Có bệnh nhân khi tới phòng mạch khám cứ nằng nặc yêu cầu bác sĩ cho truyền nước biển...

Bệnh “khoái dùng thuốc”

Nhiều phòng khám mọc lên, song song với mục đích khám chữa bệnh là phải thu về lợi nhuận. Do đó không ít bác sĩ vì lợi nhuận và hoa hồng mà cố cho bệnh nhân làm thật nhiều xét nghiệm, kê thật nhiều loại thuốc không cần thiết.

khoai dung thuoc.jpg
Uống thuốc chỉ hiệu quả khi dùng đúng chỉ định.
Trong ảnh: khách mua thuốc tại một nhà thuốc ở TP.HCM (ảnh có tính minh họa) - Ảnh: T.T.D

Nước biển “vàng”

Nếu chỉ khám bệnh đơn thuần thì tiền công chỉ vài chục ngàn đồng, do đó người bệnh sẽ được tư vấn làm thêm một số xét nghiệm, khi kê đơn thì cho nhiều loại thuốc, đôi khi không thật sự cần thiết như các loại thuốc bổ, hay cho trùng lặp hai thứ thuốc...

Có như vậy phòng khám mới tăng thêm thu nhập để trả tiền công bác sĩ. Khổ nỗi tâm lý người dân một phần do thiếu hiểu biết nên cứ hễ thấy bác sĩ cho càng nhiều loại thuốc thì càng cho là bác sĩ hay.

Có bệnh nhân khi tới phòng mạch khám cứ nằng nặc yêu cầu bác sĩ cho truyền nước biển, họ quan niệm có truyền nước biển mới khỏe, hay bệnh đụng một tí lại muốn bác sĩ chích thuốc, có như vậy mới mau hết bệnh...

Họ đâu hiểu nước biển chỉ thật sự có lợi cho những bệnh nhân thiếu dịch do ăn uống không được, mất nước do tiêu chảy, ói mửa... và nước biển cũng có nhiều loại như dung dịch đường, lactated ringer’s, đạm, mỡ... nhưng nói chung khi truyền dung dịch cũng cần phải đúng chỉ định.

Nếu bệnh nhân suy tim, suy thận khi truyền vào nhiều có nguy cơ quá tải dịch dễ dẫn đến phù phổi cấp, chưa kể khi truyền sẽ có nguy cơ nhiễm trùng nếu các phòng mạch tư không đảm bảo vấn đề vô trùng hay sốc phản vệ do đưa vào cơ thể những phân tử lạ hay sốt do tiêm, truyền...

Sự không hiểu biết của bệnh nhân lại là mảnh đất cho một số bác sĩ (trong đó có ở vùng sâu, nông thôn) kiếm tiền. Thường bác sĩ sẽ cho truyền một chai nước muối 0,9%, hay glucose 5% pha thêm một ít thuốc bổ như vitamin như becozym làm cho dung dịch có màu vàng, họ nói rằng đây là nước biển vàng để thu bệnh nhân vài trăm ngàn đồng là chuyện dễ dàng. 

Ngoài ra, khi chích kháng sinh tại phòng mạch nếu xảy ra sốc phản vệ mà không có đủ thuốc và phương tiện cấp cứu, bác sĩ không có kinh nghiệm xử trí thì người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.

Lạm dụng thuốc bổ thành độc

Hay như vào mùa lạnh trẻ rất dễ bị nhiễm siêu vi đường hô hấp trên sẽ có triệu chứng hắt hơi, ho, chảy nước mũi... Những trẻ này chỉ cần vệ sinh đường hô hấp trên, mặc ấm, cho các thuốc tăng cường sức đề kháng chứ không cần sử dụng kháng sinh bởi vì kháng sinh không diệt được virút. Nhưng khi người nhà đưa trẻ đi khám, không ít bác sĩ sẵn sàng cho trẻ sử dụng kháng sinh.

Hệ quả là tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh ngày càng tăng, có những loại vi khuẩn đa kháng thuốc hầu như không còn kháng sinh nào có thể diệt được, nếu có thì phải phối hợp nhiều loại kháng sinh gây ra sự tốn kém nặng nề về kinh tế.

Nói chung thuốc chỉ tốt khi cho đúng chỉ định, còn nếu lạm dụng thì thuốc bổ cũng sẽ trở thành chất độc. Chẳng hạn như vitamin A nếu dùng đúng liều sẽ tốt cho mắt, nhưng dùng quá liều sẽ có nguy cơ gây tăng áp lực nội sọ.

Bộ Y tế đang đề ra các chương trình quản lý kháng sinh nhằm hạn chế việc đề kháng kháng sinh như cho thuốc theo phác đồ, dùng kháng sinh dự phòng trong các phẫu thuật sạch... Điều này cần sự đồng bộ từ nhiều phía, trong đó có việc hạn chế bán kháng sinh bừa bãi ở các nhà thuốc. Song song đó người dân cần trang bị cho mình những kiến thức phổ thông để tránh tiền mất tật mang.

BS Lưu Kính Khương

Nên đo đếm bệnh “khoái dùng thuốc”

Ngày 28-3, phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế Trần Quý Tường cho biết đúng là có tâm lý ”thích dùng thuốc” ở bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân vào viện được kê thuốc, tiêm, truyền dịch... thì cảm thấy yên tâm, nếu bệnh nhẹ không cần tiêm, truyền mà thầy thuốc chỉ yêu cầu nằm viện theo dõi còn đi khiếu nại: “Đi bệnh viện chả có thuốc gì, thà ở nhà còn hơn”.

Ở phương diện thầy thuốc, một chuyên gia của ngành y tế nói tâm lý kê nhiều thuốc/đơn, kê thuốc kiểu bao vây của bác sĩ là từ việc chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện quá yếu kém. Theo chuyên gia này, tại Singapore bệnh nhân sau phẫu thuật chỉ cần dùng một loại kháng sinh, nhưng VN thì phải kê 2-3 loại.

Tăng số lượng kháng sinh đã dẫn đến tăng đề kháng kháng sinh và gia tăng những vi khuẩn đề kháng với kháng sinh ở bệnh nhân VN. Tại miền Bắc hiện có đơn vị phẫu thuật tim mạch Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) thực hiện phẫu thuật giảm thiểu kháng sinh, mỗi bệnh nhân chỉ cần dự phòng 4g kháng sinh sau phẫu thuật, hình thức này giúp giảm mạnh chi phí điều trị sau mổ cho bệnh nhân (bên cạnh hiệu quả giảm đề kháng kháng sinh).

Tuy nhiên, muốn thực hiện phẫu thuật ít kháng sinh thì khâu kiểm soát nhiễm khuẩn từ không khí phòng mổ, phòng bệnh, đồ vải, thiết bị vệ sinh, đồ dùng buồng bệnh đều phải đảm bảo, mà thực tế mới có rất ít khoa phòng bệnh viện đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn.

Theo ông Trương Quốc Cường - cục trưởng Cục Quản lý dược, tăng trưởng ngành dược tại VN những năm qua là 16-20%, tương đương với mức tăng trưởng tại các nước đang phát triển. Ông Cường cho rằng kinh tế phát triển nên nhu cầu thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng lên, nhưng cũng đúng là có một tỉ lệ nhất định bệnh nhân tự điều trị, tự mua thuốc chữa bệnh hoặc bác sĩ kê nhiều thuốc/đơn, nhưng hiện chưa có thống kê có ý nghĩa khoa học về tỉ lệ này. “Rất nên có những nghiên cứu như vậy” - ông Cường đề xuất.

L.Anh

Theo Tuổi Trẻ


Về Menu

Bệnh “khoái dùng thuốc”

Việt æ 寺院 5 điều nên tránh để có thị lực tốt 根本顶定 因无所住而生其心 พ ทธโธ ธรรมโม 能令增长大悲心故出自哪里 tâm thành của phật tử trong lễ vu lan モダン仏壇 ç 佛教名词 借香问讯 是 八吉祥 住相 念空王啸 Vì sao bạn mất ngủ về đêm Ï ai quyet dinh cuoc doi ban Du xuân Uống trà xanh có thể giảm tác dụng Tròn đầy hạt lứt 南懷瑾 仏壇 拝む 言い方 唐朝的慧能大师 hòa thượng thích thanh từ giảng giải 横浜 公園墓地 寺院 募捐 飞来寺 淨界法師書籍 ペット僧侶派遣 仙台 加持是什么意思 萬分感謝師父 阿彌陀佛 pho Ä Æ 佛陀会有情绪波动吗 饒益眾生 お墓 更地 thế 华严经解读 โภชปร ตร そうとうぜん phong tục độc đáo ngày lễ vu lan ở 雷坤卦 ペット葬儀 おしゃれ 陧盤 一息十念 人生七苦 五痛五燒意思 怎么面对自己曾经犯下的错误