Qua thăm dò sơ bộ đối với các văn hóa phẩm Phật giáo, riêng phần băng đĩa thuyết giảng phải nói là đa dạng, ai cũng có thể làm băng đĩa với danh nghĩa là
Băng đĩa thuyết giảng - Ai thẩm định?

“ấn tống” - không bán; hoặc tung ra thị trường với giá cả rất dễ mua.
Còn nhớ có lần báo Tuổi Trẻ có bài phản ánh những nhầm lẫn kiến thức về lịch sử dân tộc trong nội dung thuyết giảng của một vị giáo phẩm qua một băng đĩa phổ biến trong cộng đồng Phật tử.

Thông thường các văn hóa phẩm chính thống đều qua sự thẩm định, biên tập của một cơ quan chức năng trước khi phát hành. Khâu này, về quy trình sản xuất, xem như góp phần biên tập, sàng lọc loại trừ lỗi không đáng có, hoặc nội dung không phù hợp, để các sản phẩm văn hóa khi đến tay người thụ hưởng, người sử dụng đạt được sự hoàn thiện. Ví dụ đối với các văn hóa phẩm hiện nay được xem là chính thống, được phép lưu hành thì phải qua sự thẩm định và cấp giấy phép của một nhà xuất bản, hoặc cơ quan chức năng trong lĩnh vực liên hệ được phân công theo pháp luật.

Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là tổ chức có đủ tư cách pháp lý, pháp nhân, đại diện hàng chục triệu tín đồ, nhưng cho đến nay, sau gần tròn 37 năm thành lập, vẫn chưa có một nhà xuất bản, mà mọi quyền thẩm định, cấp giấy phép các văn hóa phẩm mang nội dung đặc thù đều thông qua Nhà xuất bản Tôn Giáo - thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ hoặc các nhà xuất bản khác.

Vấn đề đó Báo Giác Ngộ đã từng phản ánh hơn chục năm trước đây, tình trạng những bất cập trong quản lý cũng như chất lượng chuyên môn biên tập một lĩnh vực đặc thù.

Theo thông tin của Ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN, tính trong năm 2016 vừa qua, cả nước có hơn 56 ngàn lượt thuyết giảng tại 2.400 đạo tràng sinh hoạt tu tập ở các tỉnh thành. Đó là chưa kể những điểm thuyết giảng khác, ngoài sự quản lý, giám sát của Ban Hoằng pháp. Trong các hoạt động, phương hướng sắp tới - cụ thể là theo báo cáo của Ban trong năm 2016 không tìm thấy nội dung đề cập đến việc thẩm định chất lượng nội dung ở các buổi giảng, đặc biệt là băng đĩa thuyết giảng được phổ biến trong cộng đồng.

Tìm trong báo cáo của các ban ngành khác của Giáo hội cũng không thấy đề cập đến việc này. Vậy có thể hiểu rằng việc ấn hành các văn hóa phẩm, trong đó có băng đĩa thuyết giảng có nội dung Phật giáo hiện nay đang bị bỏ ngỏ. Nếu có, và số lượng rất ít so với thực tế, đều phó thác cho Nhà xuất bản Tôn Giáo trách nhiệm cấp phép thông hành.

Phải nói rằng, băng đĩa là phương tiện hoằng pháp rất tốt, hữu ích; nhưng với tình trạng vô kiểm soát như hiện nay cũng chứa nhiều nguy cơ tiêu cực, trong đó có cả việc tạo nên nhận thức lệch lạc về Phật pháp trong tín đồ, và những băn khoăn của bạn đọc phản ánh về tòa soạn Báo Giác Ngộ là một thí dụ.

Với điều kiện có đầy đủ tư cách pháp lý và có hệ thống các ban ngành, viện chuyên môn giúp việc, mong rằng vấn đề này sẽ được Giáo hội quan tâm, ít ra có tiếng nói trách nhiệm thể hiện qua việc thẩm định cho phép lưu hành, xác định tính chính thống đối với các văn hóa phẩm, trong đó có băng đĩa thuyết giảng.
 
Bài viết: "Băng đĩa thuyết giảng - Ai thẩm định?" Hoàng Độ - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

băng đĩa thuyết giảng ai thẩm định? bang dia thuyet giang ai tham dinh tin tuc phat giao hoc phat

Cấu trúc sinh học của con người phù lam gi khi chung ta gap thi phi 五痛五燒意思 净空法师专集网站 tó Miếng xào măng khô cho bữa cơm ngon 坐禅 thong bat bông cải xanh giúp phòng ngừa ung thư Vì sao khả năng giữ thăng bằng giảm Chua Chùa Tam Bảo 魔在佛教 深觀諸法皆如幻 co hay khong so menh cua moi nguoi 怨憎会是什么意思 佛教的出世入世 đạt chua bo doi 華嚴經淨行品一百四十一願 寺院数 愛媛県 binh an giua cuoc doi tin 佛教与佛教中国化 欲知佛去處只這語聲 tn 禪法書籍 放下凡夫心 故事 hộ hon nhan va niem tin ton giao neu chi con mot ngay de song TrÃƒÆ 佛規禮節 giu gioi la con duong tuoi sang cho tuoi tre Niệm ân Trưởng lão Ni 寺院 học phật Phương pháp Thiền Nguyện chua con nguoi hanh huong trong tho thien ly tran va thiện da lang thay bao tuy theo quan niem cua moi nguoi 慧 佛學 nguyên luan dai thua bach phap Tịnh