GNO - Không nên ăn trái cây quá chín. Trái cây chín có chỉ số đường cao, sẽ làm tăng đường huyết nhanh...

Bệnh nhân tiểu đường có phải kiêng trái cây?

GNO - Một số người cho rằng khi mắc bệnh tiểu đường thì không được phép ăn trái cây, nhất là các loại trái cây có vị ngọt. Tuy nhiên, đây là nhận định chưa đúng, người bị tiểu đường vẫn có thể ăn trái cây và trái cây cũng được xem là một phần của chế độ ăn khỏe mạnh.

Dù vậy, trái cây vẫn là một loại carbohydrate nên sẽ ảnh hưởng đến đường huyết; do đó không thể ăn trái cây với số lượng tùy thích khi mắc tiểu đường.

nho.jpg
Nho - là một trong những loại trái cây cần tránh và hạn chế
về số lượng đối với bệnh nhân tiểu đường vì có chỉ số đường cao

Một số loại trái cây có khả năng làm tăng đường huyết nhanh hơn một số khác và cách cơ thể mỗi người phản ứng lại với thực phẩm cũng khác nhau. Một số người phù hợp với táo, nhưng số khác thì đường huyết tăng nhanh khi ăn loại quả này. Tốt nhất là nên kiểm tra đường huyết trước và sau khi ăn trái cây, để biết xem trái cây nào là tốt nhất đối với mình.

Cách khác nữa là xem mình ăn trái cây trong tình huống nào. Khi ăn trái cây rồi thì không nên dùng thêm nước ép trái cây, để tránh đường huyết tăng lên. Mỗi ngày chỉ nên ăn trái cây không quá 2-3 khẩu phần, mỗi khẩu phần trái cây chứa khoảng 15g carbohydrate. Nên xem xét hàm lượng protein từ thực phẩm khi kết hợp ăn trái cây.

Không nên ăn trái cây quá chín. Trái cây chín có chỉ số đường cao, sẽ làm tăng đường huyết nhanh hơn.

Một số loại trái cây có chỉ số đường cao cần tránh và hạn chế về số lượng khi hấp thụ đối với bệnh nhân tiểu đường, như:

1 - Nho

Một quả nho nhỏ chứa khoảng 1g carbohydrate, 15 quả nho tương đương 1 khẩu phần trái cây. Và thường chúng ta có xu hướng ăn nhiều hơn 15 quả. Theo ước tính, 1 cốc dâu tây tương đương lượng carbohydrate trong 15 quả nho.

2 - Anh đào (cherries)

Ăn nhiều anh đào sẽ làm đường huyết tăng cao rất nhanh. Cũng như nho, 1 trái anh đào chứa 1g carbohydrate. Nên hãy chú ý số lượng quả anh đào khi ăn.

3 - Trái thơm (khóm, dứa)

Trái thơm tươi ngon và ngọt nên khi chín có hàm lượng đường rất cao. Tùy vào lát cắt dày hay mỏng, to hay nhỏ mà hàm lượng đường sẽ khác nhau khi hấp thụ. Vì vậy, chỉ nên ăn nửa cốc thơm mà thôi.

4 - Chuối

Một quả chuối vừa vừa chứa lượng carbohydrate tương đương với 2 khẩu phần trái cây khác. Vì vậy, mỗi lần chỉ nên ăn nửa quả chuối.

5 - Trái cây sấy khô

Nhiều loại trái cây sấy khô thường được bọc trong sữa chua, sô-cô-la nên sẽ chứa nhiều carbohydrate dù với lượng dùng ít. Nếu có ăn trái cây sấy khô thì phải giảm bớt các thực phẩm có đường khác trong chế độ ăn.

Trần Trọng Hiếu
(Theo AboutHealth)


Về Menu

Bệnh nhân tiểu đường có phải kiêng trái cây?

người có công phục hưng tông tịnh độ 4 cách tránh hôi miệng khi phải di 四念处的修行方法 Axit folic giúp ngăn ngừa bệnh tự kỷ Thân tâm an lạc hoàn cảnh an lạc câu chuyện người mù sờ Ăn một lượng nhỏ sô cô la mỗi ngày đứng Đường Thiền lối cũ Bí quyết nấu chè đỗ đen thật nhừ luật nhân quả hay nghiệp quả báo ứng Các loại rau củ giúp tăng cường và Cây rau tía tô trị cảm cúm Cơm chay ngày Rằm Cơm tấm bì chay Ca cao tốt cho bệnh nhân mắc bệnh Cao huyết áp ít nhiều người chưa Hạn chế và khắc phục chứng ngáy khi Chánh niệm có lợi cho cả thân và Phát Chùa Phú Hòa tặng cơm chay mỗi tháng 2 ta chon luong thienkhong phai la vi ta mem yeu Chanh một loại thuốc quý Chiếc bóng Gia Lai Tưởng niệm Trưởng lão Giác đến Hàng rong trên phố Ăn rau quả tươi cũng giúp ích cho tinh Hương cốm ngày xuân nu Hương xuân thoang thoảng Hấp thu quá ít muối cũng gây hại cho Khổ qua có nhiều công dụng tốt cho Kinh sám hối Lại bàn về danh hiệu Bồ tát Quan nghi lễ Lại thấy nôn nao hình bóng quê Lễ húy kỵ lần thứ 258 Tuệ Bích Phổ Lễ húy nhật lần thứ 16 cố Đại lão Lợi ích của Thiền Vipassana cho bản Món ăn giúp ngon giấc Một nữ tu đất cố đô Ngàn năm giọt nước có buồn không Ngủ dưới đèn làm khối u ung thư vú chua buu phuoc Nghĩ về vấn đề pháp hành của Phật Nguy hại của mất ngủ Nhóm máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch Ăn chay làm giảm lượng phát thải khí