GNO - Không nên ăn trái cây quá chín. Trái cây chín có chỉ số đường cao, sẽ làm tăng đường huyết nhanh...

Bệnh nhân tiểu đường có phải kiêng trái cây?

GNO - Một số người cho rằng khi mắc bệnh tiểu đường thì không được phép ăn trái cây, nhất là các loại trái cây có vị ngọt. Tuy nhiên, đây là nhận định chưa đúng, người bị tiểu đường vẫn có thể ăn trái cây và trái cây cũng được xem là một phần của chế độ ăn khỏe mạnh.

Dù vậy, trái cây vẫn là một loại carbohydrate nên sẽ ảnh hưởng đến đường huyết; do đó không thể ăn trái cây với số lượng tùy thích khi mắc tiểu đường.

nho.jpg
Nho - là một trong những loại trái cây cần tránh và hạn chế
về số lượng đối với bệnh nhân tiểu đường vì có chỉ số đường cao

Một số loại trái cây có khả năng làm tăng đường huyết nhanh hơn một số khác và cách cơ thể mỗi người phản ứng lại với thực phẩm cũng khác nhau. Một số người phù hợp với táo, nhưng số khác thì đường huyết tăng nhanh khi ăn loại quả này. Tốt nhất là nên kiểm tra đường huyết trước và sau khi ăn trái cây, để biết xem trái cây nào là tốt nhất đối với mình.

Cách khác nữa là xem mình ăn trái cây trong tình huống nào. Khi ăn trái cây rồi thì không nên dùng thêm nước ép trái cây, để tránh đường huyết tăng lên. Mỗi ngày chỉ nên ăn trái cây không quá 2-3 khẩu phần, mỗi khẩu phần trái cây chứa khoảng 15g carbohydrate. Nên xem xét hàm lượng protein từ thực phẩm khi kết hợp ăn trái cây.

Không nên ăn trái cây quá chín. Trái cây chín có chỉ số đường cao, sẽ làm tăng đường huyết nhanh hơn.

Một số loại trái cây có chỉ số đường cao cần tránh và hạn chế về số lượng khi hấp thụ đối với bệnh nhân tiểu đường, như:

1 - Nho

Một quả nho nhỏ chứa khoảng 1g carbohydrate, 15 quả nho tương đương 1 khẩu phần trái cây. Và thường chúng ta có xu hướng ăn nhiều hơn 15 quả. Theo ước tính, 1 cốc dâu tây tương đương lượng carbohydrate trong 15 quả nho.

2 - Anh đào (cherries)

Ăn nhiều anh đào sẽ làm đường huyết tăng cao rất nhanh. Cũng như nho, 1 trái anh đào chứa 1g carbohydrate. Nên hãy chú ý số lượng quả anh đào khi ăn.

3 - Trái thơm (khóm, dứa)

Trái thơm tươi ngon và ngọt nên khi chín có hàm lượng đường rất cao. Tùy vào lát cắt dày hay mỏng, to hay nhỏ mà hàm lượng đường sẽ khác nhau khi hấp thụ. Vì vậy, chỉ nên ăn nửa cốc thơm mà thôi.

4 - Chuối

Một quả chuối vừa vừa chứa lượng carbohydrate tương đương với 2 khẩu phần trái cây khác. Vì vậy, mỗi lần chỉ nên ăn nửa quả chuối.

5 - Trái cây sấy khô

Nhiều loại trái cây sấy khô thường được bọc trong sữa chua, sô-cô-la nên sẽ chứa nhiều carbohydrate dù với lượng dùng ít. Nếu có ăn trái cây sấy khô thì phải giảm bớt các thực phẩm có đường khác trong chế độ ăn.

Trần Trọng Hiếu
(Theo AboutHealth)


Về Menu

Bệnh nhân tiểu đường có phải kiêng trái cây?

thien tong tu lang gia den kim cang Tha thứ giúp sống vui sống khỏe pháp chữ không Khói hương có thể gây ảnh hưởng inh nam Điều vi sao phat tu it tham gia hien tang va xac Đổ xô ăn chay trong mùa Vu lan 曹洞宗 歌 Đau tim thầm lặng nguy cơ tử Lợi ích tuyệt vời từ việc ngủ hoạ phước dưới góc nhìn của phật Đậu nành thực phẩm chay tốt cho sức ai đang dẫn ta đi lang thang công đức và phước đức Ăn chay cho da khỏe đẹp con duong di den thanh tuu chanh kien Tùy bút Hoàng Hải Lâm Đất giáo con người vĩ đại nhin lai mot kiep nguoi Ngọn lửa luat Lá thư Xuân Lược 5 kỹ năng sống có lợi cho sức tổng quan về quán đỉnh phần 2 bánh đúc chấm tương bần im lang mot nghe thuat song Vài nét về Thiền Vipassana tại Việt Nam Nhà hàng Việt Chay Vĩnh Nghiêm mừng Bắt đầu từ tâm trạng khỏe 19 giup do sau khi chet phan 1 05 đưa tâm về nhà phần 1 Mối liên hệ giữa thầy Ăn chay sành điệu Mối liên hệ giữa thầy Bo bo Phương thuốc kỳ diệu khói Bắt đầu từ tâm trạng khỏe ý nghĩa Giáo đoàn VI tưởng niệm Tổ sư Minh 66 cau thien ngu trong kinh dien chuong v phat giao duoi 3 trieu dai chu hã æ Lòng từ của cha mẹ chương vi giáo nghĩa của đại chúng bộ Nam Định Tưởng niệm Đại lão Mùa sen nở vao