Không nên tin theo việc thờ cúng thần linh nhằm chữa bệnh để khỏi
Bệnh ÂM có thật không?

Không nên tin theo việc thờ cúng thần linh nhằm chữa bệnh để khỏi “tiền mất, tật mang”.
HỎI: Tôi là người có niềm tin sâu sắc vào Phật pháp. Thời gian gần đây tôi mắc một căn bệnh, tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại rất khó chữa. Trong cơn khốn đốn, tôi đã đi xem bói thì được thầy bói cho biết rằng bệnh của tôi một phần do “dương” và một phần do “âm”. Rằng tôi có căn quả nhưng vì không biết thờ phụng nên bị quấy nhiễu như vậy. Tôi đang phân vân không biết chuyện này có thật không? Nếu thật, có cách nào để hóa giải bệnh nghiệp này không?
(NGUYỄN TÙNG, hprocket1992@gmail.com) Ảnh chỉ mang tính minh họa.

ĐÁP: Bạn Nguyễn Tùng thân mến!

Là một Phật tử tin hiểu Chánh pháp thì cần xác định rằng, những bệnh tật của mình trong hiện tại là kết quả của nghiệp nhân gây nên bệnh trong quá khứ (xa và gần). Và dĩ nhiên, muốn hết bệnh thì phải chuyển hóa nghiệp.

Để chuyển hóa bệnh nghiệp, trước hết nên đi đến các bệnh viện chuyên khoa để khám chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Kế đến, cần tham vấn các nhà chuyên môn để biết những nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ hiện thực đời sống của mình như ăn, ở, công việc, sinh hoạt, vui buồn v.v… nhằm tự điều chỉnh và khắc phục. Ví dụ như hàng ngày uống ít nước quá thì uống thêm, uống nhiều rượu quá thì bớt lại, ăn mặn quá thì lạt bớt, nhiều đường quá thì giảm bớt, thức khuya quá thì nên ngủ sớm hơn v.v…

Đã bệnh thì nên tìm đến bác sĩ, Tây y không bớt thì chuyển sang Đông y, kết hợp với ý thức tự điều chỉnh lối sống có lợi cho sức khỏe thì may ra mới bớt bệnh. Trong trường hợp đã cố gắng chạy chữa bằng nhiều cách nhưng bệnh ít thuyên giảm, người Phật tử nên phát nguyện lễ Phật sám hối nghiệp chướng tiền khiên. Nghiệp nhân chủ yếu ở những đời trước khiến đời này chịu nhiều tật bệnh nan y khó chữa là sát hại chúng sanh, không lo phóng sanh cứu mạng. Do đó, song hành với sám hối nghiệp chướng thì phóng sanh và làm phước là những thiện nghiệp nên làm.

Người Phật tử khi bị bệnh tuyệt không nên tìm đến thầy bói vì thầy bói mà khám bệnh thì chắc chắn chỉ chẩn đoán ra một loại bệnh “âm” mà thôi. Hiện trong dân gian vẫn còn một số người tin theo bệnh “âm” vì nhiều lý do khác nhau. Nói chung bệnh “âm” chỉ tồn tại với những ai tin nó theo lời thầy bói. Theo Phật giáo, tin vào bất cứ thứ gì mà ta không hiểu, không có căn cứ, mù mờ về nó mà vẫn tin đó là mê tín. Do vậy, không nên tin theo việc thờ cúng thần linh nhằm chữa bệnh để khỏi “tiền mất, tật mang”.

Chúc bạn tinh tấn!
Theo Giác Ngộ

Về Menu

bệnh âm có thật không? benh am co that khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Tự Thận Các món ăn chay từ mít vi là đức phật nói về tiềm năng của con Gene chi bằng thay đổi chính mình Cổ mười chuẩn mực đạo đức cơ bản nguoi tre han hoan trong dam cuoi tram mac noi cua người trẻ hân hoan trong đám cưới 18 tổ già da xá đa gayasata д гі cung suy ngam ve 10 cau danh ngon cua gia cat những điều trẻ cần được dạy từ thang nam lam dieu y nghia sam hoi trong kinh dien phat giao nguyen con duong phat trien tam linh cham voi chinh minh chương xii về trí bân và giải hàn chậm với chính mình duc lat ma ole nydahl va con duong hoang duong ý nghĩa sám hối trong kinh điển phật 白骨观 危险性 Tản mạn bánh ngọt ngày xuân 五痛五燒意思 願力的故事 佛教中华文化 住相 học cách đổ ra những thứ dơ bẩn trong món tung kinh dien tu bat kinh hay khong xuẠt gia tụng kinh điện tử bất kính hay không 水天需 TT Huế Lễ húy nhật Tổ khai sơn tổ Nhà kinh dien phat giao va su truyen ba cua chanh phap Sơ lược tiểu sử Ni trưởng Thích Quảng ngữ của Hòa Thượng La Hánh Quế kinh điển phật giáo và sự truyền bá i tan cung cua su don gian chinh la tri tue Hương trà mùa xuân căn mạng đời người hãy thương người mình chưa thương tâm thức suy tư liên tục Vài chương iii nguyên thỉ phật giáo và tam