Chúng ta thường đặt câu hỏi là làm thế nào để cho sự thực tập của mình có nhiều hiệu quả hơn, sâu sắc hơn, giúp ích được nhiều người hơn Câu hỏi ấy tuy cần thiết, nhưng có lẽ tự nó cũng chưa được chính xác lắm
Bắt đầu từ nơi đâu?

Chúng ta thường đặt câu hỏi là làm thế nào để cho sự thực tập của mình có nhiều hiệu quả hơn, sâu sắc hơn, giúp ích được nhiều người hơn? Câu hỏi ấy tuy cần thiết, nhưng có lẽ tự nó cũng chưa được chính xác lắm.
Có một thiền sinh viết thư hỏi một vị giáo thọ phụ trách cho một tờ báo Phật học: "Tôi vừa mới được quy y và bắt đầu học Phật, tôi thấy con đường này mênh mông quá. Tôi có một khó khăn là không biết mình nên bắt đầu từ nơi đâu đây? Những giáo lý về vô ngã, sanh diệt, tác ý, nghiệp quả, duyên sinh... cái nào cũng rất là quan trọng và cần thiết. Và tôi cũng được hướng dẫn ngồi thiền. Nhưng ngoài chiếc gối ngồi thiền ra, ta phải bắt đầu ở nơi đâu đây?"

Vị giáo thọ trả lời: "Tôi nghĩ câu cuối bạn viết trong thơ cũng chính là một gợi ý cho câu trả lời ấy: ta phải bắt đầu nơi đâu ngoài chiếc gối ngồi thiền của mình?

Thật ra thì sự thực tập của ta bắt đầu khi mình đứng dậy và bước khỏi chiếc tọa cụ, trở về với cuộc sống hằng ngày. Nơi ấy chắc chắn ta sẽ phải đối diện với những việc gây cho mình sự lo âu, bực dọc, bất an... Chúng làm mờ đi cái thấy của ta, khiến mình không còn khả năng mở rộng con tim ra được nữa. Và ngay ở nơi đó mới là sự tu tập của ta.

Tôi thích câu này của nhà thơ Rumi, "Có một ngàn cách để ta quỳ xuống và hôn mặt đất". Cũng thế, trong một ngày bình thường tôi nghĩ cũng có ngàn việc xảy ra để khiến cho ta lo âu và phiền não. Mà thật ra chính cái ước vọng cao xa của ta về con đường tu học, cũng là một trong những nguyên nhân gây cho mình khổ đau.

Sự thực tập hằng ngày của tôi là ý thức được những gì đã gây cho tôi sự bất an, để rồi bị chúng sai xử, cho dù là nhỏ nhặt đến đâu. Tôi tập nhận diện và thấy rõ được chúng. Tôi thường nói với người khác rằng, 'Sự thực tập của tôi là để tự mình chứng thực được lời hứa về Diệt đế của đức Phật, rằng hạnh phúc là điều mà ta có thể chứng nghiệm được'. Và tôi tin rằng, năng lượng hạnh phúc ấy sẽ nuôi dưỡng cho những hành động kế tiếp của mình."


Là thấy rõ thực tại của mình

Mà thật vậy, dù ta có học bất cứ một giáo lý cao xa nào, hoặc luyện tập theo một pháp môn huyền bí nào, thì rồi cuối cùng đó cũng phải là sự sống của mình. 

Chúng ta rồi cũng phải đặt quyển kinh xuống, đứng dậy khỏi chiếc gối ngồi thiền, để bước về và tiếp xúc với sự sống chung quanh. Và ở nơi đó chắc chắn sẽ có những khó khăn, lo âu và phiền não… chờ đợi ta. Và ta sẽ làm gì với chúng, tiếp xử chúng như thế nào, đó mới chính thật là con đường tu học của mình.

Chúng ta thường đặt câu hỏi là làm thế nào để cho sự thực tập của mình có nhiều hiệu quả hơn, sâu sắc hơn, giúp ích được nhiều người hơn? Câu hỏi ấy tuy cần thiết, nhưng có lẽ tự nó cũng chưa được chính xác lắm. 
Tôi nghĩ ta nên hỏi là làm thế nào để cho sự tu tập của mình được chân thật hơn. Mà sự chân thật ấy phải được trải nghiệm trong mọi hoàn cảnh, qua sự tiếp xử hằng ngày của chúng ta.

Thật ra sự thực tập của ta bắt đầu bất cứ nơi nào và bất cứ nơi đâu. Vì một thực tại chân thật và trong sáng bao giờ cũng đang biểu hiện, ngay bây giờ và ở đây, chứ không phải chỉ có mặt riêng trên chiếc tọa cụ của mình.
 
Nguyễn Duy Nhiên

Về Menu

bắt đầu từ nơi đâu? bat dau tu noi dau tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Nhớ món sắn xào chay tha phà p nghi thức cúng giao thừa 因无所住而生其心 biểu tu bi trong dao phat la gi nặng Một chuyến trở về 彿日 不說 tin tuc phat giao Thanh 提等 biet giÒi 怎么做早课 Tiền HT phÃp 天眼通 意味 bÃn Mẹ 寺院 Vi 梵僧又说 我们五人中 Đạo âm 赞观音文 ภะ lòng tin về tịnh độ 弘一大師名言 lẽ Phương Tây chuộng chữa bệnh bằng ï¾ï½ ト妥 cong duc phong sanh 自悟得度先度人 các khái niệm về linh hồn bo de tam ï¾ å Về tưởng niệm húy nhật lần thứ 28 佛教与佛教中国化 Chạm hanh 人生七苦 般若心経 読み方 区切り ï¾ ï¼ Khóa 사념처