Tổ đình Quốc Ân Kim Cang là ngôi chùa cổ do Tổ sư Nguyên Thiều húy Siêu Bạch khai sơn cách đây hơn 300 năm vào thế kỷ XVII, năm Chánh Hòa thứ 19 (1698) đời chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu, tọa lạc ấp Bình Thảo, xã Bình Phước, dinh Trấn Biên. Ngày nay thuộc ấp Bình Lục, xã Tân Bình, H.Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

	Bảo tháp tổ sư Nguyên Thiều-Siêu Bạch&Tổ đình Quốc Ân Kim Cang ở Đồng Nai

Bảo tháp tổ sư Nguyên Thiều-Siêu Bạch&Tổ đình Quốc Ân Kim Cang ở Đồng Nai

Tổ sư Nguyên Thiều - Siêu Bạch
 Tổ đình Quốc Ân Kim  Cang là ngôi chùa cổ do  Tổ sư Nguyên Thiều  húy Siêu Bạch khai sơn cách đây hơn 300 năm vào thế kỷ XVII, năm Chánh Hòa thứ 19 (1698) đời chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu, tọa lạc ấp Bình Thảo, xã Bình Phước, dinh Trấn Biên. Ngày nay thuộc ấp Bình Lục, xã Tân Bình, H.Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay chùa xưa chỉ còn lưu dấu nền Tổ đình và hai tháp cổ.

1. Bảo tháp của Tổ Sư  Nguyên Thiều húy Siêu Bạch: Theo năm tháng bảo tháp tuy bị xuống cấp nhưng vẫn còn dáng vẻ uy nghi và đồ sộ với: 

- Mộ bia: bằng đá xanh. Trên mặt bia có khắc 3 hàng chữ Nho, phiên âm như sau: * Hàng chính giữa: - Quốc Ân Kim Cang đường thượng, tam thập tam thế, húy Siêu Bạch Quán Bích Hòa thượng Tổ sư chi tháp; * Hai hàng hai bên: - Phổ Quang tự Yết ma Chủ hương; - Hội Khánh tự Giáo thọ Thiền chủ lập thạch; - Sắc tứ Từ Ân tự Hòa thượng Pháp sư; Chứng minh lịnh - Long Thạnh tự Hòa thượng; - Đức Sơn tự Hòa thượng; - Hưng Long tự Hòa thượng; Chư sơn đồng tạo.

- Tháp Tổ: hình lục giác cao ba tầng, chiều cao từ mặt đất lên đến đỉnh tháp là 5,2m. Tháp dựng trên nền xây đá xanh hình chữ nhật, ngang 3m, dài 4m, cao 0,8m… - Mặt trước là bia tháp: khắc nổi trên ô dước với 3 hàng chữ Nho, gồm: dòng giữa ghi: Quốc Ân Kim Cang đường thượng, tam thập tam thế, húy Siêu Bạch Quán Bích Tổ sư chi tháp; dòng bên mặt ghi: Tuế tại Kỷ Dậu niên, mạnh Thu, cát nhựt, hiệp chư sơn thiền đức đồng tái tạo; dòng bên trái ghi: Thập ngoạt, thập cửu nhựt viên tịch.

sieubach-2.gif

HT.Thích Minh Chánh bên cạnh bảo tháp Tổ sư

2. Tháp Phổ Đồng: Tương truyền đây là tháp của công chúa Ngọc Vạn, con của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, bà là vợ vua Chân Lạp Chey Chetta II, là người có công hộ trì Phật pháp và ủng hộ việc xây dựng Tổ đình Quốc Ân Kim Cang lúc bấy giờ.

Sau khi chùa bị giặc Pháp đốt và lấy đi nhiều bảo tượng quý và đại hồng chung, một số cổ vật còn lại được chư Tăng chuyển về tôn trí ở Kim Long cổ tự gồm: - Tượng Đức Chuẩn Đề bằng đồng; - Long vị của Đại lão Hòa thượng Minh Vật-Nhất Tri là vị trụ trì kế tiếp Tổ sư ở Tổ đình Quốc Ân Kim Cang, viên tịch ngày 10-10 năm Bính Ngọ (1786); - Tiểu hồng chung trên có khắc chữ “Kim Cang tự”; - Thánh tượng Địa Tạng Vương Bồ tát cỡi con đề thính bằng gỗ.

Bảo tháp của Tổ sư và Tổ đình Quốc Ân Kim Cang là một di tích lịch sử Phật giáo rất quan trọng, đánh dấu công lao to lớn của Tổ sư hoằng hóa ở đất phương Nam nhưng từ lâu bị bỏ hoang phế… Hữu duyên thay cho hàng hậu học, năm 1988, TT.Thích Minh Lượng, trụ trì Kim Long cổ tự được nhân dân phát hoang báo tin có tháp cổ của chùa, ngay sau đó thầy cùng chư Tăng đến dọn dẹp, cạo mối, chùi rửa và nhà nghiên cứu Nguyễn Hiền Đức, tác giả quyển Lịch sử Phật giáo Đàng Trong đã đến sưu tầm cùng quý cụ đồ nho giúp đọc văn bia, mới phát hiện là bảo tháp của Tổ sư… Kế đó được cố Đại lão Hòa thượng Thích Huệ Thành, Phó Pháp chủ, nguyên Trưởng ban Trị sự THPG Đồng Nai, làm lễ chứng minh, nguyện hương cho công cuộc trùng tu ngôi bảo tháp của Tổ sư.

Và mãi cho đến 20 năm sau,  HT. Thích Minh Chánh, Thành viên HĐCM GHPGVN, Trưởng ban Trị sự THPG Đồng Nai, trụ trì chùa Giác Minh mới đủ túc duyên phát nguyện xây dựng và trùng tu ngôi Tổ đình. Nhân đây, Hòa thượng Trưởng ban và Ban Kiến thiết Tổ đình xin tán thán công đức của chư tôn giáo phẩm, chính quyền địa phương đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện đền bù, cấp phép xây dựng trùng tu và hai Phật tử Tâm Lộc và Diệu Hương đã phát tâm cúng dường tài thí (số tiền hơn 1,1 tỷ đồng) để đền bù giải tỏa trên khuôn viên chùa có được 4.609m2.

 Hôm nay 19-10 Mậu Tý (16-11-2008), tại bảo tháp Tổ sư và trên nền chùa xưa, Ban Trị sự THPG Đồng Nai hân hoan cung đón chư vị tôn đức giáo phẩm và chính quyền địa phương cùng đông đảo Tăng Ni, Phật tử trong vùng đến dự lễ húy kỵ Tổ sư khai sơn và lễ đặt đá trùng tu Tổ đình Quốc Ân Kim Cang…

Bài, ảnh  PHÁP TUỆ


Về Menu

Bảo tháp tổ sư Nguyên Thiều Siêu Bạch&Tổ đình Quốc Ân Kim Cang ở Đồng Nai

chế ngự hôn trầm và ngủ gục お仏壇 お供え Những cơn đau không nên bỏ qua háºnh Ăn chay Con xin làm sen nhỏ và nâng gót hài khi tịnh tài sinh bất tịnh nhật ký Một số nghi lễ trong Phật giáo Theravāda loi nguyen cau huong ve dat me hoa thuong thich thien tam 1925 Sự tích Đức Địa Tạng Vương Bồ tát Có nên cho trẻ sử dụng máy tính tho phat le phat va cung phat mù sương thờ phật lễ phật và cúng phật Vu lan không mẹ lễ phật và cúng phật như thế nào cho qua Có nên nhai trước khi cho trẻ ăn nÃÆ phai lam gi khi cam thay co don va khong con diem Có nên nhai trước khi cho trẻ ăn 白佛言 什么意思 quan điểm của đức phật về vấn đề 9 su can thiet cua nghi le phat giao viet nam noi sự cần thiết của nghi lễ phật giáo Đồng Tháp Lễ nhập tháp Ni trưởng giao đinh và tiền lê nguồn gốc lễ phật đản và những nghi nen chang mot quyen nghi thuc tung niem thuan viet nên chăng một quyển nghi thức tụng 17 tia sang noi tai ht thich tri quang chia se ve tuan le phat dan tai La dl 2015 hay diu dang nhu nuoc 乃父之風 7 cách đơn giản để bảo vệ cổ họng cầu siêu có phải là nghi lễ phật giáo 怎么面对自己曾经犯下的错误 y nghia tieng trong trong nghi le phat giao ý nghĩa tiếng trống trong nghi lễ phật hïu chương iv vua a dục và đại thiên 繫i chua phuoc hoi Thu chÃÆ gui