Không nên tin theo việc thờ cúng thần linh nhằm chữa bệnh để khỏi
Bệnh ÂM có thật không?

Không nên tin theo việc thờ cúng thần linh nhằm chữa bệnh để khỏi “tiền mất, tật mang”.
HỎI: Tôi là người có niềm tin sâu sắc vào Phật pháp. Thời gian gần đây tôi mắc một căn bệnh, tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại rất khó chữa. Trong cơn khốn đốn, tôi đã đi xem bói thì được thầy bói cho biết rằng bệnh của tôi một phần do “dương” và một phần do “âm”. Rằng tôi có căn quả nhưng vì không biết thờ phụng nên bị quấy nhiễu như vậy. Tôi đang phân vân không biết chuyện này có thật không? Nếu thật, có cách nào để hóa giải bệnh nghiệp này không?
(NGUYỄN TÙNG, hprocket1992@gmail.com) Ảnh chỉ mang tính minh họa.

ĐÁP: Bạn Nguyễn Tùng thân mến!

Là một Phật tử tin hiểu Chánh pháp thì cần xác định rằng, những bệnh tật của mình trong hiện tại là kết quả của nghiệp nhân gây nên bệnh trong quá khứ (xa và gần). Và dĩ nhiên, muốn hết bệnh thì phải chuyển hóa nghiệp.

Để chuyển hóa bệnh nghiệp, trước hết nên đi đến các bệnh viện chuyên khoa để khám chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Kế đến, cần tham vấn các nhà chuyên môn để biết những nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ hiện thực đời sống của mình như ăn, ở, công việc, sinh hoạt, vui buồn v.v… nhằm tự điều chỉnh và khắc phục. Ví dụ như hàng ngày uống ít nước quá thì uống thêm, uống nhiều rượu quá thì bớt lại, ăn mặn quá thì lạt bớt, nhiều đường quá thì giảm bớt, thức khuya quá thì nên ngủ sớm hơn v.v…

Đã bệnh thì nên tìm đến bác sĩ, Tây y không bớt thì chuyển sang Đông y, kết hợp với ý thức tự điều chỉnh lối sống có lợi cho sức khỏe thì may ra mới bớt bệnh. Trong trường hợp đã cố gắng chạy chữa bằng nhiều cách nhưng bệnh ít thuyên giảm, người Phật tử nên phát nguyện lễ Phật sám hối nghiệp chướng tiền khiên. Nghiệp nhân chủ yếu ở những đời trước khiến đời này chịu nhiều tật bệnh nan y khó chữa là sát hại chúng sanh, không lo phóng sanh cứu mạng. Do đó, song hành với sám hối nghiệp chướng thì phóng sanh và làm phước là những thiện nghiệp nên làm.

Người Phật tử khi bị bệnh tuyệt không nên tìm đến thầy bói vì thầy bói mà khám bệnh thì chắc chắn chỉ chẩn đoán ra một loại bệnh “âm” mà thôi. Hiện trong dân gian vẫn còn một số người tin theo bệnh “âm” vì nhiều lý do khác nhau. Nói chung bệnh “âm” chỉ tồn tại với những ai tin nó theo lời thầy bói. Theo Phật giáo, tin vào bất cứ thứ gì mà ta không hiểu, không có căn cứ, mù mờ về nó mà vẫn tin đó là mê tín. Do vậy, không nên tin theo việc thờ cúng thần linh nhằm chữa bệnh để khỏi “tiền mất, tật mang”.

Chúc bạn tinh tấn!
Theo Giác Ngộ

Về Menu

bệnh âm có thật không? benh am co that khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

hÓi xin hay co chanh kien ve hoa uu dam liu 5 Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân màu hoa nào cho mùa vu lan xin hãy có chánh kiến về hoa ưu đàm thơm ngát sắc hoa rừng toi Huyền thoại ít biết về đệ tử lu Huyết áp hay thay đổi nguy cơ mất trí nhung suy nghi sau thanh cong cua khoa tu tuoi tam kinh va tinh khong Nhớ món sắn xào chay Đại sư Pháp Trí Tri Lễ 960 1028 vi bac si thay doi quan niem ve thien sau khi yẠn nghe lời phật dạy vài điểm tương đồng và khác biệt tam guong ve long nhan nhuc hiem co 真言宗金毘羅権現法要 tấm gương về lòng nhẫn nhục hiếm có ca nhạc gây quỹ là đúng giới luật hay dung mot minh ra khoi Lòng tốt cây khô héo mới là tốthay xanh tươi Tản mạn mùa hạ tu thien Món chay rằm cuối chua khai tuong phật dạy về 10 hạnh lành 轉識為智 ngài từ lực Lễ giỗ Tam Tổ Huyền Quang tại Trúc coi nguon cua nhung kho dau thien vipassana mot nghe thuat song bồ tát quán thế âm tín ngưỡng cội nguồn của những khổ đau wat chùa trung khánh Đố kỵ con đường dẫn tới bình an 7 canh gioi thanh cong lon nhat trong doi bình tĩnh trước những khen chê của Nam vác lễ nặng trèo núi cao lên chùa thiêng 不可信汝心 汝心不可信 bàn về đạo phật cùng nguyễn công trứ tâm có tĩnh tự khắc lòng sẽ an yên ngẫm lời đức phật dạy la hâ u la về