Buổi sáng hôm ấy, đang giữa chừng câu chuyện, Thầy bỗng dừng lại rồi nói: “Quý vị thấy ngôn ngữ có kỳ diệu không? Bây giờ đây Nhất Hạnh đang ngồi trong Thiền viện Vạn Hạnh. Như giọt nước rơi vào giữa chậu nước!”.

Bên bếp hồng của Mẹ

Buổi sáng hôm ấy, đang  giữa chừng câu  chuyện, Thầy bỗng dừng lại rồi nói: “Quý vị thấy ngôn ngữ có kỳ diệu không? Bây giờ đây Nhất Hạnh đang ngồi trong Thiền viện Vạn Hạnh. Như giọt nước rơi vào giữa chậu nước!”.

Thưa Thầy, 40 năm không chỉ giọt nước mà cả chậu nước - hay là biển nước? - cùng mơ giấc mơ đoàn tụ. Chúng tôi, những người đọc Thầy 30 năm trước và vẫn đọc Thầy 30 năm qua, đang đứng chào trên đường về của Thầy đây.

nhuphuong-1.gif

Ngày đó chúng tôi đã lắng nghe Thầy Nói với tuổi hai mươi và cùng Thầy Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện. Thầy là Tâm Quán. Thầy là Nguyễn Lang. Thầy là Trần Thạc Đức. Rồi Thầy hóa thân thành làng B’su Danglu để tác phẩm Đạo Phật ngày mai có thể đi vào cuộc đời.

Ngay khi bước vào cổng tam quan, Thầy đã ngước nhìn lên bầu trời xanh trên mái cao thiền viện và mỉm cười. Trời hôm nay xanh thật là xanh. Và đâu có cái lọng vàng nào như người ta đồn thổi. Mà dẫu có lọng vàng thì cũng không làm sao che được mắt Thầy màu trời xanh như ngọc bích trên đầu kia.

nhuphuong-2.gif

Chúng tôi đã trải qua những phút giây cảm động khi chứng kiến Thầy đảnh lễ trước bàn thờ Phật. Thầy Minh Châu ngồi trên xe lăn bên cạnh Thầy. Và Thầy đã cúi xuống quỳ lạy thật lâu; qua cái lạy của Thầy, thấy 40 năm dồn lại, thấy cả một đời người dồn lại. Chính vào giây phút đó, trong tôi có một ý thức sáng rõ rằng Thầy đang hiện hữu ở đây, lúc này, hiện hữu cùng chúng tôi, hiện hữu với chúng tôi. Chúng ta cùng ở trong một chậu nước, cùng ở trong một biển nước. Như đã từ bao giờ. Và như là mãi mãi.

nhuphuong-3.gif

Cũng trong giây phút ấy, những câu thơ của Thầy bỗng trở về trong tâm trí tôi:

Mười năm vườn xưa xanh tốt

hai mươi năm nắng dọi lều tranh

mẹ tôi gọi tôi về

bên bếp nước rửa chân

hơ tay trên bếp lửa hồng

đợi cơm chiều khi màn đêm

buông xuống.

tôi không bao giờ khôn lớn

kể gì mười năm, hai mươi năm,

ba mươi năm

mới hôm qua đây, tôi thấy bướm

bay từng đàn rộn rã

trong khu vườn cải hoa vàng

mẹ và em còn đó

gió chiều như hơi thở

Mơ gì một mảnh tương lai xa xôi?

Thầy đã chuẩn bị bao nhiêu lâu cho một chuyến trở về? Phải bao nhiêu chuyến trở về trong tâm thức để có một chuyến trở về thực tại? 40 năm, bếp lửa bà mẹ quê nghèo trong thơ Thầy vẫn không thôi soi chiếu tâm tưởng mỗi người chúng tôi:

Tôi biết có những nhà nghèo

nhưng trấu hồng ngún cháy ngày đêm

trong bếp hồng âm ỉ

Tôi sẽ nhớ lời em không

khuấy động bếp lành

một nắm rơm đặt vào

đợi khói tỏa màu xanh,

em nhìn xem: chỉ một hơi thở nhẹ

của hồn tôi

Cũng đủ gọi về lửa đỏ.

nhuphuong-4.gif

Giá như Tết này Thầy về được Phương Bối để sống lại đêm giao thừa đầu tiên ở đó hơn 40 năm trước! Nhưng mà Xuân này, dù không về Phương Bối, Thầy đi đến đâu trên quê mình thì bếp vẫn hồng ánh lửa.

Thầy có vui sướng không?

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG


Về Menu

Bên bếp hồng của Mẹ

雀鸽鸳鸯报是什么报 nhung dieu duc phat canh giac บทสวด Ä Ãªm ä½ æ Chi æ Ký sự Trông người lại ngẫm đến ta 曹村村 ngôi chùa to và nổi tiếng nhất tokyo 天风姤卦九二变 ta mới đủ tin yêu Vì sao thai phụ nên hấp thu đủ axit folic tình yêu chân thật là gì có hay không huá Giữ hoa ทาน trì chính モダン仏壇 仏壇 おしゃれ 飾り方 Dễ dàng làm món khổ qua trộn 仏壇 拝む 言い方 市町村別寺院数 Tức 观世音菩萨普门品 栃木県 寺院数 doi nguoi la quy bau xin dung lang phi 仏壇 専門店 Cân nặng liên quan thế nào đến đau Những Thầy Cô tuyệt vời cho đi và nhận lại Þ 陀羅尼被 大型印花 上座部佛教經典 ï½ bán Tu hành trong mùa Vu lan Sóc Trăng Hòa thượng Dương Dal viên Chá Bà o Sữa có thật sự giúp xương chắc Đôi điều chưa biết về Nhà hàng 阿那律 quan điểm của phật giáo về tính dục những trang phục tuyệt đối không mặc Canh đậu xanh Nhá tan man ngay dau dong Rắn thần Naga trong văn hóa Phật giáo