò thôi. Và như thế làm sao có tăng đoàn được. Vì tăng đoàn ít nhất là phải có bốn người trở lên. Và một thầy một trò đó là Phật thì còn chắc ăn. Chứ ngày nay kiến tánh thành ma quỷ cũng không biết chừng.

Do đó Thiền Tông Trung Hoa mới lấy tích "Niêm Hoa Vi Tiếu" làm ra bài kệ này cho oai thôi. Và nó cũng giống như là “Sơn Đông Mãi Võ” vậy mà. Chứ sách thiền là nhiều nhất thiên hạ! Còn thiền sư là nói nhiều nhất thiên hạ! Chứ nói chi là mật giáo, mật ngôn, mật nghĩa âm thầm không có gì hết.

Vậy “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” là lìa kinh điển, ngoài giáo pháp, là không có văn tự theo “tam tạng kinh điển” nhà Phật gì hết, là tu mật giáo rồi. Là tu đạo gì chứ không phải đạo Phật. Đó là cái sai thứ nhất. Vì bốn câu thơ này chính là sản phẩm của những kẻ “chấp không” mà ra. Vì khi “chấp không” thì người ta mà nói tới cái gì lìa tướng, là lìa sạch trơn không còn dính líu gì cả. Và như thế rõ ràng là sai với chân lý rồi.

Vì “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền”, là không có đi theo con đường hiển giáo bình thường. Nhưng hãy nhớ cho rằng: Con đường mật giáo là con đường của những người đã đắc pháp, thành Bồ Tát rồi thì mới đi được. Còn đa số chúng ta đi tu, thì phải đi theo con đường hiển giáo hết. Và nếu theo nhận thức như vậy, thì Mật Tông cũng thuộc hiển giáo luôn.

Và xưa nay có mấy ai đã “trực chỉ chơn tâm thấy tánh” như đức Phật Thích Ca và tôn giả Đại Ca Diếp đâu? Vì chỉ có một trường hợp đó thôi. Ngoài ra đều tu theo tăng đoàn của số đông cả. Có nghĩa là tu theo “tích môn của đại chúng”. Chứ không phải trường hợp trực chỉ một cái là vô “bản môn tâm” luôn. Và có trực chỉ được đi nữa, thì cái con người kia cũng đã tu học trong tăng đoàn mà ra thôi. Và như thế sao nói ngoài giáo pháp được.

Vì Huệ Năng tự ngộ trước rồi mới đi tu sau, chứ không có ai chỉ gì hết. Nhưng cũng phải nghe lén kinh Kim Cang mà sáng ra. Còn tôi đây cũng biết từ kinh Kim Cang mà ngộ ra cái lý tối thượng của đạo, trước khi đi tu 5 năm. Vậy cái bài thơ đó có cách nhìn là không phải vô lý hoàn toàn. Nhưng nó chỉ xảy ra hi hữu theo thượng duyên, ngoài sự tu tập bình thường của chúng ta thôi. Chứ nó không thể xảy ra như trong đạo Phật ngày nay, theo kiểu hiển giáo được. Cho nên bài thơ đó chỉ đọc nghe cho vui thôi, chứ không thể lấy nó mà tu tập được đâu.

Con người khổ hay vui là bởi suy nghĩ của chính mình.  Và nếu chúng ta cứ nghĩ như vậy hoài là đi tới chỗ như vậy luôn. Vì thế trong bất cứ hoàn cảnh nào, thì ý nghĩ của chúng ta là không ai có thể ràng buộc được. Cho nên chúng ta cần phải thay đổi ý nghĩ của mình, để nhận thấy hư thực rõ ràng đi. Vì thực tế bao giờ cũng có con đường của nó hết, chỉ khác là con đường đó ẩn hiện như thế nào thôi. Chứ hoàn toàn không thể có một cái gì xảy ra như một phép màu kỳ lạ được. Vì bên trong một phép màu, bao giờ cũng là một quá trình tích tụ xây dựng cho nó rất lâu rồi.

Do đó khi hiểu vấn đề hiển giáo và mật giáo, là nó giống như cái gì không thể với tới được, thì người ta thường nói quá nó lên. Ví dụ như anh bắt xảy một con cá, thế là về nhà anh bảo anh đã để vuột mất một con cá lớn lắm. Và vấn đề mật nghĩa mật giáo cũng vậy. Vì người ta nghĩ rằng, có những cái mật nghĩa thuộc mật giáo thì không thể nói ra được, và nó vẫn có thể như một pháp tu thiền rất kì diệu vậy. Nhưng thật ra đa số những trường hợp chứng ngộ, không qua kinh điển hay đạo sư chỉ dẫn, thì đều là những trường hợp tự lực mà thôi. Chứ đó không hề là việc phải đi tu như đa số chúng ta đã làm.

Vì nói cho cùng thì người giác ngộ đốn giáo, thì công phu tu tập của họ trước kia cũng rất nhiều rồi. Và đến một ngày nào đó họ được “khai thị” bởi một câu kinh, hay một tiếng động gì đó, thì tất cả tri kiến xưa cũ đều sụp đổ tan tành hết. Và ngay đó liền hiển lộ một chân trời mới của “bản môn tâm”. Là sự thấy biết không còn bị che khuất bởi vô minh nữa. Là bạn đã hình thành tư tưởng lớn rồi.

Và dù đốn giáo hay tiệm giáo gì, thì sự tu tập của chúng ta cũng do từ bên ngoài vào hết. Vì cấu trúc tinh thần của con người đã như vậy rồi mà. Và đó cũng chính là con đường hiển giáo, chứ không hề là con đường mật giáo như chúng ta vẫn tưởng. Vì trên đời này bất cứ cái gì là vô tướng, thì cũng rất khó xác định nó như thế nào, huống chi là việc tu hành sơ cơ khi mới đến với đạo. 

Vì thế tu theo bài kệ của Thần Tú thì mới đúng là tu. Còn bài kệ của Huệ Năng thì chỉ đọc lên cho vui thôi, chứ thật ra đó không hề là một con đường để mà chúng ta tu hành được.

Người ta hay nói bản tâm của mình, xưa nay vốn vắng lặng, xưa nay vốn tròn đầy. Là cách nói của người đã giác ngộ thấy tánh thanh tịnh của tâm rồi. Chứ cách nói này là hàm ý khoe khoang rằng, con đường đi về cái bản tâm thanh tịnh của mình, là rất dễ dàng. Nhưng sự thật điều này là lầm to. Vì đó chính là con đường khó khăn nhất trong trời đất này.

Vì cái tánh tâm thanh tịnh tròn đầy đó là nằm ở tận vô thức, và nó luôn bị tiềm thức và ý thức che lấp. Mà hai cái này là có chứa tất cả những cái mà ngũ căn tiếp xúc cảnh trần tạo ra, nên con người rất khó thấy được bản tâm mình là như thế nào. Và nếu bạn có thấy được bản tâm mình đi nữa, thì cảnh trần ngoại vật kia vẫn còn tràn vào tâm bạn như thường, chứ có hết đâu.

Do đó tâm có thanh tịnh hay không, là do bạn đã không ngừng quét sạch rác rưởi ở trong đó đi mỗi ngày hay không. Chứ không thể tự nhiên mà tâm có thể thanh tịnh được. Vì thế con người dù có thành Phật rồi, thì cũng phải tiếp tục tu nữa, chứ không thể nói đã thấy tâm thanh tịnh rồi, là thanh tịnh mãi mãi đâu. Nếu như bạn không còn tu tập tiếp nữa, thì nó vẫn mệt mõi như thường thôi.

Vì thiền có hai mức độ cạn và sâu là: Thiền có ý thức, và thiền không có ý thức. Và cái sự thiền sâu không có ý thức, có nghĩa là bạn đã thiền tới vô thức rồi. Và đó chính là con đường mật giáo không có ai thấy hết. Do đó khi bạn tu bất cứ pháp môn gì, lên cao để thâm nhập vào vô thức, thì đều phải đi tới chỗ này hết. Và tu chỗ này mới đúng là tu tập chân chính nhất. Vì nó chỉ mình nó biết với mình mà thôi, và không thể đem ra so sánh với cái gì được hết.

Vậy chúng ta thấy bên trong bất cứ pháp môn hiển giáo nào, thì cũng có phần mật giáo của nó cả. Đó chính là thiền trong vô thức. Và điều này chính là phần tự lực của mỗi chúng ta, mà ai tu náy biết thôi, chứ không thể nói rõ ra được. Và do đó tinh thần mật giáo sẽ không là một pháp môn được đâu. Vì khi bạn đã đi qua phần hữu tướng của các pháp môn rồi, thì phần suy nghĩ trong vô thức của bạn, đã trở nên mạnh mẽ và rõ ràng hơn, thì gọi là mật giáo vậy.

Điều này có nghĩa là bạn đã biết cách “xử lý” những vấn đề bên trong vô thức của mình rồi. Và nếu bạn đã thiền tới đây rồi, thì chắc chắn bạn sẽ thấy tất cả những cái gì có tướng trên đời này, đều là giả tạo hết. Và đó chính là cái “được” của thiền vậy. Nhưng cái “được” này, cũng chỉ là “chấp không” mà thôi.

Vì nếu thấy đúng chánh pháp, thì chúng ta phải thấy tất cả các pháp hữu vi đều là giả tạo và luôn thay đổi. Nhưng chúng ta cũng phải biết rằng, không thể nào phủ định hết được hình tướng của nó. Vì nếu không có nó thì chúng ta nói về nó làm sao được đây. Cho nên các pháp hữu vi là có đó, nhưng nó có nghĩa như thế nào là bởi quyết định của chúng ta, chứ không phải là nó áp đặt lên chúng ta mà có được.

Cho nên vấn đề đốn ngộ hay đốn giáo, là không thể truyền lại cho người khác như những kinh nghiệm để tu tập được. Vì nói cho cùng bản chất của đốn giáo, cũng chỉ là tiệm giáo mà thôi. Và sự mài dũa cái bản tâm đó, thì cũng rất công phu chẳng khác gì tu tiệm giáo cả. Nhưng là vì nó không hiển lộ ra ngoài cho chúng ta thấy rõ ràng được. Và do nó không hiện tướng ra, thì chúng ta cũng không thể nói về nó được, như những phương pháp để tu chứng như thế nào cả.

Nhưng đối với người đã từng đốn ngộ rồi, thì họ sẽ biết rõ cái bản tâm của mình, đã chuyễn biến như thế nào. Vì khi bạn bỏ cái này đi, thì bạn phải có cái khác để thế vào đó chứ. Và lúc đó tình trạng “đốn ngộ” mới xảy ra. Và đó là quá trình chuyễn hóa bên trong cái bản tâm của bạn, mà chỉ mình bạn biết thôi. Tuy nhiên dẫu bạn đã biết nó chuyễn hóa như thế nào rồi đó, nhưng bạn muốn nói rõ ra điều đó thì vẫn không được. Vì tất cả những điều đó đã xảy ra trong vô thức của bạn mà.

Vậy nếu xét theo tinh thần “chánh pháp bất nhị” thì rất nhiều lý thuyết kinh kệ được giảng bày trước nay đều sai hết. Và điều đó y như bài kệ: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến thánh thành Phật” vậy. Vì bạn đi tu học cái gì mà nằm ngoài nó, thì bạn cần gì đi tới đó đề cầu học cho mất công.

Vì thiền là giải quyết cái phi lý trên đời, cho nên con đường của thiền là không thể nói rõ được. Vì có thể chúng ta đều có tư tưởng và cũng đều không có thầy dạy, nhưng chúng ta luôn có sự đồng cảm với nhau, thông qua sự ngầm hiểu nhau mà học tập lẫn nhau. Và điều đó tất nhiên sẽ xảy ra với những người, có đồng tư tưởng sâu sắc như nhau thì mới được. Do đó trong việc “ẩn giáo biệt truyền” này, cũng là một cách học khác của hiển giáo mà thôi.

Và từ đây mà xét, thì trong vấn đề tinh thần, chúng ta xưa nay luôn lẫn lộn nhiều thứ quá, nên việc đi tu mất quá nhiều thời gian, mà cũng không được gì cả. Vì thật ra tôn chỉ đạt đến của thiền định là rất thực tế, chứ nó không có bùa phép thần thông biến hóa gì ráo. Vì nó chỉ cần biết lúc nào chúng ta cũng đang an trụ trong hiện tại mà thôi. Điều đó có nghĩa là lúc nào bạn cũng đang “lên đường” hết. Là bạn đang “theo dõi tâm” từ sâu bên trong. Và khi tâm bạn chuyễn biến đến đâu, thì bạn cũng đều biết tới đó hết. Do đó nó không có quá khứ vị lai, hay kiếp trước kiếp sau ở đây. Mà chính là ngay lúc này, bạn đang sống cùng với cái bản tâm của mình trong hiện tại là được rồi.

Vì thế việc nói về mật giáo, là nói tới một thế giới có thật trong tinh thần con người, chứ không phải là một pháp môn kì diệu gì đó, mà chúng ta có thể hay không có thể tu tập theo nó được. Và đến khi nào bạn đi hết con đường hiển giáo, thì lúc đó bạn sẽ tiếp xúc được với con đường mật giáo này thôi. Vì khi đó với con mắt của pháp nhãn, thì bạn có thể “đọc” được hết “cuốn sách thiên nhiên” vĩ đại kia rồi. Và đó chính là ông thầy lớn nhất trên đời của bạn đó.

Vì mật giáo hay không là nằm ở chỗ này đây. Vì bạn nhìn cái gì cũng thấy được ý nghĩa gì đó ẩn tàng trong nó hết. Chứ không khơi khơi nó mang một hình thức gì đó như vậy thôi đâu. Và mật giáo chính là khả năng “đọc” được những cái vô hình, và “dịch” nó lại thành những cái hữu hình, để cho chúng ta hiểu được. Vì nói cho cùng trời đất này được cấu tạo thành, cũng bởi hai cái đó mà thôi. Do đó việc tự học chính là mật giáo rồi.

Tuy nhiên khi vấn đề còn nằm ở trạng thái mật nghĩa, thì ý nghĩa của nó được trãi ra nhiều phía, nên gọi là vô lượng nghĩa. Nhưng khi nó đã được chúng ta “dịch” nó trở thành có ý nghĩa gì đó rồi, thì ý nghĩa của nó sẽ bị khu biệt lại có giới hạn. Vậy vấn đề ở đây là sự học tập thuộc mật giáo, là khó khăn hơn hiển giáo rất nhiều. Vì đây là vấn đề cá nhân của mỗi người, chứ không như một lớp học cho đại chúng nữa. Và vấn đề cá nhân là việc tự lực của mỗi người.

Vì trong cái kho tàng vô hình này, nếu ai đào bới được nhiều nhất, thì đó là người đã học tập giỏi nhất. Và chính ta là ông thầy của ta. Vì chúng ta học làm sao không để cho mình rơi vào hoang tưởng và ngộ nhận thì mới được. Vì vấn đề vô hình ở đây, là rất khó phân biệt thật giả chỗ nào cho rõ ràng. Do đó con đường mật giáo là con đường tự lực khó khăn nhất trên đời. Vì con đường này không có ai viết thành sách để chỉ dạy cho chúng ta cả.

Do đó nếu nói các loại thần chú của Mật Tông, là mật giáo thì cũng không đúng. Vì nó vẫn có tướng nhưng không có nghĩa mà thôi. Và điều đó cũng như chúng ta xem tranh trừu tượng vậy. Vì căn bản mật giáo là luôn có sẳn trong các pháp môn hiển giáo, nếu như bạn tu tập đi tới gần chân lý rồi, thì tất nhiên bạn sẽ gặp nó thôi.

Vì khi bạn đụng tới kinh Kim Cang, thì bạn sẽ thấy tất cả các pháp hữu vi đều không thật. Mà chỉ thấy sự tĩnh lặng của một pháp vô vi là có thật mà thôi. Cho nên chúng ta thấy rằng, mật giáo là một sự học tập từ tâm, trong âm thầm tĩnh lặng một mình. Chứ nó không hề chuyễn động liên tục, như các pháp hữu vi mà chúng ta đã biết.

Vậy thì chúng ta có thể nói rằng, cái gốc vô hình là mật giáo mật nghĩa, sinh ra cái hữu hình là hiển giáo có nghĩa, để gọi tên như những pháp môn. Vậy mật giáo chính là thiền mật hạnh, hay thiền mật định không cần ai biết hết. Và điều này chính là cái gốc rễ cho tất cả các pháp môn khác, được thành tựu niết bàn thanh tịnh. Vì chính sự học tập từ mật giáo trong cái “bản môn tâm” của mình, thì bạn mới học được nhiều nhất. Vì nó là vô hạn mà.

Còn những cái gì có tướng thì cũng đều có giới hạn cả. Tuy nhiên cái vô hạn là rất nguy hiểm, vì nó là “tự động”. Và chúng ta sẽ chẳng có thể nào biết trước cái gì sẽ xảy ra, trong cái chuỗi chuyễn động tự nhiên của nó đâu. Cho nên tu mật giáo là rất khó. Vì bạn giống như phải cầm chắc tay lái, trên con đường hiểm trở một mình trong đêm tối. Vì nếu bạn có một chút sơ hở là tiêu đời ngay. Và vấn đề “tẩu hỏa nhập ma” là do người ta đi vào con đường mật giáo này, mà không thông vậy.

Vậy nếu bạn học được các pháp từ mật giáo, thì bạn bổng nhiên sẽ thông thấu hết tất cả các pháp hiển giáo. Vì hiển giáo là tạo ra phước đức, còn mật giáo là tạo ra công đức.
………………………………………………
Con đường tự học là con đường mật giáo.

Hà Hùng - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

bàn về hiển giáo và mật giáo ban ve hien giao va mat giao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Hành thiền lộ ng 佛頂尊勝陀羅尼 修行の手順 am nhac trong nghi le phat giao viet nam 願力的故事 Ç cõi Chả phụng 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 tang 明石市のお墓のお手入れ an chay duoi goc nhin phat giao 中孚卦 thế tám 佛教 师徒相摄 滋賀 七五三 Äát 曹洞宗盛岡多い理由 佛语不杀生 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 cua de danh Hơi cha me nhat dinh phai day con 单三衣 mung xuan moi Khi 梵僧又说我们五人中 pháp luật triều lý chịu ảnh hưởng 心经 30 Ai có thể thở giùm ai 长生位黑色红色 tien si my chi ra 7 loi ich khi thien va yoga moi 崔红元 天眼佛教 大安法师讲五戒 Ï 什么是佛度正缘 อภ สรา ธรรม tru tri theo di lac song nhu the nao truoc khi ban chet steve jobs trọn suy ngam ve tien thọ බදධනසසත bo tat Hoa ngọc lan chữa ho hiệu quả